Ngày 14/11, Ban Dân tộc tỉnh An Giang đã phối hợp với Ban Từ thiện xã hội - Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành tổ chức trao quà cho hộ đồng bào Chăm và Khmer có hoàn cảnh khó khăn.
Dù bộn bề công việc mưu sinh, nhưng như thông lệ, chiều ngày thứ sáu hàng tuần là các tín đồ Hồi giáo Chăm Islam trên địa bàn Trà Vình lại quay về thánh đường Hồi Giáo Trà Vinh ( Masjid Al Muslimin ) để cùng ông Trưởng Ban quản trị thánh đường Đô Ha Mid thực hiện nghi lễ tôn giáo và cùng nhau chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.
Du lịch -
Như Tâm - Lê Vũ -
16:06, 10/12/2023 Tối ngày 9/12/2023 tại Quảng trường thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức “Chương trình Liên hoan Nghệ thuật sắc màu biên giới tỉnh An Giang lần I năm 2023”.
Nhân dịp Đại lễ Raya Eidil Adha (Tết đón năm mới) Hồi lịch 1444 - Dương lịch năm 2023 của người Hồi giáo, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã đến thăm hỏi, chúc mừng, tặng quà các vị chức sắc tôn giáo, Người có uy tín là đồng bào Chăm theo Hồi giáo tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh An Giang
Sắc màu 54 -
Lê Vũ - Trần Linh -
15:45, 01/11/2023 Văn hóa Chăm là một mảng khá đậm trong bức tranh đa sắc màu của văn hóa các dân tộc Việt Nam. Trong đó, âm nhạc là một phần rất quan trọng. Không chỉ lời ca, tiếng hát mang lại thanh âm, giai điệu độc đáo, cuốn hút, các nhạc cụ truyền thống đa dạng còn chứa đựng cả thế giới tâm linh, tín ngưỡng riêng của người Chăm.
Tháng Ramadan là 1 trong 5 tín điều bắt buộc của những người theo đạo Hồi, là tháng mà các tín đồ Islam tự rèn luyện bản thân một cách thiết thực hơn, để trở thành một tín đồ tốt, một công dân tốt. Nhân dịp này, chính quyền và các ban, ngành của TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều chuyến thăm hỏi, tặng quà, động viên đại diện các cộng đồng Hồi giáo trên địa bàn.
Dọc theo dòng Hậu Giang thơ mộng, trải dài từ Châu Đốc đến giáp biên giới Campuchia, bên kia sông là Phũm Xoài, bên này sông là Vĩnh Trường, Đa Phước, Đồng Cô Ky, La Ma, Quốc Thái, Khánh Hòa, Nhơn Hội, những làng Chăm của tỉnh An Giang đã tạo nên một nét văn hóa độc đáo giữa lòng châu thổ.
Bảo tàng tỉnh Bình Thuận vừa ra mắt mô hình Kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm huyện Bắc Bình kết nối với hành trình du lịch di sản văn hóa Chăm tại địa phương. Đây là bộ sưu tập duy nhất còn lại khá đầy đủ của Vương triều Champa được lưu giữ hơn 400 năm qua bởi gia tộc hậu duệ Vua Pô Klong Mơh Nai.
Sắc màu 54 -
Lê Vũ - Trần Linh -
00:06, 15/10/2023 Sáng 14/10, Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tỉnh Bình Thuận được chính thức khai mạc tại tháp Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết. Lễ hội thu hút rất đông du khách và người dân địa phương tham gia.
Tỉnh Ninh Thuận hiện có trên 70.000 người Chăm sinh sống tập trung ở 22 làng thuộc các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam và TP. Phan Rang- Tháp Chàm. Đến với các làng Chăm, du khách bị cuốn hút trước vẻ đẹp độc đáo của trang phục phụ nữ địa phương. Đặc sắc nhất là trang phục áo dài không xẻ tà với những chiếc dây lấp lánh buộc chéo vai hoặc buộc ngang lưng và chiếc khăn thêu đội đầu… tạo nên nét đẹp duyên dáng, kín đáo riêng có của phụ nữ Chăm Ninh Thuận.
Mỹ Nghiệp là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếng của người Chăm ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Nét độc đáo của làng nghề cổ này chính là việc người dân dệt thổ cẩm theo phương pháp hoàn toàn thủ công, lưu giữ dấu ấn văn hóa Chăm còn mãi với thời gian.
Ông Lê Văn Phúc (phường Đài Sơn, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận) được xem là người duy nhất trên địa bàn biết làm những sản phẩm mỹ nghệ của đồng bào dân tộc Chăm.
Rất đông người Chăm ở Bình Thuận đã về khu di tích tháp Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết bắt đầu kỳ lễ hội Katê Bình Thuận năm 2017.
Sáng ngày 13/10, tại xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, Đại tá Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang đã đến thăm và trao tặng 24 phần quà cho các em học sinh là con em đồng bào dân tộc Chăm có hoàn cảnh khó khăn
Làng Chăm Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) hiện có 730 hộ với gần 4.000 nhân khẩu gắn bó với nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Bằng uy tín và sự ảnh hưởng của mình, những năm qua, đội ngũ những người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) thực sự là cầu nối quan trọng của chính quyền các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững…