Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Lào

PV - 21:16, 09/08/2021

Hai nhà lãnh đạo dành nhiều thời gian trao đổi về các biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; nhất trí ủng hộ Chính phủ hai nước tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án hợp tác quan trọng giữa hai nước…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đến thăm đồng chí Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước; gặp đồng chí Choummaly Sayasone, nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước và đồng chí Bounnhang Vorachith, nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước.

Cùng ngày, Chủ tịch nước đã tiếp đồng chí Sinlavong Khutphaythoun, Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước và đồng chí Khambay Damlath, Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam.

Tại cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Lào Phankham Viphavanh nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào; nhấn mạnh việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chọn Lào là nước đầu tiên đi thăm trên cương vị mới thể hiện sự coi trọng đặc biệt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và cá nhân đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đối với việc gìn giữ, bảo vệ và không ngừng vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào; khẳng định ý nghĩa hết sức quan trọng của chuyến thăm, đồng thời bày tỏ cảm ơn sâu sắc Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã luôn dành sự giúp đỡ vô cùng to lớn, quý báu và kịp thời cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ngày nay.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng thăm lại đất nước Lào tươi đẹp; đánh giá cao các thành tựu toàn diện và có ý nghĩa quan trọng mà nhân dân Lào anh em đã giành được trong những năm qua; chúc mừng đồng chí Phankham Viphavanh được Quốc hội Lào tín nhiệm bầu làm Thủ tướng Chính phủ; đồng thời bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chính phủ và nhân dân Lào anh em sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ IX giai đoạn 2021-2025. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao kết quả tốt đẹp của cuộc điện đàm trực tuyến giữa hai Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Lào (tháng 4/2021).

Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao các biện pháp ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19 của mỗi nước trong thời gian qua; đồng thời bày tỏ hài lòng về sự ủng hộ, giúp đỡ kịp thời, thắm tình hữu nghị anh em hai nước đã dành cho nhau trong ứng phó với dịch bệnh. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hợp tác giữa hai nước trong những năm gần đây và nhất trí cao về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, theo đó nhấn mạnh cần phối hợp thực hiện tốt các thỏa thuận cấp cao, triển khai hiệu quả Hiệp định về hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2025 và Thỏa thuận chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2030.

Hai nhà lãnh đạo dành nhiều thời gian trao đổi về các biện pháp cụ thể để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; nhất trí ủng hộ Chính phủ hai nước tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án hợp tác quan trọng giữa hai nước như bến cảng Vũng Áng 1, 2, 3, đường cao tốc Hà Nội-Viêng Chăn, đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng, Công viên hữu nghị Lào - Việt Nam tại thủ đô Viêng Chăn, sân bay Nongkhang, bệnh viện tại Houaphan và Xiangkhouang. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác tốt đẹp Việt Nam - Lào tại các đàn đa phương, nhất là trong các khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng nhằm góp phần thúc đẩy hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Đến thăm các đồng chí Khamtai Siphandone, đồng chí Choummaly Sayasone và đồng chí Bounnhang Vorachith, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng được gặp lại những người anh, người đồng chí, người bạn thân thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đã có nhiều cống hiến và đóng góp to lớn trong việc vun đắp và tăng cường quan hệ thủy chung trong sáng, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào. Chủ tịch nước thông báo về kết quả các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Lào; khẳng định Ban Lãnh đạo mới của hai nước tiếp tục kế thừa truyền thống tốt đẹp của các thế hệ lãnh đạo đi trước, làm hết sức mình để không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Lào bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong thời gian qua, nhất là trong bối cảnh hai nước đang phải ứng phó với đại dịch COVID-19; đánh giá cao các kết quả đạt được trong cuộc hội đàm và hội kiến; đề nghị hai bên tiếp tục quan tâm giáo dục và tuyên truyền cho nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống quan hệ đặc biệt, gắn bó thủy chung Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào.

Tiếp đồng chí Sinlavong Khutphaythoun, Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước và đồng chí Khambay Damlath Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai cơ quan này với các cơ quan liên quan của Việt Nam trong việc vận động, tập hợp và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cảm ơn Ban Chấp hành các cấp của Trung ương Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam đã phối hợp với Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các cơ quan chức năng của Lào quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho bà con Việt kiều làm ăn, sinh sống ở Lào, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Chủ tịch nước đề nghị hai cơ quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam thực hiện có hiệu quả các Thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực mặt trận, dân vận, tôn giáo, dân tộc; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về lịch sử, mối quan hệ liên minh chiến đấu giữa Việt Nam - Lào để thế hệ trẻ ý thức hơn nữa trong việc vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

Trong ngày 9/8, đã diễn ra các hoạt động gặp gỡ tiếp xúc trao đổi giữa Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành, địa phương hai nước: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Đỗ Văn Chiến gặp Chủ tịch Mặt trận Lào xây dựng đất nước Sinlavong Khutphaythoun; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Lào Sonexay Siphandon; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm gặp Bộ trưởng Bộ Công an Lào Vilay Lakhamphong và dự lễ trao tặng Huân chương của Bộ Công an Lào nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng Công an Nhân dân Lào; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào Chansamone Chanyalath và cắt băng khánh thành Trường Lý luận Chính trị tại Trường Lý luận Chính trị; Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung gặp Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lào Thoongsavanh Phomvihane; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên gặp Bộ trưởng Công Thương Lào Khampheng Xaysompheng và gặp Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào Daovong Phonkeo; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long gặp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lào ; Phayvy Xibualypha; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương gặp Chủ tịch tỉnh Xaysomboun Khamlieng Outthakaison

Tối 9/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã chủ trì tổ chức chiêu đãi trọng thể Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam./.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Sắc màu 54 - Minh Ngọc – Bảo Anh - 4 giờ trước
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 5 giờ trước
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 6 giờ trước
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 6 giờ trước
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 6 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Pháp luật - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 6 giờ trước
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, Hòn Trứng, - một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam" với mật độ trung bình 4,88 trứng trên mỗi mét vuông. Đây là minh chứng tiêu biểu cho những nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo trong suốt nhiều năm qua.
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 6 giờ trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.