Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xuân về trên những làng Chăm

Thái Sơn Ngọc - 11:00, 27/01/2025

Ninh Thuận là địa phương có đồng bào Chăm đông nhất trong cả nước với 19.592 hộ, 90.207 khẩu, sinh sống tập trung trên địa bàn 35 thôn, khu phố của 13 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, thành phố, chiếm 12,3% dân số toàn tỉnh. Thời điểm này, không khí chào đón mùa Xuân mới - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại các làng Chăm đang rộn ràng. Đồng bào Chăm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

 Niềm vui được mùa lúa mới của đồng bào Chăm thôn Lương Tri, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn.
Niềm vui được mùa lúa mới của đồng bào Chăm thôn Lương Tri, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn

Cả sư nói chuyện Tết

Chào đón Xuân mới, chúng tôi đến thăm nhà Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, trụ trì tháp Pôklong Garai, ở thôn Phước Đồng 2, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước. Đường về các làng Chăm của huyện Ninh Phước được các Chương trình MTQG hỗ trợ kinh phí trải nhựa đi lại thuận lợi, tạo diện mạo nông thôn mới (NTM) khang trang, sạch đẹp.

Gặp lại người quen, Cả sư Đổng Bạ phấn khởi chia sẻ: “Qua xem truyền hình và theo dõi đời sống của bà con vùng đồng bào Chăm, tôi vui mừng thấy đất nước mình ngày càng phát triển, bang giao với các nước ngày càng mở rộng. Đối với tỉnh Ninh Thuận đã thu hút các nhà đầu tư đến xây dựng công trình điện gió, điện mặt trời, trở thành trung tâm năng lượng sạch của cả nước. Nhiều công ty đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, nông sản, may gia công, tạo việc làm cho lao động vùng đồng bào Chăm có thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm”.

Ngày xưa ở Lương Tri rất ít người biết đọc chữ quốc ngữ nay có nhiều em, cháu tốt nghiệp đại học trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo viên. Nhiều gia đình làm ăn khá giả mua sắm ô tô, xây nhà mới trị giá tiền tỷ trở lên. Bà con làng Chăm Lương Tri mừng đón Tết Ất Tỵ 2025 trong tinh thần phấn khởi, nhiều ước vọng về một năm mới bình an, ấm no, hạnh phúc”.

Sư cả Đạo Bùi, Phó Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà ni tỉnh Ninh Thuận

Ông Đàng Năng Tom, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước cho biết, Ninh Phước là “vựa lúa” của tỉnh Ninh Thuận với sản lượng hằng năm đạt trên 85.000 tấn thóc thương phẩm. Tính riêng vụ lúa mùa năm 2024, nhờ chủ động nước tưới từ hệ thống thủy lợi Nha Trinh, các xã Phước Dân, Phước Hậu, Phước Thái, Phước Hữu… đều đạt năng suất bình quân 57 tạ/ha.

Các Chương trình MTQG đầu tư cho Ninh Phước trong năm 2024 lên tới 61.424 triệu đồng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong đó, nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM là 24.578 triệu đồng; vốn Chương trình MTQG 1719 là 20.727 triệu đồng; vốn Chương trình giảm nghèo bền vững là 16.119 triệu đồng. Tính đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người đạt 81,8 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo của huyện Ninh Phước chỉ còn 0,82%, giảm 1,02% so với cuối năm 2023; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã vùng đồng bào Chăm giảm thấp hơn so với toàn huyện.

Nông dân xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước tập trung thu hoạch lúa vụ mùa 2024, khẩn trương làm đất xuống giống vụ Đông - Xuân 2024 - 2025.
Nông dân xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước tập trung thu hoạch lúa vụ mùa 2024, khẩn trương làm đất xuống giống vụ Đông - Xuân 2024 - 2025.

Làng Chăm đón năm mới

Đi theo tuyến đường chào đón mùa Xuân mới 2025, chúng tôi đến với các làng Chăm thuộc xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam. Gặp lại Nghệ nhân Ưu tú, Người có uy tín Phú Bình Đồn ở thôn Tân Bổn, ông phấn khởi chia sẻ: “Dự án 4, Chương trình MTQG 1719 đầu tư kinh phí tu sửa đường nội thôn khang trang, sạch đẹp. Dự án 6 hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị, tu sửa nhà văn hóa, truyền dạy biểu diễn nhạc cụ cho thanh thiếu niên. Với vai trò là Nghệ nhân Ưu tú, tôi tích cực tham gia truyền dạy biểu diễn nhạc cụ cho thanh thiếu niên gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc”.

Trao đổi với ông Chế Gia Huy, Chủ tịch UBND xã Phước Ninh được biết, tính riêng năm 2024, xã Phước Ninh được Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ 2.325,5 triệu đồng để triển khai các dự án, tiểu dự án của Chương trình. Riêng Dự án 4 về Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu với tổng vốn 1.564,3 triệu đồng, địa phương đã duy tu các tuyến đường giao thông nội thôn; tường rào sân bóng Hiếu Thiện - Thiện Đức. Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch với kinh phí 757,2 triệu đồng... Đời sống của đồng bào Chăm xã Phước Ninh dựa vào nguồn thu nhập từ cánh đồng rộng 510ha canh tác hai vụ lúa kết hợp chăn nuôi gia súc có sừng với gần 6.500 con. Tính đến cuối năm 2024, toàn xã chỉ còn 42 hộ nghèo, chiếm 2,85%.

Sư cả Đạo Bùi, Phó Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà ni tỉnh Ninh Thuận, trụ trì Thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri phấn khởi thông tin, ngày xưa ở Lương Tri rất ít người biết đọc chữ quốc ngữ nay có nhiều cháu tốt nghiệp đại học trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo viên. Nhiều gia đình làm ăn khá giả mua sắm ô tô, xây nhà mới trị giá tiền tỷ trở lên. Bà con làng Chăm Lương Tri mừng đón Tết Ất Tỵ 2025 trong tinh thần phấn khởi, nhiều ước vọng về một năm mới bình an, ấm no, hạnh phúc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tạm dừng xuất nhập cảnh, thông thương cửa khẩu Hữu Nghị 3 ngày

Tạm dừng xuất nhập cảnh, thông thương cửa khẩu Hữu Nghị 3 ngày

Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn vừa có văn bản thông báo tạm dừng hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu qua cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) từ ngày 15 - 17/4.
Tin nổi bật trang chủ
TP. Cần Thơ có 32 xã, phường sau khi sáp nhập với Sóc Trăng và Hậu Giang

TP. Cần Thơ có 32 xã, phường sau khi sáp nhập với Sóc Trăng và Hậu Giang

Tin tức - Tào Đạt - 3 phút trước
Chiều 14/4, Sở Nội vụ TP. Cần Thơ có thông báo về việc cung cấp thông tin sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng tại 4 địa điểm trong năm 2025

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng tại 4 địa điểm trong năm 2025

Du lịch - T.Nhân-H.Trường - 4 phút trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện đề án phát triển du lịch cộng đồng tại 4 địa điểm trên địa bàn tỉnh.
Sẽ diễn ra nhiều sự kiện tại Đại lễ Vesak 2025

Sẽ diễn ra nhiều sự kiện tại Đại lễ Vesak 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 5 phút trước
Đại lễ do Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (ICDV) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.
Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương

Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương

Thời sự - PV - 23:05, 14/04/2025
Về hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.
Việt Nam nhất quán coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược

Việt Nam nhất quán coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược

Thời sự - PV - 22:55, 14/04/2025
Ngày 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 14/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm hội “Âm vang đại ngàn”. Chùa Linh Ứng Sơn Trà. 45 năm tận tụy giữ rừng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Thời sự - PV - 22:45, 14/04/2025
Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Thủ tướng: Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 20:20, 14/04/2025
Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo để tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Kiên Giang: Hỗ trợ kinh phí cho 9 học sinh Campuchia

Kiên Giang: Hỗ trợ kinh phí cho 9 học sinh Campuchia

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - 19:40, 14/04/2025
Ngày 14/4, Đồn Biên phòng Phú Mỹ (Bộ đội Biên phòng Kiên Giang) phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang đã trao kinh phí hỗ trợ từ Chương trình “Nâng bước em tới trường” cho 9 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Kampong Trach, tỉnh Kampot (Vương quốc Campuchia).
Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Media - BDT - 19:38, 14/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 14/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm hội “Âm vang đại ngàn”. Chùa Linh Ứng Sơn Trà. 45 năm tận tụy giữ rừng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Phát huy vai trò của tổ quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Thanh Hóa: Phát huy vai trò của tổ quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 19:29, 14/04/2025
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 647 nghìn ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 393 nghìn ha. Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân các thôn, bản tham gia các tổ, đội quần chúng quản lý, bảo vệ rừng, nhờ đó đã kịp thời ngăn chặn tình trạng xâm lấn rừng, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương.