Chuyên đề -
Trần Hoàng Anh -
06:57, 22/12/2022 Với phương châm "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", trong những năm qua, ngoài việc bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trên địa bàn được phân công, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Huổi Luông (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu) còn luôn sâu sát cơ sở, ngày đêm bám nắm địa bàn để giúp đỡ chính quyền địa phương xây dựng cơ sở chính trị, giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Già A Mơ, năm nay đã 82 tuổi, sinh sống tại làng Kon Jơ Dri, xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum là một trong số ít người giữ được nghề đan lát, một nghề đã có từ rất lâu đời, gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào DTTS ở Kon Tum. Già nói, điều mà già A Mơ luôn trăn trở, là "không có mấy đứa thanh niên biết đan lát".
Chuyên đề -
Nguyễn Thanh - Thái Hiền -
06:05, 22/12/2022 Bao năm qua, anh Lô Văn Nhung, Bí thư Chi bộ thôn Vĩnh Thành, xã miền núi Thành Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) luôn được bà con quý mến, cảm phục vì sự tận tâm, nhiệt tình và trách nhiệm của anh đối với việc làng, việc xã, nhất là việc giúp người dân thôn Vĩnh Thành thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát triển kinh tế, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, hộ khó ở địa phương.
Khánh Hòa nằm ở trung tâm của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Phát huy tiềm năng, lợi thế của mình, năm 2022, tỉnh Khánh Hòa đã có bước bứt phá ngoạn mục khi 15/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt mục tiêu đề ra. Đặc biệt, mức tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đứng đầu 63 tỉnh, thành phố.
Bảo Lâm là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Cao Bằng, có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi những ngọn núi cao và nhiều khe suối. Năm 2022, huyện Bảo Lâm được giao số vốn 184 tỷ 151 triệu đồng, thực hiện 136 dự án, trong đó, vốn đầu tư phát triển 143 tỷ 334 triệu đồng, vốn sự nghiệp 40 tỷ 817 triệu đồng.
Khi màn đêm buông xuống, núi rừng phủ một màu thâm u trầm mặc, đó cũng là lúc lớp học tiếng Anh “không đồng” của thầy giáo người Raglay - Bo Bo Hồng Thịnh (xã Sơn Lâm, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học tỏa ra, cùng tiếng học bài ngân nga của các em nhỏ như làn hơi ấm giữa bao la núi rừng hùng vĩ.
Phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi đây là yêu cầu cấp bách, là một nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược của quá trình phát triển nhanh, bền vững đất nước. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi, khơi dậy sức dân, thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, giúp đồng bào tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng bản làng no ấm.
Nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi, chào mừng kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống ngành Điện (21/12/1954-21/12/2022); phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của địa phương và các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh cấp trên giao, những ngày qua, các công ty Điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã tổ chức nhiều hoạt động thể dục thể thao.
Với ngành “công nghiệp không khói” của Khánh Hòa, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đang là một “mỏ vàng” nếu biết khai thác. Với việc triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn, Khánh Hòa đang hướng tới mục tiêu vừa bảo tồn, gìn giữ, đồng thời tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng từ “mỏ vàng” này.
Là tỉnh có địa bàn đặc biệt khó khăn lớn, tỷ lệ hộ nghèo cao nên Sơn La là một trong những địa phương có nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Để các chương trình, dự án phát huy hiệu quả tối đa, một trong những giải pháp được tỉnh quan tâm thực hiện là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động làm thay đổi nếp nghĩ của cán bộ và Nhân dân.
Theo thông tin từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đắk Lắk, năm 2022, tỉnh vượt chỉ tiêu tạo việc làm và xuất khẩu lao động.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động Nhân dân vùng đồng bào DTTS bảo vệ an ninh, quốc phòng vùng biên giới, kịp thời triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS tham gia bảo vệ biên cương, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Với nhiều khó khăn đặc thù, quá trình triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tại huyện biên giới Nậm Pồ (Điện Biên) đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của lực lượng chức năng địa phương… Theo đó, công tác tuyên truyền, vận động đến từng nhà, từng người được xem là một giải pháp tích cực, hiệu quả tại địa bàn này.
Để thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS, cùng với việc nâng cao điều kiện sống hiện tại thì việc nâng cao vai trò kinh tế của phụ nữ, là rất quan trọng. Đây cũng là mục tiêu của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: 2021 – 2025.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân”. Việc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” giờ đây không chỉ là phương châm, mục tiêu của Đảng, mà còn là động lực để phát huy nguồn lực từ Nhân dân, khơi dậy sức mạnh toàn dân, góp phần xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa vì dân.
Với sự gương mẫu, trách nhiệm trong các công tác tại làng, ông Hrun, dân tộc Ba Na, Người có uy tín ở làng Kon Chrah, xã Hà Ra, huyện Mang Yang (Gia Lai), luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của các cấp, ngành và Nhân dân giao phó. Ngoài ra, ông Hrun còn là tấm gương sáng trong việc làm kinh tế với thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.
Người Tày có câu “Nặm mì bó mạy mì to”, còn người Dao thường nói “Vâm mài nhuần, điảng mài con” ý là “Nước có nguồn, cây có gốc”. Cũng như đồng bào Tày, Dao, các dân tộc khác ở Tuyên Quang luôn coi trọng tổ tiên, giữ gìn bản sắc văn hóa nguồn cội.
Triển khai chưa lâu, nhưng mô hình “Buôn Kmu-Hai không một giảm về ma túy” ở xã Cư Né, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk đã mang lại hiệu quả bước đầu. Mô hình đã phát huy được vai trò của già làng, Người có uy tín tham gia vận động người dân chủ động phòng, chống tệ nạn ma túy, giữ gìn an ninh trật tự trong buôn làng.
Chư Pưh (Gia Lai) là huyện có địa hình rừng núi phức tạp, nhiều vùng rừng giáp ranh. Vì vậy, huyện Chư Pưh đã quyết liệt triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng. Đặc biệt, giải pháp giao khoán bảo vệ rừng cho Tổ cộng đồng làng đã phát huy sức mạnh đoàn kết từ Nhân dân. Nhờ đó, tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc là sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, một biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết các dân tộc. Sau mỗi lần đại hội, đồng bào các DTTS càng đoàn kết hơn, vận dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên, thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước