Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngọc Ánh - 09:26, 18/04/2024

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là biểu trưng của lòng thành kính, sự tri ân của Nhân dân ta với công đức các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Hiện nay, cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Trong những ngày này, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 với nhiều nghi thức hoạt động trang nghiêm và phong phú.

      

 Lãnh đạo tỉnh Cà Mau dâng hương tri ân công đức Đức Quốc tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Lạc Long Quân
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau dâng hương tri ân công đức Đức Quốc tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Lạc Long Quân

Tại Cà Mau

Với ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc và tôn vinh công đức Quốc Tổ Hùng Vương, các bậc tiền nhân đã có công dựng nên bờ cõi và các Anh hùng dân tộc đã có công dựng nước, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay được tỉnh Cà Mau tổ chức tại Đền thờ Vua Hùng huyện Thới Bình từ ngày 17/4 đến 18/4/2024 (nhằm ngày 9 -10/3 Âm lịch).

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức gồm hai phần: Phần lễ dâng hương và lễ vật theo nghi thức truyền thống. Phần hội gồm các hoạt động: Biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Cải lương Hương Tràm phối hợp với Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao huyện Thới Bình; Tổ chức các trò chơi dân gian: Đua xuồng ba lá, kéo co, nhảy bao bố, đập bong bóng;...

Trước đó, tại Đền thờ Lạc Long Quân – Khu Du lịch Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, tưởng nhớ công lao Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, người đã khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam. Lễ Tri ân Quốc Tổ được tổ chức theo hai phần: Phần lễ dâng hương và lễ vật theo nghi thức truyền thống. Phần hội gồm các hoạt động: Tổ chức gian hàng trưng bày các sản phẩm phục vụ du khách tham quan, mua sắm; hội thi làm bánh dân gian và chọn mâm lễ vật dâng Đức Quốc Tổ; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và trò chơi dân gian như: Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân; giao lưu văn nghệ, đờn ca tài tử, hội thao cơ sở…

Dịp này, Ban Tổ chức cũng đẩy mạnh các hoạt động gắn kết, quảng bá, giới thiệu đến du khách về các điểm đến tuyệt đẹp ở đất Mũi và nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc tỉnh Cà Mau.

Tại Kiên Giang:

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 16 -18/4/2024 (nhằm ngày 8 -10/3 Âm lịch) tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp.

Tiết mục Trống hội tại lễ dâng hương Đền Hùng Tân Hiệp. Ảnh tư liệu
Tiết mục Trống hội tại lễ dâng hương Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp. Ảnh tư liệu

Lễ giỗ Tổ gồm có lễ dâng hương, lễ viếng, biểu diễn múa lân, đàn đá, múa hát ca ngợi công đức các vị vua Hùng, trống hội khai lễ, chánh tế đọc chúc văn, đại biểu và Nhân dân thắp hương kính viếng các vua Hùng…

Phần hội với các hoạt động văn hóa, thể thao như giải bóng đá, giải cờ tướng, dưỡng sinh các trò chơi dân gian, hội thi nấu bánh chưng, cắm hoa nghệ thuật, đờn ca tài tử, võ cổ truyền, triển lãm tem, sách, hình ảnh, trưng bày các sản phẩm OCOP…

Tại Cần Thơ

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại TP. Cần Thơ năm nay được kết hợp cùng Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2024. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào đúng ngày Giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Đền thờ Vua Hùng TP. Cần Thơ (đường Lạc Long Quân, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy).

Nghi thức Lễ Giỗ Tổ gồm các phần: Thả lá Đại kỳ ngũ sắc; chương trình nghi thức dâng hương, lễ vật Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Tổng duyệt chương trình Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Giáp Thìn tại Đền thờ Vua Hùng TP Cần Thơ (Trong ảnh: Thực tập đoàn nghi thức, dâng lễ vật và các đại biểu tiến vào Đền chính)
Tổng duyệt chương trình Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Giáp Thìn tại Đền thờ Vua Hùng TP Cần Thơ (Trong ảnh: Thực tập đoàn nghi thức, dâng lễ vật và các đại biểu tiến vào Đền chính)

Trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, nhiều hoạt động chào mừng sẽ diễn ra tại Đền thờ Vua Hùng như Hội diễn võ thuật môn Taekwondo, võ thuật cổ truyền và võ vật; giải đẩy gậy TP. Cần Thơ; chương trình giao lưu nghệ thuật Đờn ca tài tử TP. Cần Thơ và các tỉnh bạn; tham quan trưng bày các chuyên đề “Văn hóa Đông Sơn và thời đại Hùng Vương”, “ĐBSCL hướng về đất Tổ”, “Sưu tập đồ đồng Văn hóa Đông Sơn” và “Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” tại khu vực Đền thờ Vua Hùng TP Cần Thơ.

Dịp này, tại Quảng trường quận Bình Thủy diễn ra Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI. Nhiều hoạt động được tổ chức tại Lễ hội như: Hội thi Bánh dân gian; Trưng bày và trình diễn cách làm bánh của các nghệ nhân; Không gian trưng bày các loại bánh dân gian; Không gian giới thiệu và trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề làm bánh tráng Thuận Hưng; Trình diễn bánh xèo khổng lồ đường kính khoảng 3m... và nhiều hoạt động hấp dẫn khác.

Nhiều loại bánh dân gian đặc sắc của Nam Bộ góp mặt tại Lễ hội Bánh
Nhiều loại bánh dân gian đặc sắc của Nam Bộ góp mặt tại Lễ hội Bánh.

Với hơn 200 gian hàng gồm: Bánh dân gian, ẩm thực, sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền, Lễ hội Bánh dân Nam Bộ thu hút khoảng 100 nghệ nhân tham gia và trình diễn nhiều loại bánh phục vụ du khách tham quan.

Tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 18/4 (mùng 10 tháng Ba năm Giáp Thìn), tại Khu Tưởng niệm các Vua Hùng, Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc, phường Long Bình, TP. Thủ Đức.

Dịp này, TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động phần hội như: Biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn Vovinam, võ cổ truyền, múa rồng và trống hội tại khu vực Quảng trường Đền Tưởng niệm các Vua Hùng, TP. Thủ Đức; Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân TP. Hồ Chí Minh. Nhiều trường THPT, THCS và Tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sớm. Đây là hoạt động vừa để ôn lại lịch sử, vừa để tưởng nhớ về các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước, đồng thời nhằm giáo dục học sinh hướng về cội nguồn dân tộc.

Các trường học chuẩn bị mâm cúng từ sớm để làm lễ Giổ Tổ Hùng Vương.
Các trường học tại TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị mâm cúng từ sớm để làm lễ Giổ Tổ Hùng Vương.

Ban Quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc phối hợp với Sở Du lịch và UBND TP. Thủ Đức tổ chức Hội thi "Gói, nấu bánh chưng" lần thứ VI; phối hợp với Thành Đoàn và các đơn vị liên quan tổ chức Hội trại truyền thống "Tự hào nòi giống Tiên Rồng"; Hội sách, trò chơi dân gian, biểu diễn võ thuật, thư - họa Việt, trà Việt, ẩm thực và các hoạt động nghệ thuật truyền thống: múa rối nước, nhạc cụ dân tộc, đờn ca tài tử, quan họ Bắc Ninh, hát xẩm…

Ngoài ra, tại khu vực sân hội Đền Tưởng niệm các Vua Hùng (TP. Thủ Đức) còn có triển lãm hình ảnh hoạt động của Đền Tưởng niệm các Vua Hùng và trang trí đèn, đường hoa.

Tại Đồng Nai

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay diễn ra tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (phường Bình Đa, Tp. Biên Hòa) và Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (xã Phú Sơn, huyện Tân Phú). Ngoài phần lễ, UBND phường Bình Đa tổ chức nhiều hoạt động phần hội như: Giải vô địch xe đạp Hành trình kết nối di sản Biên Hòa - Long Khánh năm 2024; chiếu phim tư liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Phủ “70 năm Điện Biên - trang sử Anh hùng"; Giải vô địch thể hình Cavin's classic Biên Hòa mở rộng toàn quốc; trưng bày, giới thiệu gốm Biên Hòa; trưng bày, giới thiệu quảng bá về du lịch Biên Hòa; ra mắt các Câu lạc bộ Người Biên Hòa - Đồng Nai.

Cùng với lễ Giỗ tổ Hùng Vương, nghỉ lễ 30/4 -1/5, Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, văn nghệ, thể thao nhằm tạo không gian văn hóa cho người dân, đồng thời quảng bá hình ảnh du lịch Biên Hòa đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Tại Lâm Đồng

Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức trọng thể vào ngày 17 và 18/4/2024 (mùng 9 và mùng 10/3 Giáp Thìn) tại Đền thờ Âu Lạc - Khu du lịch thác Prenn, Tp. Đà Lạt.

Đám rước lễ vật dâng cúng Quốc tổ tại Đền thờ Âu Lạc - Khu du lịch thác Prenn, Tp. Đà Lạt.
Đám rước lễ vật dâng cúng Quốc tổ tại Đền thờ Âu Lạc - Khu du lịch thác Prenn, Tp. Đà Lạt.

Lễ hội năm nay diễn ra với nhiều hoạt động ý nghĩa như: Lễ cáo yết; Đám rước lễ vật dâng cúng Quốc tổ; Nghi Lễ Tế giỗ truyền thống: Ban Tế lễ phường 12, Tp. Đà Lạt; Lễ dâng hương Đền Trung và Đền Hạ. Hội thi Trang trí mâm lễ vật, hội thi cắm hoa, trang trí lẵng hoa dâng cúng Vua Hùng; diễn xướng dân gian, trình diễn đờn ca tài tử, biểu diễn dân ca Quan họ, múa sạp; hội chơi dân gian: cờ tướng, leo cột mỡ, bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt vịt, thi nấu cơm, múa sạp…

Bên cạnh đó là không gian ẩm thực “Phiên chợ quà quê” với 12 gian hàng trình diễn và bán các món ăn truyền thống làm từ gạo nếp, gạo tẻ, các món nướng, chè ba miền; Không gian giới thiệu nghệ thuật ẩm trà Việt Nam; Không gian Thư pháp và triển lãm tranh dân gian Việt Nam

Tại Bình Thuận

Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay được tỉnh Bình Thuận tổ chức tại Đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong. Lễ hội sẽ diễn ra vào 8 giờ ngày 18/4/2024 (nhằm ngày mùng 10 tháng 3 năm Giáp Thìn), tại Đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, gồm hai phần: lễ và hội.

Văn nghệ chào mừng tại Lễ hội Giổ Tổ Hùng Vương năm 2023 tạu Đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong.(Ảnh: Tư liệu)
Văn nghệ chào mừng tại Lễ hội Giổ Tổ Hùng Vương năm 2023 tại Đền thờ Hùng Vương, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong. (Ảnh: Tư liệu)

Về phần Lễ, do UBND huyện Tuy Phong chủ trì và có sự tham gia góp giỗ của 2 huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Hàm Thuận Nam. Chương trình gồm có rước kiệu nghinh Tiền hiền về Đền thờ Hùng Vương; Bí thư Tỉnh ủy (Chủ lễ) đánh trống khai hội; lãnh đạo tỉnh, huyện Tuy Phong dâng bánh chưng, bánh dày và dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn lễ và bà con Nhân dân vào dâng hương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng; Ban Nghi lễ Đền thờ Hùng Vương thực hiện nghi thức Đại tế cổ lễ theo tập tục truyền thống.

Về phần hội sẽ có các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa, thể thao của người dân huyện Tuy Phong và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Tại Hà Tĩnh

Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2024 tại Hà Tĩnh được tổ chức quy mô cấp tỉnh với nhiều hoạt động lễ hội, văn hoá, thể thao sôi nổi. Không gian chính của lễ giỗ diễn ra tại Khu di tích lịch sử văn hoá Đại Hùng, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh.

Lễ giỗ gồm các hoạt động chính: Lễ dâng cúng vật phẩm của các địa phương trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh; lễ tế dân gian; nghi lễ rước linh vị Thủy tổ và Quốc Tổ Hùng Vương; phần nghi lễ Nhà nước được tổ chức vào sáng 18/4/2024 (tức ngày 10/3 âm lịch).

Lễ tế dân gian Đức Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng tại tại Hà Tĩnh
Lễ tế dân gian Đức Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng tại tại Hà Tĩnh

Các hoạt động hướng tới Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương năm 2024 cũng được tổ chức, gồm: Giải Bóng đá tranh Cúp Hùng Vương lần thứ 2; Hội thi “Gói bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”; Đêm dạ hội văn nghệ hướng đến Đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (tối 17/4).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 1 giờ trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 4 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 4 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 5 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 5 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 7 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 8 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 9 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.