Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cây bìm bịp - Vị thuốc với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Như Ý - 20:19, 10/05/2024

Cây bìm bịp còn có tên gọi khác là xương khỉ, mảnh cộng, lá cầm, ưu độn thảo, bìm bìm, cây bạch sửu, khiên ngưu tử… có tính bình, vị ngọt, chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, tanin, flavonoid, glycosid, không gây độc hại. Cây bìm bịp chứa hàm lượng đạm và chất béo vừa phải, giúp cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe tốt. Sau đây là bài thuốc từ cây bìm bịp mời các bạn tham khảo.

Cây bìm bịp chứa hàm lượng đạm và chất béo vừa phải, giúp cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe tốt. Ảnh minh họa
Cây bìm bịp chứa hàm lượng đạm và chất béo vừa phải, giúp cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe tốt. Ảnh minh họa

Đặc điểm cây bìm bịp

Cây bìm bịp thường cao từ 1-1,5m, thân nhỏ, có màu xanh và thường mọc thành cụm.

Lá cây bìm bịp có hình dạng thuôn dài, mặt trên lá thường có nhiều gân.

Hoa thường có màu trắng hoặc đỏ, cuống hoa ngắn và hoàn toàn khác biệt với chiều dài của hoa. Đặc điểm của hoa bìm bịp là thường mọc thành chùm. Đặc trưng nhận dạng của hoa bìm bịp chính là cuống hoa ngắn, hoàn toàn khác biệt với chiều dài hoa từ khoảng 3cm đến 5cm.

Công dụng của cây bìm bịp

Trong y học hiện đại: Cây bìm bịp là loại dược liệu được ứng dụng và sử dụng trong điều trị ung thư giai đoạn đầu. Lý do mà bìm bịp được sử dụng là nhờ có hoạt chất flavonoid với khả năng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, chống oxy hóa mạnh. Sự tác động của các hoạt chất có lợi trong bìm bịp đến cơ thể làm ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của những tế bào ung thư và giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn.

Bên cạnh đó, cây bìm bịp còn là loại cây mang đến khả năng cầm máu hiệu quả. Loài cây này còn giúp gìn giữ vẻ đẹp con người thông qua công dụng hỗ trợ làm giảm sẹo, giúp nhanh lành vết thương và đặc biệt là khả năng hỗ trợ trong điều trị các bệnh lý về da.

Trong y học cổ truyền: Từ xa xưa, cây bìm bịp đã là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền. Chúng có chứa flavonoids và polyphenols, các hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương. Bên cạnh đó, bìm bịp còn chứa các diterpenoid, có khả năng kháng viêm và chống lại vi khuẩn, giúp giảm viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình lành vết thương.

Cây bìm bịp có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị một số bệnh lý ngoài da cũng như một số căn bệnh khác như viêm về dạ dày, viêm họng,...Giúp làm giảm lượng đường trong máu, làm giảm cholesterol.

Hỗ trợ điều trị một số bệnh viêm liên quan đến gan, bao gồm kích thích lợi mật, viêm gan, làm mát gan; cải thiện huyết áp, giúp máu lưu thông tốt hơn. Cây bìm bịp cũng giúp giảm men gan, phục hồi chức năng gan do sử dụng rượu, bia thường xuyên.

Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh xương khớp cũng như điều trị bệnh ung thư trong giai đoạn đầu.

(Tổng hợp) Cây bìm bịp - Vị thuốc với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe 1

Các bài thuốc từ cay bìm bịp

Hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn đầu: Dùng 10 lá cây bìm bịp đã được rửa sạch, đem nhai kỹ và nuốt. Mỗi ngày thực hiện 5 lần và duy trì trong thời gian 3 tháng sẽ giúp làm giảm các cơn đau. Trường hợp bệnh lý đã kéo dài có thể tăng liều lên 15 lá mỗi lần dùng và ăn 6 lần mỗi ngày;

Hoặc: Chuẩn bị 30g cây bìm bịp, 40g cây xạ đen, 30g hoa đu đủ đực. Nấu với 1.5 lít nước và uống trong ngày.

Phòng ngừa sự tái phát và di căn của các tế bào ung thư: Dùng 20g hoa đu đủ đực, 30g cây xạ đen và 30g cây bìm bịp. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với 1,5 lít nước đến khi còn 1 lít dung dịch thì dừng. Chia nước thuốc thu được thành nhiều lần uống trong ngày.

Chữa viêm gan: Cây bìm bịp khô 30g, râu ngô 20g, trần bì 12g, lá vọng cách 12g, sâm đại hành 16g. Đem rửa sạch, sắc cùng 1 lít nước, còn lại 300ml nước, chia uống 2 lần trong ngày để giảm các triệu chứng viêm gan.

Trị xơ gan, vàng da: Dùng 30g cây bìm bịp, 15g mỗi vị thuốc gồm trần bì, lá vọng cách, 20g râu ngô, 10g sâm đại hành. Sắc hỗn hợp dược liệu với 1,5 lít nước đến khi còn 800ml thì dừng lại. Nước thuốc được chia nhiều lần uống trong ngày.

Hoặc: Dùng 30g cây bìm bịp, 15g sâm đại hành, 20g râu ngô, 12g lá vọng cách, 12g lá quao, 10g trần bì. Sắc hỗn hợp dược liệu với 1,5 lít nước sôi với lửa nhỏ trong thời gian 30 phút. Nước thuốc được chia 3 lần uống trong ngày.

(Tổng hợp) Cây bìm bịp - Vị thuốc với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe 2

Chữa trĩ: Dùng 7 – 10g lá cây xương khỉ tươi đem rửa sạch và giã nát, đắp vào vùng hậu môn bị trĩ với tần suất 2 lần mỗi ngày.

Chữa đau khớp: Cây bìm bịp 30g, gối hạc 20g, trâu cổ 20g, tầm gửi cây dâu tằm 20g; sắc với 1 lít nước còn lại 300ml nước. Chia uống 2 lần trong ngày đối với những người mắc bệnh đau khớp.

Hỗ trợ chữa thoái hóa cột sống: Dùng 80g lá bìm bịp tươi, 50g ngải cứu tươi, 50g củ sâm đại hành. Giã nhuyễn, xào nóng với giấm và đắp vào chỗ đau. Băng chặt lại mỗi tối trước khi đi ngủ, buổi sáng mở ra, lặp lại liên tục từ 5 đến 10 ngày. Hoặc sử dụng khô: 30g cây xương khỉ, 20g sâm đại hành, ngải cứu 30g, sắc với 2 lít nước, uống trước khi ăn.

Chữa bệnh lở miệng: Dùng 60g lá bìm bịp tươi, rửa và giã nát, lọc lấy nước. Ngậm và nuốt dần trong ngày. Kết hợp súc miệng bằng nước muối kết hợp chải răng và vệ sinh sạch sẽ.

Chữa khớp xương sưng đau: Dùng 30g cây bìm bịp, 20g rễ và thân cây gối hạc, 20g trâu cổ, 20g cây dâu tằm, sắc lấy 300ml, chia làm 3 lần uống sau bữa ăn trong ngày, liên tục trong 15 ngày khi bị sưng đau khớp xương.

Điều trị phong thấp: Dùng 30g cây bìm bịp, 20g mỗi vị thuốc gồm cây gối hạc, tầm gửi dâu và cây cổ trâu. Đem sắc hỗn hợp dược liệu trong 1,5 lít nước đến khi còn 800ml thì dừng, chia nước thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày.

Chữa đau nhức xương do thoái hóa: Cây bìm bịp tươi 80g, củ sâm đại hành tươi 50g, ngải cứu tươi 50g; rửa sạch, giã nát, xào nóng với giấm, để ấm đắp vào chỗ đau, băng cố định lại; đắp buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa bong gân trật khớp: Lá bìm bịp, lá ngũ trảo, lá cây thanh táo. Mỗi loại 1 nắm tay, rửa sạch, giã nát, hòa với giấm, xào ấm và đắp lên chỗ đau.

(Tổng hợp) Cây bìm bịp - Vị thuốc với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe 3

Chữa cảm cúm: Dùng lá bìm bịp 30g đem giã nát lấy nước ngậm hoặc nhai nuốt dần, có thể sử dụng trong trường hợp nhiễm Covid 19 với các triệu chứng nhẹ theo như một số ít tài liệu đã đề cập.

Giúp vết thương mau lành: Dùng lá bìm bịp tươi giã đắp trị vết thương hở.

Cầm máu: Nhiều người dùng lá bìm bịp để cầm máu cho vết thương hở bằng cách sắc lá khô lấy nước uống trước khi ăn. Nên duy trì cách này 1 – 2 tuần nếu vết thương nặng, thành mạch bên trong tổn thương nặng.

Chữa ho: Dùng 8 lá bìm bịp, ăn 3 lần mỗi ngày (mỗi lần dùng cách nhau 1 giờ) sẽ giúp giảm triệu chứng ho nhanh chóng và hiệu quả.

Chữa đau dạ dày: Dùng lá cây bìm bịp tươi đem rửa sạch, thêm một vài hạt muối hột rồi đem nhai kỹ và nuốt. Mỗi ngày dùng 3 – 8 lá cây, chia thành 2 lần dùng trước bữa ăn để đạt hiệu quả điều trị cao.

Chữa tiểu buốt, tiểu rắt và ra máu: Dùng 9 lá cây bìm bịp đem rửa sạch và nhai sống 3 lần mỗi ngày. Dùng bài thuốc liên tục 1 tháng giúp giảm các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả.

Chữa lở loét, sẹo lồi và hạn chế mụn: Dùng khoảng 1 nắm lá cây bìm bịp đã được rửa sạch, giã nát và bôi lên vùng da bị sẹo mụn, lở loét. Thực hiện bài thuốc với tần suất 2 lần mỗi tuần trong 2 tháng sẽ đem lại hiệu quả cao, lấy lại vẻ đẹp mịn màng cho làn da.

(Tổng hợp) Cây bìm bịp - Vị thuốc với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe 4

Lưu ý

Mặc dù bìm bịp mang đến những công dụng tốt trong điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Nhưng những người sau đây không nên dùng thảo dược này:

Người có huyết áp thấp; Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình cho con bú thường sẽ bị mẫn cảm với các thành phần của cây. Hạn chế sử dụng nếu cơ thể đang bị hàn để tránh những phản ứng không đáng có xảy ra.

Những người gặp phải các vấn đề liên quan đến xương khớp như đau thấp khớp, chấn thương xương.

Những người đang trong thời gian điều trị bệnh viêm họng, đau dạ dày.

Các đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn đầu.

Luôn tuân thủ liều lượng thuốc, không được quá lạm dụng.

Khi đang sử dụng dược liệu này thì tuyệt đối không được sử dụng bia, rượu, các chất kích thích để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Trước khi sử dụng nên hỏi thăm ý kiến từ bác sĩ để có cách sử dụng, liều lượng sử dụng tốt nhất, phát huy tối đa hiệu quả điều trị.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc chữa bệnh từ quả mâm xôi

Bài thuốc chữa bệnh từ quả mâm xôi

Cây mâm xôi còn có tên gọi khác là phúc bồn tử, đùm đũm, đũm hương, mác hủ (Tày), co hu (Thái), ghìm búa (Dao)…Theo y học cổ truyền, cây mâm xôi có vị ngọt chua, tính bình, có công dụng bổ can thận, sáp niệu, trợ dương, cố tinh, minh mục, thường được dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, muộn con, lao lực, thị lực kém… Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ quả mâm xôi mời các bạn tham khảo.
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Ngày 31/3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức "Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì Hội nghị.
MB Dream Home – Giải pháp tài chính đột phá cho khách hàng trẻ

MB Dream Home – Giải pháp tài chính đột phá cho khách hàng trẻ

Kinh tế - Tào Đạt - 4 giờ trước
“MB Dream Home”, là minh chứng rõ nét cho sự nhạy bén của đội ngũ lãnh đạo Ngân hàng Quân đội (MB) trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường. Gói vay này không chỉ xuất phát từ chiến lược kinh doanh mà còn dựa trên phân tích chính xác về tâm lý, nhu cầu và hành vi tiêu dùng của giới trẻ hiện nay.
Di sản nghề khảm xà cừ: Góc nhìn đương đại từ nghệ sĩ nước ngoài

Di sản nghề khảm xà cừ: Góc nhìn đương đại từ nghệ sĩ nước ngoài

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 6 giờ trước
Từ ngày 21/3 đến 3/4, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức Triển lãm Di sản nghề khảm xà cừ tại IDECAF (31 Thái Văn Lung, Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Ngành giáo dục An Giang chỉ đạo

Ngành giáo dục An Giang chỉ đạo "nóng" vụ nhiều nữ sinh tiểu học hút thuốc lá trong trường

Giáo dục - Tào Đạt - 7 giờ trước
Đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy có khoảng 6-7 nữ sinh của một trường tiểu học thản nhiên hút thuốc phì phèo và nói tục, chửi thề. Sau xác minh ban đầu, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang yêu cầu tăng cường quản lý, giáo dục đạo đức và tác hại thuốc lá cho học sinh.

"Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Hành trình về nguồn"

Sắc màu 54 - Phan Huy - 7 giờ trước
Như lời hẹn ước thiêng liêng, tháng Ba về, triệu triệu trái tim con dân đất Việt lại cùng chung nhịp đập hướng về non thiêng Nghĩa Lĩnh chờ đón nhịp trống đồng khai hội Đền Hùng, tìm về nơi phát tích cội nguồn dân tộc với lòng tôn kính, tri ân công đức tổ tiên khai sơn, phá thạch, gây dựng nền móng giang sơn gấm vóc trao truyền cho cháu con xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử…
Thành phố Hạ Long: Vượt khó, đưa nước sạch đến 10 xã miền núi, vùng cao

Thành phố Hạ Long: Vượt khó, đưa nước sạch đến 10 xã miền núi, vùng cao

Xã hội - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Xác định, việc đưa nước sạch về các thôn, xã miền núi vùng cao là một trong những nhiệm vụ mang ý nghĩa thiết thực nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, do vậy thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đang đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch cho 10 xã miền núi, dự kiến có khoảng 4.000 hộ dân được thụ hưởng.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ninh Thuận: Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống

Ninh Thuận: Chương trình MTQG 1719 đã thực sự đi vào cuộc sống

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 7 giờ trước
Nhờ đẩy mạnh triển khai các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ gần bốn năm nay, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và niền núi tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chuyển biến đáng kể.
Đồng Nai: Công ty Gỗ Johnson Wood bị xử phạt 550 triệu đồng vì chuyển giao chất thải nguy hại không đúng quy định

Đồng Nai: Công ty Gỗ Johnson Wood bị xử phạt 550 triệu đồng vì chuyển giao chất thải nguy hại không đúng quy định

Pháp luật - Duy Chí - 7 giờ trước
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 979/QĐ-XPHC phạt Công ty CP Johnson Wood số tiền 550 triệu đồng về 2 hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Trưng bày hơn 300 hiện vật chuyên đề “Văn hoá Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”

Tin tức - Anh Trúc - 8 giờ trước
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Người tiên phong trồng lúa nước ở Kỳ Neh

Phóng sự - Phạm Tiến - 8 giờ trước
Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức Diệp, đến nay toàn thôn Kỳ Neh đã trồng được 15ha lúa nước. Theo đó, đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi ) nơi đây đã “được no cái bụng” đúng như mong muốn của Người có uy tín Hồ Đức Diệp.
Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành

Trang địa phương - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Ngày 31/3, tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra hoạt động đạp xe hữu nghị qua biên giới từ cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc) - Hoành Mô (Việt Nam) đến trung tâm huyện Bình Liêu, với chủ đề “Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành”.