Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tổ chức phiên họp chuyên đề pháp luật - Tập trung cao độ cho công tác lập pháp kỳ họp thứ 4

PV - 18:12, 09/08/2022

Chiều ngày 9/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 14. Phát biểu khai mạc phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tại phiên họp sẽ xem xét, quyết định 02 nhóm vấn đề đối với 07 nội dung trọng tâm. Đặc biệt, tới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức 02 phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8 và tháng 9 để chuẩn bị tốt nhất cho công tác lập pháp tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Toàn cảnh Phiên họp thứ 14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tham dự phiên khai mạc về phía các cơ quan Trung ương có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương; đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ...

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kéo dài 2,5 ngày làm việc (từ 14h ngày 9 - 11/8/2022), xem xét, cho ý kiến trực tiếp 02 nhóm vấn đề đối với 07 nội dung trọng tâm liên quan đến công tác xây dựng pháp luật; các vấn đề kinh tế - xã hội, công tác giám sát, …

Phiên họp thứ 14 dành 01 ngày cho hoạt động chất vấn

Tóm lược và định hướng một số vấn đề chính tại phiên họp thứ 14, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đối với nhóm vấn đề thứ nhất, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ chvo ý kiến, xem xét và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền, bao gồm: 

Cho ý kiến bước đầu về dự thảo báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”; 

Cho ý kiến về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (đợt 3); 

Xem xét đề xuất của Chính phủ liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021 của UBTVQH về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19;…

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Liên quan đến Dự thảo báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”, Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong năm 2022, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao đối với 02 nội dung. Trong đó, giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch đã hoàn thành và đưa lại kết quả cao (tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về lĩnh vực này).

Nhấn mạnh chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” là chuyên đề có ý nghĩa quan trọng, phạm vi giám sát rộng, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Đoàn giám sát đã có kế hoạch tổ chức rất chu đáo, huy động cả Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội các địa phương tham gia, đồng thời đã tiến hành khảo sát, giám sát tại nhiều bộ, ngành, cơ quan trung ương,…

“Theo dự kiến, chương trình chuyên đề giám sát này phải được báo cáo với Quốc hội xem xét, cho ý kiến thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2022) tới đây. Do đó, cần đẩy nhanh tiến độ, đồng thời đảm bảo được chất lượng cao nhất kết quả dự thảo báo cáo trước khi trình Quốc hội cho ý kiến”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (đợt 3), Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là đợt phân bổ vốn trung hạn lần thứ 3 kể từ khi Quốc hội quyết định nhằm thực hiện Luật Đầu tư công.

Lưu ý việc giao vốn là vấn đề trọng điểm của thực hiện đầu tư công, trong đợt 3 khối lượng vốn khá lớn chưa được phân bổ, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu khi cho ý kiến về nội dung này cần báo cáo kỹ, làm rõ nguyên nhân vì sao giao vốn chậm,… Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ có báo cáo về 02 Danh mục còn thiếu để có cơ sở giao vốn, tìm giải pháp để giải ngân đúng tiến độ các gói kích thích kinh tế, phân bổ đầu tư công đúng, hiệu quả…

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, theo thông lệ, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 7/2022.

Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc dành 01 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc dành 01 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Đối với nhóm vấn đề thứ hai, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tại phiên họp thứ 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành 01 ngày (10/8) cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Cụ thể:

Nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Công an, gồm: Công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng, vấn đề an toàn đối với hệ thống an ninh mạng quốc gia trong giai đoạn hiện nay; Giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là tình trạng đánh bạc, lừa đảo, đưa tin không chính xác, phát tán các video clip phản cảm, độc hại; Việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy, “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi; Việc triển khai thực hiện cấp thẻ căn cước công dân; việc cấp và sử dụng hộ chiếu phổ thông mẫu mới; xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm kết nối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và vấn đề bảo mật thông tin cá nhân.

Trách nhiệm trả lời chính: Bộ trưởng Bộ Công an. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao; Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, gồm: Việc thực hiện chính sách, pháp luật để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kích cầu, phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch. Chính sách khuyến khích xã hội hóa trong phát triển ngành du lịch; Công tác quản lý, bảo tồn, cải tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử Quốc gia, đặc biệt là các khu di tích lịch sử cách mạng, góp phần giáo dục truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Giải pháp ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử; xây dựng nếp sống văn hóa và bảo tồn, phát triển văn hóa xã hội.

Trách nhiệm trả lời chính: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Lao động, Thương binh và Xã hội cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hoạt động chất vấn nhằm thực hiện đúng theo quy định tại Luật tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Quy chế về giám sát Quốc hội.

Nhấn mạnh đây là nội dung đã nằm trong Kế hoạch giám sát từ năm nay, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, với những kết quả tích cực đạt được từ phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV vừa qua, phiên chất vấn ngày 10/8 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục làm rõ, tháo gỡ các vấn đề cử tri quan tâm. "Với tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động này, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội đã họp trù bị với hai Bộ trưởng, các trưởng ngành có liên quan đảm bảo chuẩn bị tốt nhất cho phiên chất vấn, đáp ứng mong đợi của cử tri….", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thông tin.

Tổ chức phiên họp chuyên đề pháp luật

Tại phiên khai mạc, Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, sau phiên họp thứ 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ triển khai phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022 và tháng 09/2022. Trong đó, phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 08 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 15 -18/8/2022.

Khẳng định Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV nội dung trọng tâm là công tác lập pháp với nhiều dự án luật khó, chuyên môn sâu, lĩnh vực tác động rộng lớn như Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung cao độ để cho ý kiến, chuẩn bị kỹ lưỡng, xem xét, toàn diện, đảm bảo chất lượng cao nhất các dự án luật trước khi trình Quốc hội.

Để phiên họp thứ 14 đạt hiệu quả cao, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành thời gian tham dự đầy đủ, nghiên cứu kỹ lưỡng, có nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng,... vào các nội dung cụ thể được trình tại phiên họp.

Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp cho ý kiến về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (đợt 3).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc một số dự án luật về an ninh, trật tự

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc một số dự án luật về an ninh, trật tự

Chống diễn biến hòa bình - PV - 1 giờ trước
Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và quá trình hội nhập quốc tế, việc bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ trong xây dựng các dự án luật là yêu cầu khách quan.
Những trò chơi thú vị tại nhà cùng con nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

Những trò chơi thú vị tại nhà cùng con nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

Photo - Ngân Nhi - 1 giờ trước
Quốc tế thiếu nhi là một ngày ý nghĩa đối với trẻ em. Vào dịp này, bên cạnh việc đưa trẻ đi chơi, bố mẹ có thể dành thời gian cùng chơi với trẻ những trò chơi thú vị tại nhà, như: Cùng làm đồ thủ công, vẽ tranh, đọc sách, cùng trẻ chuẩn bị một bữa ăn...
Nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn phục vụ thiếu nhi Hè 2023

Nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn phục vụ thiếu nhi Hè 2023

Giải trí - PV - 1 giờ trước
"Tấm Cám", "Cây tre trăm đốt", "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn"... sẽ mang một màu sắc mới trong các vở kịch xiếc, kịch nói được dàn dựng công phu, sinh động và cuốn hút phục vụ khán giả nhí Hè 2023.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp cấp bách giảm ùn ứ, thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp cấp bách giảm ùn ứ, thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 7 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Mang Tết thiếu nhi 1/6 đến với trẻ em khu vực biên giới

Mang Tết thiếu nhi 1/6 đến với trẻ em khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Anh Trúc - 7 giờ trước
Ngày 31/5, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) phối hợp với các mạnh thường quân tổ chức Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 cho các cháu học sinh khu vực biên giới Việt - Lào.
Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Chợ phiên Xín Cái nằm cách đường biên giới khoảng 500m, thuộc thôn Lùng Vần Chải, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ phiên Xín Cái là một trong những khu chợ đặc biệt, bởi nơi đây có khung lịch họp chợ vô cùng kì lạ, chợ chỉ họp 1 lần 1 tuần và theo lịch lùi.
Phụ nữ Mông ở Nậm Pồ luôn tự hào với nét đẹp trang phục truyền thống

Phụ nữ Mông ở Nậm Pồ luôn tự hào với nét đẹp trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Đỗ Thành Trung - 14 giờ trước
Trên địa bàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên), dân tộc Mông chiếm gần 70%, có 5 nhóm (Mông Đen, Mông Đỏ, Mông Trắng, Mông Xanh, Mông Hoa), trong đó nhóm Mông Hoa (Mông Lềnh) sinh sống chủ yếu ở các xã Nậm Tin, Chà Cang, Nà Khoa... Người Mông Hoa hiện vẫn gìn giữ được nhiều phong tục, tập quán truyền thống, trong đó có nghề thêu, may trang phục dân tộc.
Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Media - Vàng Ni - 15 giờ trước
Chợ phiên Xín Cái nằm cách đường biên giới khoảng 500m, thuộc thôn Lùng Vần Chải, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ phiên Xín Cái là một trong những khu chợ đặc biệt, bởi nơi đây có khung lịch họp chợ vô cùng kì lạ, chợ chỉ họp 1 lần 1 tuần và theo lịch lùi.
Làng mới ở Sơn Bua

Làng mới ở Sơn Bua

Phóng sự - Tiêu Dao - 15 giờ trước
Dự án Làng thanh niên lập nghiệp Sơn Bua (xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) là 1 trong 15 làng thanh niên lập nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Sau gần 5 năm thành lập, đến nay, Làng đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống của thanh niên các DTTS tại đây.
Độc tố Botulinum - Những điều cần lưu ý

Độc tố Botulinum - Những điều cần lưu ý

Sức khỏe - Như Ý - 15 giờ trước
Thời gian gần đây, nước ta xảy ra liên tiếp nhiều vụ ngộ độc có liên quan tới Botulinum. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa biết độc tố này nguy hiểm đến mức nào và thường có trong những thực phẩm nào để phòng tránh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về độc tố Botulinum nhé.
Họa sĩ nhí người dân tộc Tày đoạt giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023

Họa sĩ nhí người dân tộc Tày đoạt giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023

Sắc màu 54 - Trương Vui - Thúy Hồng - 20:05, 31/05/2023
Chiều 31/5, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Báo Thể thao và Văn hóa thuộc Thông tấn xã Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023.