Chữa cao huyết áp: Dùng vỏ và cuống quả chuối tiêu, từ 30 - 60g sắc uống. Dùng nhiều lần.
Hỗ trợ chữa đau tim: Hoa chuối 60g, nấu với tim lợn ăn; hoặc dùng 30 - 60g củ chuối, thái nhỏ nấu với thịt lợn nạc ăn hằng ngày.
Chữa ngộ độc thức ăn: Củ chuối tiêu 500g, thái miếng, sắc đặc lấy 1 bát, uống ấm để gây nôn.
Chữa bỏng nhẹ: Lấy thịt quả cho vào bát, dùng thìa nghiền nát, bọc vào vải gạc vắt lấy nước, bôi lên chỗ bị bỏng, ngày bôi 2 lần. Đối với dạng bỏng nhẹ, làm như vậy sẽ có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau và giúp cho vết thương mau khỏi.
Chữa chứng ngứa da: Trong vỏ quả chuối có một số chất có khả năng ức chế trực khuẩn và một số loại vi khuẩn khác; cho nên nếu lấy vỏ chuối đem đắp vào vết thương, sẽ có thể chữa được chứng ngứa do vi khuẩn gây nên.
Chữa tóc rụng nhiều: Dùng nước nhựa trắng trong của cây chuối tiêu (ba tiêu du) để hằng ngày bôi vào vùng da đầu (chân tóc), sẽ có tác dụng ngăn ngừa tóc rụng và có thể giúp các vùng da bị tóc rụng sẽ mọc trở lại. Mỗi ngày cần bôi 30ml nhựa này.
Chữa viêm phế quản, ho khan, ho có đờm: Chuối tiêu 1-2 quả, thêm đường phèn, hấp cách thủy, ngày ăn 2 lần. Ăn vài ngày liền.
Chữa nhọt sưng ở sống lưng, vết sưng tấy, mụn nhọt: Củ hoặc rễ chuối tiêu giã nát đắp.
Chữa phế nhiệt (bệnh do nhiệt tà xâm phạm phế, thường gây ra các triệu chứng như má đỏ hồng, ho đờm đặc, đau ngực hay suyễn thở mạnh, khạc ra máu) và bệnh đàm xuyễn: Rễ chuối tiêu tươi 60g, rau sam 30g giã nát, ép lấy nước sau đó đun âm ấm, bỏ bã uống nước.
Chữa sa tử cung: Lấy hoa chuối tiêu (nhặt những hoa đã rụng xuống đất), sao tồn tính, tán nhỏ; ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh thứ bột đó, dùng nước sôi để chiêu thuốc. Cũng có thể hằng ngày dùng 60g củ chuối tươi sắc uống làm nhiều lần.
Chữa rong kinh: Lấy chuối tiêu xanh 7 quả, gọt vỏ xắt mỏng, phơi khô, sao cháy, tán bột. Dùng nhọ nồi (cạo ở đít nồi đun than, củi) 15g, sau trộn chung 2 thứ cất sử dụng dần. Mỗi lần uống 2 muỗng cà phê, uống với nước nóng, uống khi bụng đói. Ngày uống 3 lần.
Chữa tiểu ra máu: Rễ chuối tiêu tươi 120g, cỏ nhọ nồi 30g, sắc nước uống.
Chữa sốt cao phát cuồng, phiền khát (bồn chồn không yên và khát nước), mê sảng, co giật: Dùng một lóng trúc hay nứa, vót nhọn đầu, chọc vào giữa thân cây chuối cho nước chảy ra. Hứng lấy một bát để uống. Có thể dùng củ và rễ, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
Chữa hắc lào: Rửa sạch chỗ hắc lào bằng nước nóng, gãi cho trượt da ra, lau khô. Lấy một quả chuối xanh còn non trên cây, bẻ hoặc cắt cho nhựa chảy ra, chấm bôi vào chỗ có nấm. Làm từ 4 đến 5 lần.
Chữa da bị lang ben: Quả chuối tiêu xanh; rửa sạch những chỗ da bị lang ben, lau khô, sau đó cắt quả chuối ra thành từng đoạn, xát vào nơi tổn thương, ngày 2-3 lần.
Chân tay bị nứt nẻ: Mùa thu đông, không khí khô hanh, da chân tay dễ bị nứt nẻ. Hằng ngày sau khi rửa sạch chân tay, lấy chuối tiêu để cả vỏ (loại chín đen càng tốt) đặt lên bếp nướng cho nóng rồi sát nhẹ lên chỗ da bị nứt.
Phòng và chữa viêm loét dạ dày: Thịt quả chuối tiêu xanh, phơi sấy khô ở nhiệt độ dưới 50 độ C, tán bột, ăn hằng ngày với liều từ 20 - 30g.
Chữa đại tiện táo bón: Ăn quả chuối tiêu chín, mỗi lần từ 3 đến 4 quả.
Chữa trĩ ra máu: Chuối 2 quả, để cả vỏ nấu chín ăn. Dùng nhiều lần.
Chữa phụ nữ ít sữa và người già táo bón: Hoa chuối thái nhỏ, luộc chín, trộn với muối vừng hoặc muối lạc rang, ăn từ 2 đến 3 bữa liền.
Viêm giác mạc cấp tính: Lấy thịt quả chuối giã nát, đắp lên chỗ đau, có tác dụng tiêu viêm và đỡ khó chịu.
Phòng trị chứng béo phì: Dùng món chuối nướng. Cách làm chỉ cần chuẩn bị một quả chuối tiêu đã chín, bóc vỏ cắt đôi ra. Sau đó rải tờ giấy bạc hoặc loại giấy thiếc chuyên dụng nướng thức ăn đặt chuối vào trong rồi gói lại.
Đặt gói chuối lên chảo đáy bằng, đun nhỏ lửa cho gói chuối không cháy. Nướng độ 2 phút khi ngửi thấy mùi chuối chín thì lật sang mặt sau và cũng nướng trong vòng 2 phút là được. Một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
Món chuối tiêu nướng có thể làm sạch máu, giúp vi khuẩn có ích trong ruột tăng, mặt khác là do chuối tiêu nướng có vị đậm, ăn xong thường người ta không thèm của ngọt nữa nên có công hiệu làm giảm béo, kể cả sau sinh.
Viêm não B: Củ chuối tươi gọt bỏ phần vỏ ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước, trộn với mật ong theo tỷ lệ 1/1, hằng ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 100 - 200ml. Nếu bị hôn mê, có thể đưa qua đường mũi. Trong trường hợp nghiêm trọng, cần phối hợp với việc điều trị bằng các loại thuốc khác.
Lưu ý
Sau khi ăn 1 đến 2 tiếng chính là thời điểm hợp lý để ăn chuối tiêu. Không nên ăn chuối tiêu nếu dạ dày của bạn đang trống rỗng. Lượng vitamin C trong chuối tiêu sẽ làm tăng axit dịch vị. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy cồn cào, khó chịu. Bên cạnh đó, lượng carbohydrats cao do bổ sung chuối tiêu khi đói có thể làm tăng đường huyết.
Chỉ nên ăn 1 đến 2 quả chuối tiêu mỗi ngày.
Người bị bệnh thận, đặc biệt là người suy thận mạn tính giai đoạn cuối, người thường xuyên bị đau nửa đầu, bạn cũng không nên ăn chuối tiêu.