Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhịp cầu nhân ái

Chuyện tình người ở Nhà Hy Vọng

Minh Ngọc - 18:07, 26/09/2021

Nhóm bạn trẻ thấu hiểu khó khăn của những người lao động nghèo, họ lập nên Nhà Hy Vọng để đón những người khuyết tật, khốn khó về. Dưới mái nhà từ tâm ấy, những con người từ nhiều nơi đã làm nên một gia đình ấm cúng và đầy sự sẻ chia.

Nhiều mảnh đời khốn khó được yêu thương hơn trong Nhà Hy Vọng này
Nhiều mảnh đời khốn khó được yêu thương hơn trong Nhà Hy Vọng này

Ngôi nhà của những phận người khốn khó

Đó là một ngôi nhà với nhiều phòng trọ miễn phí. Nơi ấy, những người có hoàn cảnh éo le, những người tật nguyền, cả những người cơ nhỡ không nơi nương tựa được cung cấp lương thực, thực phẩm. Ngôi nhà ấy có cái tên thật ý nghĩa là “Nhà Hy Vọng ”.

Dịch bệnh kéo dài khiến những người tàn tật, người lao động nghèo tại Đà Nẵng đã khốn khó nay càng chật vật hơn. Và hơn nửa năm qua, nhiều người đã biết tới ngôi Nhà Hy Vọng của một nhóm bạn trẻ ở Đà Nẵng lập nên. Đúng như tên gọi, ngôi nhà ấy trở thành nơi nương tựa, đùm bọc nhau của những phận đời nghèo khó tứ xứ tụ về Đà Nẵng để hy vọng về một ngày mới tươi sáng hơn.

Chủ “dự án” Nhà Hy Vọng là một chàng trai trẻ sinh năm 1989 cùng nhóm bạn. Anh Tôn Thất Tuấn Anh (trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng) là đại diện nhóm thành lập Nhà Hy Vọng, chia sẻ ý tưởng thành lập ngôi nhà hết sức tình cờ.

Anh Tuấn Anh (thứ 2 từ trái qua) cùng các thành viên của Nhà Hy Vọng giúp đỡ những người bán vé số
Anh Tuấn Anh (thứ 2 từ trái qua) cùng các thành viên của Nhà Hy Vọng giúp đỡ những người bán vé số

Vào đầu năm 2021, trong quá trình đi trao quà từ thiện cho những người lao động nghèo dịp Tết cổ truyền, anh Tuấn Anh và nhóm bạn đã thấy nhiều mảnh đời cơ nhỡ trên phố. Sau khi bàn bạc cùng nhóm bạn, Tuấn Anh đã thuê một dãy nhà trọ nhiều phòng tại con hẻm nhỏ số 119 Phạm Như Xương (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu). Sau đó, anh đưa những người tàn tật, nghèo khó, người già yếu không nơi nương tựa về sống miễn phí trong những căn phòng ấy. Anh cùng nhóm bạn đặt tên cho ngôi nhà ấy là Nhà Hy Vọng và mong rằng những người sống trong đó không còn phải lo lắng về chỗ ở giữa đại dịch như thế này.

Những ngày trước khi Đà Nẵng thực hiện lệnh giãn cách xã hội, cứ đến chập tối là dãy phòng trọ này lại đồng loạt sáng đèn. Trước hiên, trẻ con í ới chơi đùa. Trong nhà, người lớn lo cơm nước, sắp xếp lại đồ đạc. Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ đây là dãy trọ của những người bình thường. Nhưng không, mỗi người ở đây đều có những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Họ là người khuyết tật, người già neo đơn, mẹ đơn thân từ các tỉnh, thành phố khác đến Đà Nẵng mưu sinh với đủ thứ nghề. Những con người khốn khó ấy tập trung về ngôi Nhà Hy Vọng để san sẻ, nương tựa vào nhau như một gia đình.

“Tôi nấu xong rồi, để tôi phụ giúp chị một tay cho kịp nhé. Hôm nay có nhiều món ngon nhỉ, chắc là tụi nhỏ sẽ vui lắm đây...”, anh Nguyễn Văn Minh (quê Bình Định) vừa nói, vừa đẩy chiếc xe lăn tới và đưa tay lấy ngay túi xách mà một phụ nữ khác vừa đi nhận đồ hỗ trợ của thành phố về. Ngay lập tức, anh Minh sắn tay vào bếp rửa thịt, nhặt rau... Những hình ảnh ấy gần như quá quen thuộc từ nhiều tháng qua trong ngôi nhà Hy Vọng. Hễ ai xong việc trước liền phụ người khác, để kịp bữa ăn đầm ấm quây quần.

Dù là những căn phòng trọ, nhưng những người ở đây không phải trả tiền thuê nhà, hay tiền điện, tiền nước. Càng đặc biệt hơn, khi sống tại đây hầu hết là người ngoại tỉnh, tuy không phải họ hàng nhưng quây quần, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau như một gia đình.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Minh và chị Trần Thị Dung (người ngồi) đều khuyết tật bẩm sinh, được cách thành viên Nhà Hy Vọng hỗ trợ khi mới chuyển về ở
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Minh và chị Trần Thị Dung (người ngồi) đều khuyết tật bẩm sinh, được cách thành viên Nhà Hy Vọng hỗ trợ khi mới chuyển về ở

Ấm lên những phận người

Ở Nhà Hy Vọng , mỗi câu chuyện của người đi ở trọ khi kể ra đều gây ngạc nhiên. Đó là cụ già neo đơn gần 80 tuổi, hằng ngày đi nhặt ve chai; là người mẹ đơn thân tàn tật đi xe lăn bán vé số dạo nuôi con, hay đôi vợ chồng khuyết tật vất vả mưu sinh vì cậu con trai bé bỏng ở quê.

“Ở đây mọi người xem nhau như đại gia đình. Vì thế mà có cái chi ngon cũng san sẻ, có nỗi buồn cũng kể cho nhau vơi đi, người này khóc người kia vội lau nước mắt. Nếu không có ngôi nhà này, chắc có lẽ tôi và con khó vượt qua được những tháng ngày vất vả, khổ cực thiếu thốn khi dịch bệnh diễn ra!”, chị Trần Thị Dung (quê Quảng Nam) đã thốt lên như thế, khi trò chuyện với chúng tôi.

Chị Dung và anh Minh là hai người khuyết tật. Cuộc đời run rủi họ đến với nhau để bù qua sớt lại những khiếm khuyết. Họ từng chật vật khắp nơi vì không thể ổn định chỗ ở trước khi đến với Nhà Hy Vọng này. Không những được ở miễn phí, ở Nhà Hy Vọng chị Dung cũng nhận được nhiều tình cảm từ phận đời đồng cảnh ngộ, vì thế giúp vợ chồng chị và con vượt qua được số phận. Chị kể, ở ngôi nhà này bất kể đứa nhỏ nào cũng biết đùm bọc, bảo ban nhau.

Bà Trần Thị Mạnh (77 tuổi, quê Quảng Trị) rất vui khi được ở tại Nhà Hy Vọng và được anh Tuấn Anh hỗ trợ tiền mặt trong những ngày giãn cách xã hội
Bà Trần Thị Mạnh (77 tuổi, quê Quảng Trị) rất vui khi được ở tại Nhà Hy Vọng và được anh Tuấn Anh hỗ trợ tiền mặt trong những ngày giãn cách xã hội

Mấy tháng qua, dãy trọ mang tên Nhà Hy Vọng ấy luôn lấp lánh tình người. Bà cụ già neo đơn gần 80 tuổi, hằng ngày đi nhặt ve chai cách đây 4 tháng đã không khỏi xúc động khi được đưa về Nhà Hy Vọng này. Bà Trần Thị Mạnh (77 tuổi, quê Quảng Trị) vì chiến tranh loạn lạc, mất hết giấy tờ, nên sau này bà phải lưu lạc và rơi vào cảnh không nhà không cửa. Dù có hai người con, nhưng người con trai thì bị liệt, người con gái cưới chồng nhưng bị tai nạn. Một thân một mình, bà không muốn làm khổ con cái nên quyết định vào đến Đà Nẵng lượm ve chai mưu sinh.

“Tôi lượm ve chai ngày có ngày không để tằn tiện sống qua ngày. Nhưng từ khi được đón đến Nhà Hy Vọng, tôi có phòng riêng, có những anh chị ở chung dãy trọ chia sẻ miếng cơm, miếng canh cùng nhau. Tối ngủ lại không sợ mưa gió, gánh nặng cũng đỡ nên chỉ sau gần 2 tháng tôi đã lên được 2 ký”, bà Mạnh kể.

Cùng với dự án Nhà Hy Vọng, quán cơm của các thành viên trong nhóm cũng giúp đỡ nhiều người khó khăn trong thời gian vừa qua
Cùng với dự án Nhà Hy Vọng, quán cơm của các thành viên trong nhóm cũng giúp đỡ nhiều người khó khăn trong thời gian vừa qua

Nhà Hy Vọng này là ngôi nhà với nhiều phòng trọ được anh Tuấn Anh và nhóm bạn thuê lại của một người khác. Mỗi phòng trọ như vậy rộng chừng 15m2, giá thuê không dưới 1,5 triệu/tháng/phòng, nhưng chủ nhà đã hỗ trợ và lấy tổng cộng 8 triệu đồng/tháng cho 6 gia đình. 

“Với người nghèo, chỉ một hành động, một sự quan tâm nhỏ của chúng ta cũng sẽ là động lực rất lớn để họ vượt lên trên nghịch cảnh. Quan trọng hơn hết là chúng ta phải giúp họ cảm nhận được rằng, dù có như thế nào đi nữa thì sau lưng họ luôn có cộng đồng, xã hội quan tâm, hỗ trợ. Và, họ sẽ không bao giờ bị bỏ rơi”, anh Tuấn Anh giãi bày.

Anh Tuấn Anh cũng cho biết, đợi khi dịch bệnh tạm ổn định sẽ tiếp tục cùng nhóm bạn nhân rộng mô hình Nhà Hy Vọng sang nhiều địa bàn khác và mong rằng những ngôi nhà ấy sẽ mang đến niềm tin, sức mạnh, niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn cho từng mảnh đời khốn khó, cơ nhỡ.

Sau thành công của Nhà Hy Vọng, từ giữa tháng 6/2021, nhóm bạn của anh Tuấn Anh tiếp tục thực hiện chương trình suất ăn yêu thương cho người lao động nghèo, phát miễn phí hàng trăm suất ăn cho những hoàn cảnh khó khăn. “Khách” đến quán hầu hết là người bán vé số, mua ve chai, bán hàng rong, chạy xe ôm, xích lô. Mọi người được “mua” những suất cơm với giá 0 đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Kinh tế - An Yên - 4 giờ trước
Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Tin tức - Lê Hường - 4 giờ trước
Tối 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”. Chương trình nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị của “Di sản thổ cẩm” các dân tộc thiểu số và Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2025).
Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Thể thao - Minh Nhật - 5 giờ trước
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22/6, tại Thái Nguyên, Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025 quy tụ các tay ná kỳ cựu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tham dự.
Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Xã hội - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Cách đây tròn 67 năm (24/9/1958), Nhà máy điện Lào Cai được đón Bác Hồ tới thăm, đây là dấu son lịch sử thiêng liêng, trở thành động lực để các thế hệ cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) không ngừng phấn đấu, lan tỏa tinh thần tiết kiệm thành hành động cụ thể trong sản xuất, kinh doanh và trong phục vụ Nhân dân.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thời sự - PV - 19:56, 17/05/2025
Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 17:21, 17/05/2025
Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thời sự - Hoàng Quý - 17:19, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.