Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam: Động lực phát triển (Bài 2)

Tùng Nguyên - 07:09, 21/12/2022

Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc là sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, một biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết các dân tộc. Sau mỗi lần đại hội, đồng bào các DTTS càng đoàn kết hơn, vận dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên, thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước


Sự đi lên của đất nước đến từ sự phát triển của từng địa phương, nhất là vùng "lõi nghèo". (Trong ảnh: Một góc xã Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam)
Sự đi lên của đất nước đến từ sự phát triển của từng địa phương, nhất là vùng "lõi nghèo". (Trong ảnh: Một góc xã Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam)

Hiện thực hóa khát vọng phát triển

Cuối năm 2020, Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II được tổ chức trong bối cảnh rất đặc biệt. Khi đó, toàn thế giới đã nếm trải một cách sâu sắc tác động nặng nề của đại dịch Covid – 19; kinh tế toàn cầu suy giảm, hầu hết các nước đều có mức tăng trưởng âm.

Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chung sức của các tầng lớp Nhân dân, nước ta đã từng bước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Kết thúc năm 2020, Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới đạt được mức tăng trưởng kinh tế dương, thậm chí là quốc gia duy nhất có tăng trưởng kinh tế dương ở khu vực Đông Nam Á.

Sức đề kháng của nền kinh tế của nước ta trong năm đầu tiên chịu tác động của đại dịch Covid – 19 xuất phát từ những thành tựu vượt bậc trong những năm qua, nhất là trong giai đoạn 2010 – 2020. Trong 10 năm này, Việt Nam được cộng đồng quốc tế vinh danh là một nền kinh tế năng động, tăng trưởng nhanh tại châu Á với GDP tăng trung bình 6,3%/năm.

Trong 10 năm (2010 – 2020), cùng với bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ còn hiệu lực thi hành, nhiều quyết sách quan trọng, có tính lịch sử trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được xây dựng, ban hành
Trong 10 năm (2010 – 2020), cùng với bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ còn hiệu lực thi hành, nhiều quyết sách quan trọng, có tính lịch sử trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc để phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được xây dựng, ban hành

Sự phát triển của quốc gia đến từ thành công của các địa phương. Bên cạnh các tỉnh, thành phố nằm tốp đầu về phát triển thì các địa phương khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng luôn nỗ lực để đạt tăng trưởng khá, với ý chí không để bị bỏ lại phía sau. Sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi không chỉ ở bình diện tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh, cấp huyện mà còn hiện diện ở sự đổi thay rõ nét ở cấp xã, cấp độ thôn bản, buôn làng.

Xã Phượng Mao, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) có thể xem là một ví dụ. Xã có gần 85% dân số là đồng bào dân tộc Mường; trước năm 2015, Phương Mao luôn nằm trong danh sách xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (xã khu vực III). Nhưng đến năm 2015, Phượng Mao đã ra khỏi danh sách xã nghèo; đến năm 2020, Phượng Mao là một trong những xã miền núi của tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo ông Bùi Văn Đông, đại biểu dự Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II – nguyên Chủ tịch UBND xã Phượng Mao, những kết quả đạt được của xã Phượng Mao là nhờ có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung sức các tầng lớp Nhân dân toàn xã. Với nguồn lực từ các chương trình, dự án vốn ngân sách Nhà nước, xã Phượng Mao đã nỗ lực cải thiện sản xuất nông nghiệp, chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đào tạo nâng cao tay nghề để đồng bào DTTS có thể tiếp cận với lĩnh vực công nghiệp và vào làm việc tại các cụm, khu công nghiệp lân cận, từ đó có thu nhập ổn định.

Sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng hiện diện ở từng thôn, bản, từng cộng đồng DTTS. Như bản Cáo, xã Lâm Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình), nơi dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc Chứt. Trước đây, đồng bào dân tộc Chứt sống du canh du cư, nay đây mai đó; được Đảng, Nhà nước quan tâm, bà con đã thành lập bản làng và ổn định cuộc sống. Ở bản Cáo hiện nay điện - đường - trường - trạm đều có, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, thay đổi diện mạo của bản.

Phát huy vai trò “hạt nhân” đoàn kết

Bước phát triển toàn diện của vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được nêu bật trong Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II năm 2020. Sau 10 năm thực hiện Quyết tâm thư tại Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ I năm 2010, kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi có bước phát triển mới, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt, niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước không ngừng được củng cố và tăng cường; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được bồi đắp, phát triển lên tầm cao mới. Đó là một trong những nhân tố quan trọng góp phần để đất nước ta có một cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam: Động lực phát triển (Bài 2) 1
Bằng uy tín và nhiệt huyết của mình, sau mỗi kỳ đại hội, các đại biểu đã chuyển tải Quyết tâm thư của đại hội đến với từng cộng đồng, từng người dân, từ đó phát huy sức mạnh đoàn kết, vận dụng nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cả vùng đồng bào DTTS và miền núi

Để có được những thành tựu đó, ngân sách Nhà nước đã ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ. Trong đó, nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững triển khai ở vùng đồng bào DTTS và miền núi chiếm 70% tổng vốn Chương trình của cả nước qua các giai đoạn; nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội chiếm 52,5% tổng dư nợ cả nước… Với những quyết tâm và nguồn lực tập trung đầu tư mạnh mẽ như vậy, đến năm 2020, 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm; 99% trung tâm xã và 80% thôn có điện; 65% xã có hệ thống thuỷ lợi nhỏ đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống; 80% thôn có đường cho xe cơ giới; trên 50% xã có trạm y tế đạt chuẩn, 100% đồng bào DTTS có BHYT miễn phí.

Thành tựu phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi có đóng góp quan trọng của 1.702 đại biểu, đại diện cho 14,2 triệu đồng bào DTTS dự Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ I năm 2010. Sau đại hội lần thứ I, bằng uy tín và nhiệt huyết của mình, các đại biểu đã chuyển tải Quyết tâm thư của đại hội đến với từng cộng đồng, từng người dân, từ đó phát huy sức mạnh đoàn kết, vận dụng nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cả vùng.

Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 đã tôn vinh, biểu dương 38 tập thể, 58 cá nhân lập thành tích xuất sắc, được nhận các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Trước đó, năm 2014, Đại hội cấp huyện đã biểu dương, khen thưởng 4.124 tập thể và 17.546 cá nhân; Đại hội cấp tỉnh biểu dương, khen thưởng 935 tập thể và 2.997 cá nhân.
Báo cáo số 855/BC-UBDT, ngày 3/6/2022 của Ủy ban Dân tộc về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP.

Trong giai đoạn 2010 – 2020, cùng với hai lần tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS quy mô toàn quốc, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh, cấp huyện (năm 2014). Theo Báo cáo số 855/BC-UBDT, ngày 3/6/2022 của Ủy ban Dân tộc về Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, trong năm 2014, đã có 363 huyện của 50 tỉnh đã tổ chức đại hội cấp huyện với tổng số 56.282 đại biểu chính thức tham dự; 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đại hội cấp tỉnh với tổng số 11.627 nghìn đại biểu tham dự.

“Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh, cấp huyện và Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II là nguồn cổ vũ động viên, ghi nhận, tôn vinh và biểu dương kịp thời những gương tiêu biểu, điển hình xuất sắc trong lao động, sản xuất, công tác và sẵn sàng chiến đấu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ đó, trở thành động lực mạnh mẽ, tạo sức lan tỏa lớn, động viên đồng bào DTTS trên mọi miền đất nước khắc phục khó khăn, vượt qua chính mình, ra sức thi đua lập thành tích xuất sắc hơn nữa, cùng đóng góp công sức, trí tuệ để củng cố, tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Báo cáo số 855/BC-UBDT của Ủy ban Dân tộc khẳng định.

Những thành tựu của đất nước nói chung, của vùngđồng bào DTTS và miền núi nói riêng trong 10 năm, được đúc kết tại Đại hội đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II năm 2020 là một trong những cơ sở để xây dựngcác văn kiện Đại hội toàn quốc lấn thứ XIII của Đảng. Để từ đó, tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta đã đề ra được chủ trương, quyết sách lớn, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợpvới sức mạnh truyền thống với bản sắc văn hóa của các dân tộc với sức mạnh củathời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảovệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu hòa bình, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tin nổi bật trang chủ
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 5 giờ trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 13 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 13 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 22:22, 25/04/2024
Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì, thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:47, 25/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Liverpool đã phải nhận thất bại 0-2 khi hành quân đến sân của Everton. Sau trận đấu này, Liverpool tạm đứng thứ 2 (74 điểm/34 trận), kém đội đầu bảng Arsenal 3 điểm, hơn đội xếp sau Man City 1 điểm nhưng đá nhiều hơn 2 trận.
Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:46, 25/04/2024
Mặc dù gặp đội cuối bảng xếp hạng Sheffield United, nhưng Man United đã phải rất vất vả mới có thể giành được chiến thắng trong trận đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh.