Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Phát triển du lịch ở Khánh Hòa: Từng bước khai thác “mỏ vàng” vùng đồng bào DTTS và miền núi

Hoàng Thanh - 15:39, 21/12/2022

Với ngành “công nghiệp không khói” của Khánh Hòa, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đang là một “mỏ vàng” nếu biết khai thác. Với việc triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn, Khánh Hòa đang hướng tới mục tiêu vừa bảo tồn, gìn giữ, đồng thời tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng từ “mỏ vàng” này.

(CĐ Hoàng Thanh): Phát triển du lịch ở Khánh Hòa: Từng bước khai thác “mỏ vàng” vùng đồng bào DTTS và miền núi
Lễ bỏ mả của đồng bào Raglai ở huyện Khánh Sơn được chứng nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2019.

Tiềm năng “lộ thiên”

Nhắc đến vùng “lõi nghèo” của tỉnh Khánh Hòa, người ta nghĩ ngay tới huyện miền núi Khánh Sơn- một trong 2 huyện 30a của tỉnh (cùng với huyện Khánh Vĩnh). Nhưng Khánh Sơn lại giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Khác với sự náo nhiệt nơi phố biển, du lịch Khánh Sơn lại tĩnh lặng và độc đáo theo cách rất riêng.

Theo ông Cao Minh Vỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, nhờ nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Lâm Đồng và Duyên hải miền Trung nên khí hậu ở Khánh Sơn mát mẻ quanh năm; không quá nóng như Cam Ranh, cũng không quá lạnh ở một vài thời điểm như Đà Lạt (Lâm Đồng). Được thiên nhiên ưu đãi nên một thế mạnh của Khánh Sơn là địa phương có các loại trái cây vô cùng phong phú (sầu riêng, mít mỡ, măng cụt, chôm chôm, mía tím…), và đặc biệt là thường trái mùa với các địa phương khác.

Năm 2022, toàn huyện có hơn 3.300ha cây ăn trái, trong đó diện tích sầu riêng hơn 2.100ha. Sầu riêng là nông sản chủ lực của huyện, đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ cấp). Năm 2019, sầu riêng Khánh Sơn được bình chọn là thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, tháng 9/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông) đã cấp 3 mã số vùng trồng xuất khẩu sầu riêng chính ngạch ở Khánh Sơn sang Trung Quốc.

(CĐ Hoàng Thanh): Phát triển du lịch ở Khánh Hòa: Từng bước khai thác “mỏ vàng” vùng đồng bào DTTS và miền núi 1
Sự hiện diện của những giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS chủ yếu qua phần tái hiện dưới hình thức sân khấu hóa tại các liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật. (Trong ảnh: Biểu diễn đánh đàn đá - một loại nhạc cụ độc đáo của đồng bào Raglai ở huyện Khánh Sơn).

Tiềm năng đó đã được Khánh Sơn xây dựng thành sản phẩm du lịch - Lễ hội trái cây mùa hè. Lễ hội được tổ chức thường niên, lần đầu vào năm 2019. Sau 2 năm gián đoạn vì dịch Covid - 19, Lễ hội trái cây mùa hè huyện Khánh Sơn năm 2022 diễn ra đầu tháng 8, thu hút khoảng 20 nghìn lượt khách. Đây là cơ hội để Khánh Sơn giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp - du lịch của huyện, giúp nông dân kết nối cung cầu, hợp tác liên kết, trao đổi kinh nghiệm.

Cũng giàu tiềm năng du lịch nông nghiệp như huyện Khánh Sơn, nhưng ở huyện Khánh Vĩnh, thiên nhiên lại ưu đãi với diện tích rừng lớn nhất tỉnh, môi trường sinh thái, đa dạng. trên địa bàn huyện, ngoài các điểm du lịch nổi tiếng đã hoạt động như: Công viên Du lịch Yang Bay (xã Khánh Phú); suối Lách (xã Giang Ly); khu suối khoáng nóng Nhân Tâm 2 (xã Khánh Hiệp)... thì các địa điểm như: Suối Mấu (xã Khánh Thượng), suối nước nóng (xã Khánh Thành), thác Ziông (xã Khánh Trung), thác Salawen (xã Khánh Hiệp)... cũng có tiềm năng phát triển du lịch.

Theo ông Văn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị, xây dựng huyện Khánh Vĩnh thành tiểu đô thị sinh thái núi rừng, tháng 4/2022, huyện đã báo cáo tỉnh về phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện. Trong đó, huyện dự kiến bổ sung thực hiện 5 tiểu đô thị sinh thái núi rừng, tại các xã: Xã Sông Cầu với quy mô 390 ha; xã Sơn Thái, Liên Sang, quy mô 70 ha; xã Khánh Thượng, quy mô 275 ha; xã Khánh Trung, quy mô 125 ha; xã Khánh Hiệp, quy mô 160 ha. Đây là những dự án mang tính liên vùng, kết nối, kích cầu cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Khánh Vĩnh.

(CĐ Hoàng Thanh): Phát triển du lịch ở Khánh Hòa: Từng bước khai thác “mỏ vàng” vùng đồng bào DTTS và miền núi 2
Lễ ăn đầu lúa mới của đồng bào Raglai được tái hiện trên sân khấu.

Khai thác “mỏ vàng” tiềm ẩn

Một trong những tiềm năng du lịch của các huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa là bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các DTTS. Trong đó, ở huyện Khánh Sơn, toàn huyện có 21 dân tộc anh em sinh sống; trong đó đồng bào Raglai trên 73%, dân tộc Kinh khoảng 25%, còn lại là các DTTS khác như: Tày, Thái, Nùng, Hoa, Chăm… Còn ở Khánh Vĩnh, trên địa bàn huyện có 28 dân tộc cùng sinh sống; trong đó 73,8% dân số là DTTS, chủ yếu các dân tộc như: Raglay, Cơ Ho (nhóm T'rin), Ê đê, Tày, Nùng...

Theo ông Cao Minh Vỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, một trong những yếu tố làm nên tính đặc trưng của du lịch Khánh Sơn chính là bản sắc văn hóa của đồng bào Raglai. Thời gian qua, huyện đã tích cực triển khai công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Raglai, mở các lớp truyền dạy hát sử thi, chơi nhạc cụ mã la, đàn đá, phục dựng các nghi lễ truyền thống…

Các địa phương trên địa bàn huyện cũng đã khôi phục các đội văn nghệ truyền thống, tập luyện đánh mã la, đàn đá để phục vụ Nhân dân và du khách. Bên cạnh đó, huyện thực hiện việc sửa chữa nhà dài truyền thống thôn Hòn Dung (xã Sơn Hiệp) và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ biểu diễn văn nghệ, các hoạt động tham quan, vui chơi của khách du lịch; quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản, ẩm thực đặc trưng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các địa điểm danh lam thắng cảnh, nét văn hóa của người Raglai đến du khách.

(CĐ Hoàng Thanh): Phát triển du lịch ở Khánh Hòa: Từng bước khai thác “mỏ vàng” vùng đồng bào DTTS và miền núi 3
Lế hội trái cây mùa hè được xây dựng thành một sản phẩm du lịch độc đáo của huyện Khánh Sơn.

Còn ở huyện Khánh Vĩnh, theo bà Ca Tông Thị Mến, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, huyện có sự đa dạng về lễ hội như: Lễ cưới của đồng bào T’rin; Lễ ăn mừng lúa bắp mới; Lễ mừng nhà mới; Lễ bỏ mả của dân tộc Raglai, Ê đê; hội tung còn của dân tộc Tày; Lễ đền ơn đáp nghĩa của đồng bào Raglai… Đồng bào các DTTS huyện Khánh Vĩnh còn có những tiết mục hát Arai (dân tộc Ê Đê), hát Ma diêng, múa cong tua, đánh mã la (dân tộc Raglai), hát Xú ri (đồng bào T’rin), hát then (dân tộc Tày) và hòa tấu, độc tấu các nhạc cụ cồng chiêng, đinh năm, đinh chót…

Cùng với tài nguyên thiên nhiên thì bản sắc văn hóa đa dạng là tiềm năng rất lớn để các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Khánh Hòa phát triển loại hình du lịch sinh thái – văn hóa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng đến nay, tiềm năng đó vẫn đang tiềm ẩn, chưa được khai thác; thậm chí, những nét văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào các DTTS đang dần vắng bóng trong đời sống thường ngày của người dân. Sự hiện diện của những giá trị văn hóa phi vật thể này chủ yếu qua phần tái hiện dưới hình thức sân khấu hóa tại các liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết, định hướng đề ra tại Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng như định hướng quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh sẽ trở thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng.

“Thời gian tới, tỉnh sẽ vận dụng có hiệu các quả chính sách đặc thù tại Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội và các chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi để đầu tư phát triển 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 09-NQ/TW”, ông Tuân khẳng định.

Được biết, thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I, ngày 21/4/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch số 3478/KH-UBND về triển khai Dự án 6: “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó chú trọng việc phục dựng 5 lễ hội truyền thống tiêu biểu tại các địa phương để khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch.

(CĐ Hoàng Thanh): Phát triển du lịch ở Khánh Hòa: Từng bước khai thác “mỏ vàng” vùng đồng bào DTTS và miền núi 4
Công viên Du lịch Yang Bay (xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh) là điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Khánh Hòa.

Cụ thể, UBND tỉnh giao UBND các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và thị xã Ninh Hòa tổ chức thực hiện phục dựng các lễ hội ở mỗi địa phương. Trong đó, năm 2022, thực hiện phục dựng di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ bỏ mả của đồng bào Raglai ở huyện Khánh Sơn. Năm 2023 tiến hành phục dựng Lễ ăn đầu lúa mới của đồng bào Raglai ở huyện Khánh Vĩnh. Năm 2024, phục dựng lễ ăn đầu lúa mới của đồng bào Raglai ở huyện Khánh Sơn; phục dựng Lễ cưới hỏi của đồng bào T’rin ở huyện Khánh Vĩnh. Năm 2025, triển khai các hoạt động phục dựng Lễ cúng bến nước của đồng bào Ê Đê ở xã Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa). Mục tiêu hướng tới là vừa bảo tồn, phát huy, vừa đưa các lễ hội của đồng bào trở thành sản phẩm phục vụ Nhân dân, thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế.

Tỉnh Khánh Hòa có 34 DTTS với số dân trên 72 nghìn người, nhiều nhất là dân tộc Raglai (chiếm hơn 75%), định cư tập trung tại 2 huyện miền núi là Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Giai đoạn 2021 – 2025, Khánh Hòa phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những trung tâm du lịch của cả nước, duy trì tốc độ tăng trưởng 22%/năm và tổng thu từ hoạt động du lịch 5 năm đạt 200 nghìn tỷ đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 12 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.