Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Văn học phải đi trước một bước, biến tinh hoa văn hóa dân tộc thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển đất nước

PV - 15:02, 09/01/2022

Ngày 9/1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ phát động cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thiếu nhi, trao giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ nhất. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ phát động. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ phát động. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo một số ban, ngành, Hội Nhà văn Việt Nam và các nhà văn.

Cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thiếu nhi dành cho hai thể loại: Văn xuôi và Thơ kéo dài trong 5 năm (từ cuối năm 2021 đến tháng 5/2025) và chia làm hai đợt (đợt một: từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2023; đợt hai: từ tháng 7/2023 đến tháng 7/2025), hướng tới mục đích thông qua sáng tác văn học, ca ngợi, cổ vũ, tôn vinh những đức tính, hành động, suy nghĩ tốt đẹp, từ đó khơi gợi, bồi đắp, làm giàu cho tâm hồn thiếu nhi, hướng thiếu nhi trở thành những con người có nhân cách, có ích trong tương lai. Hội đồng chung khảo là Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam; Ban Tổ chức đặc biệt khuyến khích sự tham gia của các em thanh, thiếu niên và nhi đồng.

Giải thưởng Tác giả Trẻ nằm trong hệ thống giải thưởng hằng năm của Hội Nhà văn Việt Nam, trao tặng những tác phẩm văn học xuất sắc trong năm (xuất bản từ ngày 1/10 năm trước đến 30/9 năm trao giải) gồm bốn thể loại Thơ, Văn xuôi, Lý luận - phê bình và Văn học dịch của các tác giả tuổi từ 35 trở xuống (tính tại thời điểm xuất bản sách), trị giá mỗi giải thưởng là 30 triệu đồng.

Các tác giả đoạt Giải thưởng Tác giả Trẻ năm 2021: Thơ: Lý Hữu Lương (tập thơ Yao), Phương Đặng (tập thơ Con người); Văn xuôi: Đinh Phương (tiểu thuyết Nắng thổ tang); Lý luận phê bình: Vũ Thị Trang (tác phẩm Phê bình phân tâm học phía của những ám ảnh nghệ thuật); Văn học dịch: Nguyễn Bình (Bản dịch tiếng Anh tác phẩm Truyện Kiều).

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều khẳng định, giải thưởng Tác giả trẻ góp phần khích lệ, động viên thế hệ các cây bút trẻ trong sự nghiệp tiếp bước các nhà văn đi trước, mở ra những giá trị mới mẻ, hiện đại với tinh thần nhân văn sâu sắc, lan tỏa mạnh mẽ tới đời sống. Sự hiện diện của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thể hiện sự quan tâm tới các nhà văn, đó là sự đồng hành vô cùng quan trọng, quý báu, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa nói chung và cụ thể nhất là hướng tới trẻ em, nhà văn trẻ hôm nay và ngày mai.

Tại buổi lễ, các nhà văn đã đóng góp nhiều ý kiến trên tinh thần xây dựng, mong muốn Hội Nhà văn Việt Nam có thêm nhiều sáng kiến, hoạt động thiết thực để cổ vũ, khích lệ đội ngũ văn nghệ sĩ cống hiến thêm nhiều tác phẩm cho đời sống văn học.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vị thế và vai trò của nhà văn và các tác phẩm còn ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là những tác phẩm văn học có giá trị, có sức lan tỏa và trường tồn với thời gian; đồng thời đánh giá cao Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thiếu nhi, trao giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ nhất; hoan nghênh và ủng hộ chiến lược của Hội Nhà văn Việt Nam nhằm tạo ra những tác phẩm văn chương xuất sắc cho trẻ em cũng như mang những tác phẩm văn chương ấy đến với trẻ em, đặc biệt là trẻ em miền núi và vùng sâu vùng xa.

Chủ tịch nước khẳng định văn học đích thực là nguồn suối trong lành, tươi mát trong tâm hồn, rũ bỏ bụi bẩn và mệt nhọc của cuộc sống. Sáng tác văn học thiếu nhi là một chủ đề thú vị và ý nghĩa, cần được khuyến khích và lan tỏa mạnh mẽ bởi con người cần được gieo những hạt giống tâm hồn, không ngừng ước mơ nuôi dưỡng những khát khao, tôi rèn ý chí hoài bão ngay từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành và văn học chính là nguồn dưỡng khí nuôi tâm hồn, hướng thiện, lành mạnh, vị tha, giàu lòng nhân ái, đồng thời hun đúc ý chí, nghị lực vươn lên của con người, nhất là đối với thế hệ trẻ, thanh niên, thiếu niên, thiếu nhi, nhi đồng.

Những gì chứa đựng trong tâm hồn trẻ em hôm nay, chính là bản thiết kế quan trọng cho chân dung những công dân Việt Nam trong tương lai.

 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam và các đại biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam và các đại biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Nhấn mạnh những tác phẩm văn học nghệ thuật làm cho con người sống một đời sống có nhân phẩm, nhân văn và tâm hồn phong phú và nếu không gieo những hạt giống của cái đẹp và lòng nhân ái vào tâm hồn trẻ em hôm nay thì trong tương lai khó mà có được những mùa người nhân ái và các nhà văn là những người bền bỉ hết thế hệ này đến thế hệ khác đi gieo những hạt giống nhân văn ấy trên cánh đồng nhân cách của đời sống hằng ngày, Chủ tịch nước kêu gọi các nhà văn Việt Nam, toàn xã hội hãy vì tương lai của dân tộc dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em; các nhà văn trẻ hãy tiếp bước các thế hệ đi trước, viết bằng nét đẹp văn hóa dân tộc mình, bằng tâm thế của thời đại mình, bằng lương tri, bản lĩnh của con người Việt Nam.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước mong muốn Hội Nhà văn Việt Nam trên cơ sở chiến lược phát triển đất nước, các cơ quan có chức năng cần tạo ra một không gian sáng tạo để nhà văn sáng tạo nhưng không được làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, dân tộc và của Đảng; quan tâm và sớm khôi phục lại các trại sáng tác với những cách làm phong phú, tạo ra không gian tốt, hệ sinh thái tốt cho sự ra đời của các tác phẩm mới; đề nghị các cơ quan và nhà trường tạo không gian cho các em sáng tạo, nhất là các cuộc thi sáng tác trong trường học để các em được cất lên tiếng nói, thể hiện ước mơ, hoài bão của mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Phóng sự - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 1 giờ trước
Với đặc thù là vùng đất biên giới, địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế... nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các hoạt động tà đạo, tệ nạn xâm nhập. Do vậy, việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm, các hoạt động sinh hoạt đạo trái pháp luật...luôn được hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng công an chú trọng ngăn chặn bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS hiểu rõ cái xấu, không theo đạo lạ, chung tay giữ gìn bản làng bình yên.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 1 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những

Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 1 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 2 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.