Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhịp cầu nhân ái

Cô thủ thư và "Nồi cháo yêu thương"

PV - 17:36, 04/10/2021

Hơn 1 năm nay, đều đặn vào sáng thứ Hai hằng tuần, cô Hà Thị Thanh Việt, thủ thư Trường Tiểu học Hà Ra số 1, xã Hà Ra, huyện Mang Yang (Gia Lai) lại mang “nồi cháo yêu thương” đến với các em học sinh tiểu học trên địa bàn xã. Những bát cháo không chỉ giúp làm ấm bụng, mà còn “níu chân” các em đến trường.

Để đem cháo lên cho học sinh Trường Tiểu học Hà Ra số 2, điểm trường làng Đê Kôn (xã Hà Ra, huyện Mang Yang), chị Hà Thị Thanh Việt phải vượt qua chặng đường đèo đầy hiểm trở
Để đem cháo lên cho học sinh Trường Tiểu học Hà Ra số 2, điểm trường làng Đê Kôn (xã Hà Ra, huyện Mang Yang), chị Hà Thị Thanh Việt phải vượt qua chặng đường đèo đầy hiểm trở

Đưa cháo lên đỉnh Đê Kôn

Lúc đầu, chị Việt từ chối hẹn gặp, vì cho rằng việc mình làm rất nhỏ, chỉ là cầu nối gắn kết các Mạnh thường quân với học trò nghèo. Sau chị mới đồng ý, với mong muốn lan tỏa việc làm tử tế đến với nhiều người.

Nồi cháo yêu thương” gần đây nhất được chị Việt thực hiện vào ngày 27/9, đem cháo đến cho học sinh Trường Tiểu học Hà Ra số 2 điểm trường làng Đê Kôn. Đây là lần thứ 2, “nồi cháo yêu thương” của cô thủ thư đến với điểm trường này. Gặp nhau dưới chân đèo Đê Kôn vào lúc 5 giờ 30 phút, trên chiếc xe Wave cà tàng, thùng cháo được chị Việt chằng buộc kỹ càng phía sau yên xe, phía trước treo chén, muỗng. “Mấy ngày trước, trời mưa tầm tã nên đường đi bị sụt lún, lở lói, trơn trượt. Mình đã hẹn với cô giáo và các em hôm nay sẽ mang cháo lên. Đường có xấu mấy cũng phải cố gắng đi, chứ các em chờ đợi, thương lắm”, chị Việt bộc bạch.

Chặng đường dài khoảng 2 km, nhưng hàng loạt con dốc dựng đứng, trơn trượt, gập ghềnh, có những đoạn sụt lún, rất khó đi. Người cầm lái lúc phải vặn ga hết cỡ, lúc lại phanh gấp dúi dụi. Sợ nồi cháo bị đổ, tôi và chị Việt phải đẩy xe qua một số đoạn đường xấu, sau đó mới tiếp tục hành trình.

Mất khoảng 2 giờ đồng hồ, chúng tôi mới lên đến điểm trường làng Đê Kôn. 28 học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 được cô giáo chủ nhiệm dẫn ra xếp hàng ở sân. Dậy từ sáng sớm, vượt đèo vất vả nhưng chị Việt không tỏ ra mệt mỏi mà luôn vui vẻ. Rửa tay sạch sẽ, chị Việt cẩn thận nhấc thùng cháo xuống chiếc bàn đã kê sẵn rồi múc từng chén cháo còn ấm nóng cho các em, kèm theo lời dặn: “Ăn xong chén này, nếu còn đói, các con nói cô múc cháo thêm nhé”.

Một vài em lúc đầu còn e dè khi thấy người lạ. Nhưng vì đói bụng, sau khi nhận cháo, các em vội tìm chỗ ngồi và cắm cúi ăn ngon lành. Ăn xong, các em trật tự đem chén ra phía sau để nhờ cô rửa giúp. Em Men (lớp 4) cho biết: “Cháo của cô Việt nấu ngon lắm ạ. Em ước ngày nào cũng được ăn cháo ngon như thế này”.

Thấy nhà trường phát cháo cho học sinh, anh Yem đem con gái 2 tuổi đến ăn cháo cùng anh chị
Thấy nhà trường phát cháo cho học sinh, anh Yem đem con gái 2 tuổi đến ăn cháo cùng anh chị

Thấy nhà trường phát cháo cho học sinh, anh Yem bế đứa con gái 2 tuổi đến xin cô giáo chén cháo dinh dưỡng. Anh chia sẻ: “Bà con mình đều nghèo, cũng không biết cách nấu cháo dinh dưỡng. Mong cô giáo thường xuyên phát cháo cho các em và hướng dẫn thêm để bà con biết mà thực hiện”.

Nhìn các em học sinh ăn cháo ngon lành, cô Nguyễn Thị Cầu chia sẻ: “Bữa ăn sáng rất quan trọng với mỗi người, nhất là con trẻ. Nhờ cô Việt mà các em có thêm bữa ăn dinh dưỡng. Việt là học trò cũ của tôi. Thấy em làm nhiều việc ý nghĩa, tôi rất vui và biết ơn nhiều lắm”.

Hết lòng vì học sinh

Để nấu một nồi cháo đủ chất dinh dưỡng, chiều hôm trước, chị Việt đi chợ mua thực phẩm. Buổi tối, chị ngâm gạo sẵn để khoảng 4 giờ sáng hôm sau nhóm bếp ninh cháo. Chị thường xuyên đổi món, khi thì cháo thịt gà, thịt bò hoặc cháo lươn và bao giờ cũng có thêm hạt sen, cà rốt, bí đỏ, nấm... Từng công đoạn được chị thực hiện tỷ mỉ, sạch sẽ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đầy đủ chất dinh dưỡng cho các em.

Xong đâu đó, chị Việt trút cháo vào thùng giữ ấm, buộc lên xe để chở đến các điểm trường. Tùy khoảng cách mà chị phát cháo vào đầu buổi học, hay vào giờ ra chơi. Để các em đều có phần, chị đã chủ động liên hệ với thầy, cô giáo ở từng điểm trường nắm số lượng học sinh. Trung bình mỗi đợt, chị nấu 70 - 100 suất cháo. Mỗi nồi cháo trị giá khoảng 200.000 đồng, xoay vòng, luân phiên ở các điểm trường. Ngoài phát cháo, thỉnh thoảng chị Việt còn có bánh kẹo, trái cây trong vườn nhà dành tặng học sinh.

Năm học 2020 - 2021, “Nồi cháo yêu thương” của chị Việt được thực hiện luân phiên tại các điểm trường thuộc Trường Tiểu học Hà Ra số 1, gồm: Kon Tu Dơng, Kret Krot, Kon Hoa, Kon Chrah. Bắt đầu từ năm học 2021 - 2022, chị Việt phát thêm cho các em học sinh Trường Tiểu học Hà Ra số 2. Đến nay, chị đã phát gần 4.000 suất cháo tình thương đến các em học sinh.

Cô Đinh Thị Thu Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Hà Ra số 1, điểm trường làng Kon Chrah, bày tỏ: “Học sinh ở điểm trường này đa phần đều có hoàn cảnh khó khăn. Vào giờ ra chơi, các em thường về nhà ăn cơm rồi mới trở lại lớp học. Các em đang tuổi phát triển, nên nhu cầu dinh dưỡng cao. Mỗi lần cô Việt đến phát cháo, các em đều rất phấn khởi. Không chỉ các em, mà giáo viên ở điểm trường cũng mừng và cảm thấy vui lây”.

Học sinh Trường Tiểu học Hà Ra số 2, điểm trường làng Đê Kôn, nhận bát cháo đầy đủ chất dinh dưỡng từ tay chị Hà Thị Thanh Việt
Học sinh Trường Tiểu học Hà Ra số 2, điểm trường làng Đê Kôn, nhận bát cháo đầy đủ chất dinh dưỡng từ tay chị Hà Thị Thanh Việt

Vì đường đi khó khăn, nhiều lần chị Việt bị ngã xe, thùng cháo bị đổ, chén bị vỡ hết. Tay chân trầy xước, chị bật khóc không phải vì đau, mà vì lỡ hẹn với học sinh. Ngày hôm sau, chị lại nấu một nồi cháo khác mang đến cho các em kèm lời xin lỗi. Nhìn các em học sinh đón nhận những bát cháo yêu thương, chị hạnh phúc với việc mình làm. “Các em học sinh dân tộc thiểu số thiếu thốn nhiều mặt, rụt rè khi giao tiếp, chỉ biết khen cháo ngon, nhắc cô lần sau tiếp tục mang cháo đến. Mình cố gắng duy trì mỗi tuần nấu nồi cháo thật ngon cho các em”, chị Việt tâm tình.

Lan tỏa điều tử tế

Chia sẻ về việc làm của mình, chị Việt bộc bạch: “Mình sinh ra và lớn lên tại xã Hà Ra, nên biết khó khăn của bà con nơi đây. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Thư viện Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Bình Định năm 2012, mình đến nhận công tác tại Trường Tiểu học Hà Ra số 1. Những lần vào làng, thấy học sinh ăn cơm với lá mì, cà đắng, thậm chí có em bữa đói bữa no, mình xót quá mới quyết định nấu cháo thêm phần dinh dưỡng cho các em. Ý tưởng ấp ủ từ lâu, nhưng đến năm học 2020 - 2021 mình mới thực hiện được”.

Nhận được sự ủng hộ của chồng, chị Việt tự bỏ tiền túi ra để mua nguyên liệu, sớm hôm nấu cháo cho học trò. Biết được hành động đầy nhân văn của cô thủ thư, nhiều Mạnh thường quân liên hệ để hỗ trợ gạo, tiền giúp cô duy trì nồi cháo. “Có người góp vài chục ngàn đồng, có người góp vài ký gạo hoặc rau củ. Của ít lòng nhiều, mình thấy vui và có thêm động lực để tiếp tục duy trì “Nồi cháo yêu thương”, chị Việt bày tỏ sự cảm kích.

Ngoài nấu cháo, các Mạnh thường quân còn góp kinh phí để chị Việt tổ chức Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi cho các em học sinh; tặng quà người già neo đơn, gia đình chính sách… Niềm vui cứ thế nhân lên, đã tạo động lực để chị Việt gắn bó với hoạt động ý nghĩa này.

Ngoài phát cháo, chị Hà Thị Thanh Việt còn tặng bánh kẹo cho các em học sinh
Ngoài phát cháo, chị Hà Thị Thanh Việt còn tặng bánh kẹo cho các em học sinh

Luôn ủng hộ và tạo điều kiện để cô Việt mang cháo đến cho các em học sinh ở các điểm trường trên địa bàn xã, cô Lê Thị Kim Quy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Ra số 1, cho biết: “Về chuyên môn, cô Việt luôn có nhiều cách làm hay để khơi dậy niềm đam mê đọc sách của học sinh. Hàng tuần, cô đều chở sách lưu động đến từng điểm trường giúp các em có thêm sách mới để đọc. Nhà trường luôn tạo điều kiện để cô Việt duy trì “nồi cháo yêu thương”, việc làm này giúp các giáo viên chủ nhiệm “giữ chân” học sinh”.

Nỗ lực duy trì nồi cháo hơn 1 năm nay, chị Việt luôn có “tham vọng” mở rộng quy mô, phát cháo cho các em vào tất cả các ngày trong tuần. Song tài chính của chị, cũng như đóng góp của các Mạnh thường quân mới chỉ đủ duy trì nồi cháo 1 lần/tuần. “Gia đình mình chưa gọi là khá giả, nhưng may mắn có việc làm và có sức khỏe để làm việc tốt. Có thể bữa cháo đơn giản này chưa giúp các em ấm bụng, nhưng mình cứ cố gắng trong khả năng có thể. Mình mong nhận được sự ủng hộ của nhiều tấm lòng thơm thảo để nồi cháo yêu thương được duy trì thường xuyên hơn”, chị Việt trải lòng.

Nhìn các em học sinh cười thật tươi bên những chén cháo nóng hổi, thơm phức... tôi tin rằng hình ảnh đẹp, hoạt động ý nghĩa của chị Việt sẽ ngày càng được lan tỏa. Để rồi, nồi cháo yêu thương của chị Việt sẽ được đỏ lửa thường xuyên hơn, các em học sinh sẽ thêm ấm lòng và đến trường đầy đủ hơn./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân có nhà ở ổn định

Quảng Nam: Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân có nhà ở ổn định

Với mục tiêu “không để người nghèo bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, sở ngành ở Quảng Nam đã huy động nhiều nguồn lực tổng hợp nhằm đẩy mạnh công tác xoá nhà tạm, nhà bán kiên cố cho người dân. Nhờ đó, nhiều hộ dân gặp khó khăn có được căn nhà ở ổn định, an toàn.
Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Quảng Nam: Phấn đấu giảm 2.900 hộ nghèo trong năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 phút trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 cho các địa phương trong tỉnh.
Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Phụ nữ Chư Pưh (Gia Lai) ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng

Tin tức - Ngọc Thu - 4 phút trước
Ngày 27/3, tại làng Plei Hlốp (xã Chư Don, huyện Chư Pưh, Gia Lai), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Pưh đã tổ chức ra mắt mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”. Mô hình là một trong những nội dung thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025.
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 1 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 1 giờ trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.
Đồn Biên phòng và Đoàn thanh niên thắp sáng đường biên ở Mác Nẻng

Đồn Biên phòng và Đoàn thanh niên thắp sáng đường biên ở Mác Nẻng

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Hưởng ứng chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2024, chương trình “Thắp sáng vùng biên”, Đồn Biên phòng Xuân Trường, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng vừa phối hợp Đoàn thanh niên xã Khánh Xuân tổ chức lắp đặt và dựng 65 cột điện chiếu sáng, sử dụng năng lượng mặt trời cho nhân dân thôn Mác Nẻng, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Tôn vinh Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều và hát ru làng biển Cảnh Dương

Tôn vinh Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều và hát ru làng biển Cảnh Dương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều ở các huyện: Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn và Hát ru làng biển Cảnh Dương, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” – điểm check in ấn tượng cho những người yêu di sản

Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” – điểm check in ấn tượng cho những người yêu di sản

Du lịch - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức khai trương Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại. Đoàn tàu gồm 10 toa xe, trong đó có 2 toa xe cộng đồng, du khách được thưởng thức ẩm thực cùng những màn trình diễn văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.