Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Có một đền thờ Vua Hùng trên cao nguyên Đắk Nông

Lê Hường - 10:03, 07/04/2025

Xa quê lập nghiệp nơi biên giới Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, những người con từ tỉnh Phú Thọ đã đóng góp tiền của, mua đất, xây dựng một đền thờ Vua Hùng làm nơi sum vầy, thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tưởng nhớ quê cha Đất Tổ.

Đền thờ Vua Hùng ở xã Đắk Buk So nằm khu đất rộng trên quả đồi
Đền thờ Vua Hùng ở xã Đắk Buk So nằm ở khu đất rộng trên quả đồi

Góp tiền xây đền, hướng về quê cha đất tổ

Đền thờ Vua Hùng được xây dựng trong khuôn viên hơn 2.100m2, tọa lạc trên một ngọn đồi thôn 6, xã biên giới Đắk Buk So, huyện Tuy Đức. Ngôi đền có diện tích 40m2 với kiến trúc mang đậm nét kiến trúc cung đình cổ kính.

Đền có 4 mái cong, nóc đền và các đuôi mái trang trí hình “Lưỡng long chầu nguyệt”- một biểu tượng của văn hóa Việt Nam thường được đắp trên các mái đình, mái chùa, đền, miếu. Được xây dựng trên nền đất cao, đền có 7 bậc cấp, sân rộng bao quanh. Chính điện bên trong đặt bàn thờ trang nghiêm, ngai sơn son thiếp vàng và linh vị của Vua Hùng. Bên cạnh đền thờ, người dân xây dựng thêm nhà khách trang, sân chơi thể thao, sân khấu biểu diễn văn nghệ.

Thực hiện chủ trương của Nhà nước đi xây dựng kinh tế mới, ông Nguyễn Xuân Phú ở thôn 8, xã Đắk Buk So cùng nhiều người dân quê Phú Thọ vào vùng biên giới Đắk Nông khai hoang, phát triển kinh tế.

Ông Phúc cho biết: An cư lạc nghiệp nơi vùng đất mới, chúng tôi luôn giữ gìn truyền thống, tưởng nhớ Vua Hùng. Chúng tôi thành lập Hội đồng hương Phú Thọ để gặp mặt hằng năm. Năm 2017, bà con đồng lòng đóng góp kinh phí mua đất, xây đền vừa để tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng và làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Từ khi khánh thành, tại đây diễn ra nhiều hoạt động hướng về nguồn cội, trở thành nơi giáo dục con cháu ý thức bảo tồn, phát huy truyền thống, sống trách nhiệm với Tổ quốc, tích cực xây dựng quê hương giàu mạnh.

Theo thống kê, huyện Tuy Đức có hơn 200 hộ, gần 1.200 người dân quê tỉnh Phú Thọ. Những ngày này, bà con cùng nhau chỉnh trang ngôi đền, quét vôi, lau dọn và sắp xếp lại bàn ghế ở nhà khách.

Ông Chử Anh Chương, thành viên Ban tự quản đền thờ Vua Hùng cho biết: Chúng tôi xây dựng đền thờ nhằm giữ gìn tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của những người con xa xứ. Đồng thời, duy trì và phát huy tinh thần, đoàn kết, yêu nước của người dân nơi biên cương Tổ quốc. 

Ông Chương cũng bộc bạch, trong tâm thức của người dân Việt Nam nói chung, người dân nơi đây nói riêng luôn ghi nhớ “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”. Do vậy, đền thờ là nơi người dân tập trung làm giỗ vào dịp Giỗ Tổ tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn đến các vị Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Đền cũng là nơi những người con quê hương Phú Thọ, tổ chức gặp mặt dịp cuối năm để trao đổi kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, kinh doanh, buôn bán.

Chính điện của đền thờ Vua Hùng ở xã Đắk Buk So đặt bàn thờ và linh vị của Vua Hùng
Chính điện của đền thờ Vua Hùng ở xã Đắk Buk So đặt bàn thờ và linh vị của Vua Hùng

Nhân lên niềm tự hào, tình đoàn kết

Đắk Buk So là xã biên giới của huyện Tuy Đức. Toàn xã hiện có hơn 2.300 hộ, hơn 13.000 nhân khẩu với 10 thành phần dân tộc cùng sinh sống.

Đền thờ Vua Hùng không chỉ là niềm tự hào của những người con quê hương Phú Thọ, mà còn là nơi vun đắp tình đoàn kết cộng đồng, các dân tộc trên địa bàn. Những ngày giỗ, Tết hay thời gian rảnh rỗi, người dân quanh khu vực lại đến đền thờ Vua Hùng dâng hương, mong các vị Vua Hùng anh linh phù hộ mọi người mạnh khỏe, may mắn, làm ăn phát đạt.

Mặc dù theo đạo Công giáo, nhưng mỗi dịp Giỗ Tổ chị Thị Chí, dân tộc Mnông, bon Du Ndrung, xã Đắk Buk So đều đến đền thờ Vua Hùng ở thôn 6, thắp hương tưởng nhớ các vị Vua Hùng và giao lưu văn hóa, văn nghệ cùng bà con các dân tộc. “Nhờ có đền thờ Vua Hùng, tôi và bà con các thôn buôn được giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao. Mọi người dân nơi đây không phân biệt dân tộc, tôn giáo, chung sống thuận hòa”, chị Thị Chí chia sẻ.

Chính những hoạt động văn hóa ý nghĩa nơi đền thờ Vua Hùng, tình cảm của người dân xã biên giới càng thêm thắt chặt, tình đoàn kết thắm thiết hơn.

Theo ông Ngô Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Đắk Buk So, thời điểm sắp đến ngày Giỗ Tổ, bà con các thôn, buôn trong xã đăng ký nội dung, chương trình tham gia ngày Giỗ Tổ. Bây giờ đền thờ không còn là niềm tự hào riêng của người dân xã Đắk Buk So nữa, mà nhiều cơ quan, ban ngành, chính quyền và người dân trong huyện, tỉnh đến dâng hương. 

Là xã biên giới, đông thành phần dân tộc sinh sống, song tất cả bà con nơi đây đều coi đền thờ Vua Hùng là nơi giao lưu, gắn kết cộng đồng. Đền thời Vua Hùng ở xã Đắk Buk So không chỉ góp phần bảo tồn tín ngưỡng, mà thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, nơi gửi gắm tình cảm về cội nguồn, góp phần phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.
Tin nổi bật trang chủ
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 23:09, 08/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 23:00, 08/04/2025
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.
Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Gương sáng - Việt Hòa - 22:56, 08/04/2025
Đến bản Dộ - Tà Vờng hôm nay, hệ thống đường điện đang được đầu tư, các điểm trường học và nhà cửa của đồng bào Chứt ngày một khang trang, sạch đẹp. Những đổi thay đó có đóng góp của những Người có uy tín trong đồng bào Chứt ở bản Dộ - Tà Vờng.
Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 22:55, 08/04/2025
Trong hai ngày 8 và 9/4, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk phối hợp UBND thị trấn Buôn Trấp, các xã Day Sap, Ea Bông, Băng Adrênh, Dur Kmăl tổ chức 296 cấp bồn nước Inox cho các hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 22:54, 08/04/2025
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, lượt khách tham quan, lưu trú du lịch 3 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 2,23 triệu lượt
Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 22:53, 08/04/2025
Những năm qua, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách dân tộc đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào Khmer ở Bạc Liêu ngày càng phát triển toàn diện. Diện mạo ở các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống ngày càng đổi thay, bà con yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa.
Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 22:52, 08/04/2025
Để đồng bào dân tộc Khmer đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 với tinh thần vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Tạo điều kiện cho bà con nơi đây đón tết cổ truyền trong không khí vui tươi, lành mạnh và an toàn.
Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Giáo dục - Minh Anh - 22:49, 08/04/2025
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 1070/SGDĐT-GDTrH ngày 4/4/2025 hướng dẫn triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần đối với các cơ sở giáo dục trung học trên địa bàn tỉnh, bắt đầu áp dụng từ ngày 8/4/2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Thời sự - Như Tâm – Tào Đạt - 22:46, 08/04/2025
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung khẳng định, bà con có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo. Đặc biệt, để thoát nghèo bền vững chắc chắn phải có nơi ăn chốn ở tốt. Do đó, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là một chủ trương rất lớn của Đảng, Nhà nước.