Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những người ở lại cho Điện Biên Phủ nở hoa

Hương Chi - 10:18, 06/05/2020

66 năm trước, trên chiến trường Ðiện Biên Phủ, hàng nghìn chiến sĩ, bộ đội đã xông vào các trận đánh mà chẳng sợ hiểm nguy. Khi buông tay súng những người lính ấy lại tình nguyện ở lại Điện Biên, đóng góp công sức, trí tuệ hàn gắn viết thương chiến tranh, xây dựng Điện Biên phát triển. Trong họ luôn vẹn nguyên niềm tin người lính, nhắc nhở “phải sống sao cho xứng với sự hy sinh của đồng đội”…

Cựu chiến binh Phạm Bá Miều (người đội mũ) trong chuyến thăm di tích đồi A1
Cựu chiến binh Phạm Bá Miều (người đội mũ) trong chuyến thăm di tích đồi A1

Những ngày đầu tháng 5 lịch sử, chúng tôi tìm về ngôi nhà ở tổ 16, phường Tân Thanh, TP. Điện Biên Phủ (Điện Biên), nơi ông Phạm Bá Miều - chiến sĩ Điện Biên năm xưa đang vui hưởng tuổi già sau khi cống hiến phần lớn cuộc đời mình cho cách mạng. Người cựu chiến binh (CCB) năm nay đã bước qua tuổi 90, mắt đã mờ, chân đã yếu nhưng ký ức hào hùng về trận đánh đồi A1 vẫn vẹn nguyên trong tâm trí ông. 

Kể lại diễn biến 4 cuộc tiến công vào đồi A1, bắt đầu từ ngày 30/3/1954 và kết thúc vào 4 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, ông Phạm Bá Miều - nhiều lần ngưng chuyện. “Chiến dịch Ðiện Biên Phủ thắng lợi nhưng rất nhiều đồng đội của tôi mãi nằm lại nơi này!”. Nói chưa hết lời người CCB già bật khóc. Những giọt nước mắt nhớ thương đồng đội đè nén tâm can trong mỗi lần kể chuyện.

4 năm sau ngày giải phóng Ðiện Biên Phủ, theo Quyết định của Bộ Tổng Tham mưu, Sư đoàn 316 được lệnh trở lại Ðiện Biên nhận nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Với khẩu hiệu “Lấy Tây Bắc làm quê hương, lấy Nông trường làm gia đình”, hầu hết cán bộ, chiến sĩ đã về quê đưa vợ, con lên xây dựng Nông trường. Với tất cả lòng nhiệt huyết và trách nhiệm của người lính Cụ Hồ, các chiến sĩ Ðiện Biên năm xưa tiếp tục bước vào “trận chiến” mới, trận chiến “xóa đói nghèo” trên nền chiến trường mà họ từng chiến đấu kiên trung.

Nhắc lại “trận chiến” mới kéo dài 21 năm ở huyện nghèo biên giới Mường Tè (tỉnh Lai Châu cũ), với vô vàn gian nan, thử thách, ông Miều nhớ nhất là quãng thời gian 5 năm (1958 - 1963) trực tiếp phụ trách xã Hua Bum. Ông Miều kể: Ðịa bàn lạ, tiếng mình bà con không biết mà tiếng bà con thì mình cũng không hiểu. Cảm nhận khó khăn, thiệt thòi của đồng bào DTTS; quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, mỗi ngày chúng tôi đều lên lịch đến từng nhà gặp gỡ bà con. Ban đầu là làm quen, sau thì tiếp xúc bằng việc làm, dần dà đồng bào quen với cán bộ người Kinh, họ cho cán bộ ở cùng và làm theo cách làm của cán bộ. Cán bộ nhiệt tình, động viên người dân đã học hỏi cách cấy lúa, nuôi thêm vịt, gà cải thiện bữa ăn. Cùng với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ bằng những chính sách xóa đói giảm nghèo nên đời sống đồng bào dân tộc ở Hua Bum dần khấm khá hơn.

Với ông Lê Đăng Điệng - chiến sĩ Điện Biên thuộc Trung đoàn 176, Sư đoàn 316, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Nông trường quốc doanh Điện Biên năm nay do tuổi cao, không đi lại được nữa nhưng ông vẫn cẩn thận giữ cuốn sổ vàng truyền thống ghi lại những dấu mốc quan trọng của Nông trường Quân đội Điện Biên, sau này là Nông trường quốc doanh Điện Biên như một kỷ vật quý. Lật mở những trang sổ vàng truyền thống ông Điệng cho biết: “Nhiệm vụ của Trung đoàn khi ấy là thu dọn chiến trường, rà phá bom mìn, phát triển kinh tế; xây dựng căn cứ địa Tây Bắc để cùng cả miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Ngay sau 1 tháng trở lại chiến trường Điện Biên Phủ, giữa bộn bề gian nan và thử thách trên mặt trận mới, tháng 4/1958 Trung đoàn 176, Sư đoàn 316 nhận được thư động viên của Bác Hồ. Những người lính tạm gác lại nỗi niềm riêng để bước vào cuộc chiến đấu mới. Cuộc chiến sử dụng “vũ khí” là những chiếc cày, chiếc cuốc để cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, làm sống lại mảnh đất Điện Biên Phủ từng thấm bao máu của đồng đội mình. 

Ông Điệng nhớ lại: “Ngày trở lại chiến trường Điện Biên Phủ là một bãi hoang vu, cây cối um tùm, ngổn ngang bom đạn, hầm hào, dây thép gai… Chúng tôi bắt tay phục hoang đất phải đi từng bước theo sát chân bộ đội công binh dò phá bom mìn. Vừa sản xuất, vừa khắc phục hạn hán… Những người lính chúng tôi lại tiếp tục đổ thêm nhiều mồ hôi, nước mắt và cả xương máu. Nhiều người mang thương tật vĩnh viễn để hồi sinh những mùa vàng trên cánh đồng Mường Thanh. 

Hôm nay, Điện Biên Phủ đã khoác lên mình tấm áo mới. Chứng kiến sự đổi thay của chiến trường xưa, những CCB như ông Phạm Bá Miều không khỏi xúc động và rưng rưng niềm thương nhớ đồng đội. Ông cho biết, cứ mỗi dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ông lại lên Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1, thăm những đồng đội của mình. Đứng trước anh linh của đồng đội, những người đã hy sinh xương máu của mình cho Tổ quốc, người CCB này thường kể cho các anh nghe về những đổi thay của mảnh đất Điện Biên Phủ. 

“Tôi cũng nói với các đồng đội của mình rằng, các anh hãy yên nghỉ, chúng tôi những người may mắn được ở lại, cùng với các thế hệ hôm nay vẫn đang nỗ lực không ngừng đóng góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, CCB Phạm Bá Miều chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Người dân hào hứng sắm xe máy VinFast trong ngày hội “đổi xăng lấy điện” tại TP.HCM

Người dân hào hứng sắm xe máy VinFast trong ngày hội “đổi xăng lấy điện” tại TP.HCM

Xã hội - PV - 15:19, 16/06/2025
Với mức giá ưu đãi và nhiều quà tặng hấp dẫn, nhiều khách hàng đã xuống tiền sắm xe máy VinFast ngay tại sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” đang diễn ra tại TP.HCM.
Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Tin tức - Minh Nhật - 09:21, 16/06/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Trần Đình Quang - 09:13, 16/06/2025
Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 09:11, 16/06/2025
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Xã hội - Hòa Bình - 09:10, 16/06/2025
Không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ hè là lúc để các em học sinh khám phá thêm nhiều điều mới lạ, trau rồi thêm các kỹ năng sống. Vì vậy, các cấp, ngành tỉnh Gia Lai tích cực triển khai nhiều chương trình thiết thực, với quyết tâm mang đến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn, vùng DTTS có môi trường sống an toàn, lành mạnh và công bằng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Mỹ Dung - 09:08, 16/06/2025
Phong trào “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh triển khai đã góp phần làm đẹp cảnh quan chùa, lan tỏa lối sống từ bi, bác ái và xây dựng nếp sống văn minh. Từ chốn thiền môn, Phật giáo đang đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình dựng xây quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.
Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Giáo dục - Minh Nhật - 09:03, 16/06/2025
Hàng loạt địa phương trên cả nước đã công bố điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Đây là kỳ thi quan trọng, đánh dấu năm đầu tiên tuyển sinh theo Chương trình GDPT 2018.
Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 09:02, 16/06/2025
Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phóng sự - Thanh Hải - 08:54, 16/06/2025
Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Ngày hội an cư của người Đan Lai

Ngày hội an cư của người Đan Lai

Phóng sự - An Yên - 08:47, 16/06/2025
Tảng sáng, khi tiếng gà rừng eo óc gáy, thì bản làng người Đan Lai giữa đại ngàn Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) đã rộn rã tiếng nói cười. Chỗ này hối hả chuyển đồ; chỗ kia hì hục dỡ mái, khiêng cột… Trong bao niềm khấp khởi ấy, ước nguyện về những mái ấm an cư đang dần thành hiện thực.