Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện hội nhập ở làng Le

PV - 18:49, 09/01/2018

Để học hỏi, thu nhận, giao lưu các nét đẹp về văn hóa, đời sống quanh mình, cộng đồng người Rơ Măm ở làng Le (xã Mo Ray, huyện Sa Thầy, Kon Tum) cần mẫn học thêm nhiều ngôn ngữ của nhiều dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất Bắc Tây Nguyên. Đặc biệt, để nuôi dưỡng ước vọng một ngày không xa người làng sẽ làm du lịch và tăng cường giao thương hàng hóa nên người làng Le còn học tiếng Lào và tiếng Anh.

Người dân làng Le giữ nghề dệt truyền thống. Người dân làng Le giữ nghề dệt truyền thống.

 

Xích lại gần nhau hơn

Sống gần trọn thế kỷ ở làng Le, già làng A Ren bộc bạch: Từ xưa kia đến giờ, người làng Le giữ được rất nhiều nét đặc trưng văn hóa tốt đẹp của mình, lại nằm lọt thỏm giữa các dân tộc anh em như: người Giẻ-triêng, Jrai, Ba Na. Để có thể gần gũi hơn, dễ tiếp xúc hơn, người Rơ Măm đã về thỏa ước với nhau là cùng đi học tiếng các dân tộc anh em quanh mình. Đầu tiên đó là những già làng ở làng Le sang các làng của người Ba Na, Giẻ-triêng học tiếng của họ sau đó về truyền thụ lại cho cư dân ở làng Rơ Măm. Chẳng mấy chốc cả làng Rơ Mâm nói thạo ngôn ngữ của các dân tộc khác quanh mình.

Anh A Hảo, một trong những thanh niên làm kinh tế giỏi ở làng Le tâm tình: Mình đi sang các xã khác, huyện khác chơi nói thành thạo tiếng của họ nên họ rất thích, giống như cùng một dân tộc với nhau vậy. Bởi thế nên mỗi lần dân tộc Giẻ-triêng tổ chức các lễ hội văn hóa của bản làng mình đều mời làng Le đến dự. Người làng Le hát được cả dân ca của các dân tộc khác.

Không chỉ học ngôn ngữ của cộng đồng các dân tộc anh em trên địa bàn Tây Nguyên mà thỉnh thoảng ra ngoài địa bàn huyện để giao thương hàng hóa với người Lào ở biên giới Sa Thầy và ngã ba Đông Dương, những người làng Le học thêm ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Lào. Ông A Ren bảo: Từ thời thanh niên mình đã thồ các đặc sản của núi rừng Tây Nguyên lên biên giới bán. Những thương gia người Lào họ nói thạo tiếng Anh, mình thấy hay nên học theo và về truyền thụ lại cho người làng. Sau này các lao động chính, ai thạo tiếng Anh, tiếng Lào đều được cử đi giao thương hàng hóa hết. Người làng Le luôn luôn mến khách và quan niệm thấy cái gì hay của ai, của dân tộc nào thì học về cho mình.

Mở rộng giao lưu và trao đổi hàng hóa

Bên cạnh động lực muốn xích lại gần hơn với các dân tộc anh em thì người làng Le cố gắng học thêm nhiều ngôn ngữ khác để mở rộng giao lưu. Ông A Lanh, Đội trưởng đội văn nghệ của làng Le cho biết: Trong nhiều lần tham gia các cuộc giao lưu hữu nghị giữa người Việt và người Lào được tổ chức ở Kon Tum, Đội văn nghệ làng Le được mời đi không chỉ hát tiếng Rơ Măm mà còn hát tiếng Lào, nói bằng tiếng Lào nữa nên những người nước bạn rất thích. Có người Lào còn cảm kích cho biết họ thấy người làng Le gần gũi, thân thương như chính người nước họ vậy. Từ đó có bao nhiêu nét đẹp, người Lào đều kể cho người Rơ Măm. Thấy rõ lợi ích tinh thần từ việc thành thạo tiếng Lào nên người làng Le càng tích cực thúc giục thế hệ trẻ từ thiếu niên đến thanh niên tăng cường học tiếng Lào lẫn tiếng Anh.

Ông A Ren tâm tình thêm rằng: Ngoài trỉa lúa, người Rơ Măm ở làng Le rất giỏi đánh cá bằng lưới. Đánh được nhiều họ mang đi cho các dân tộc lân cận, nhiều lần bán sang Lào. Có lịch sử hàng trăm năm sống bên dòng sông Sa Thầy, họ đã tiếp thu cách đánh lưới của các bộ tộc Lào ở bên kia biên giới. Chính vì có khả năng đặc biệt đó, nên mỗi khi người Rơ Măm ở làng Le đi đến các làng khác, dùng chính ngôn ngữ của người làng đó để trò chuyện khiến ai cũng phải phục, và chính nhờ thế họ rất được quý mến. Nhiều bí quyết đánh cá người làng Le có được nhờ các ngư dân ở Lào truyền thụ cho bằng chính tiếng Lào”.

Những đứa trẻ người Rơ Măm khi bắt đầu đi học, thường học chung với nhiều đứa trẻ dân tộc khác như: Kinh, Ba Na, Xơ-đăng, Jrai… Chỉ sau một thời gian ngắn tiếp xúc, những đứa trẻ người Rơ Măm có thể dễ dàng nói chuyện được với những đứa trẻ dân tộc khác bằng tiếng của người dân tộc mà các em đã giao tiếp. Lên lớp cao hơn chút nữa, những đứa trẻ còn được học tiếng Anh, và bao giờ những đứa trẻ Rơ Măm cũng có khả năng học và nói tiếng Anh tốt hơn những đứa trẻ cùng trang lứa khác bởi hằng ngày những người thân trong gia đình vẫn nhắc nhở các em phải học thêm các ngoại ngữ để sau này còn đi xa ra khỏi buôn làng làm việc.

ĐÔNG HƯNG-THANH THẢO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 11 phút trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 15 phút trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 16 phút trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 19 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 20 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 21 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 22 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 27 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 29 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 30 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.