Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

PV - 4 giờ trước

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-29/11/2024.

Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh: TTXVN

Chiều 28/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ đón Quốc vương Norodom Sihamoni.

Tham dự Lễ đón có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến; Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng; Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Lê Văn Tuyến; Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; Trợ lý Chủ tịch nước Tống Thanh Trì; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền; cùng đại sứ, đại biện các nước ASEAN tại Việt Nam.

Đông đảo quần chúng Nhân dân, Hội Cựu chiến binh, thanh thiếu niên và các cháu thiếu nhi Thủ đô đứng dọc hai bên đường dẫn vào Phủ Chủ tịch, vẫy cờ Việt Nam và Campuchia chào đón Quốc vương Norodom Sihamoni cùng Đoàn cấp cao Campuchia.

Trong 20 năm trị vì, Quốc vương Norodom Sihamoni đã 3 lần thực hiện các chuyến thăm tới Việt Nam vào các năm 2006, 2012 và 2018. Lần này là chuyến thăm thứ 4 của Quốc vương đến Việt Nam, một minh chứng về tình cảm hữu nghị nồng ấm, gắn kết, gần gũi của cá nhân Quốc vương Norodom Sihamoni, các nhà lãnh đạo, Nhân dân Campuchia với lãnh đạo và Nhân dân Việt Nam.

Đoàn xe hộ tống đưa Quốc vương Norodom Sihamoni tiến vào Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường có mặt tại thảm đỏ nồng nhiệt chào đón Quốc vương Norodom Sihamoni dẫn đầu Đoàn cấp cao Campuchia thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Các cháu thiếu nhi tiến tới trao tặng Quốc vương bó hoa tươi thắm.

Trong tiếng nhạc chào mừng, Chủ tịch nước Lương Cường mời Quốc vương Norodom Sihamoni bước lên bục danh dự. Sau khi nghe Quốc thiều hai nước, Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni bước tới cúi chào quân kỳ, duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp đó, hai nhà lãnh đạo giới thiệu thành phần Đoàn cấp cao hai nước tham dự Lễ đón.

Thiếu nhi Thủ đô chào đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Ảnh: TTXVN
Thiếu nhi Thủ đô chào đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Ảnh: TTXVN

Ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó đến nay, mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước không ngừng được vun đắp và phát triển theo thời gian. Năm 2005, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất đề ra phương châm mới trong phát triển quan hệ song phương: “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Với định hướng đó, quan hệ hai nước đã không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực.

Chuyến thăm này của Quốc vương Norodom Sihamoni được thực hiện ngay sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia của Chủ tịch nước Tô Lâm, nay là Tổng Bí thư, hồi tháng 7/2024 và sau đó là chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn từ ngày 21-24/11, cho thấy sự tiếp xúc cấp cao giữa hai nước được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm tăng cường đoàn kết, tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, đưa hợp tác song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Cùng với đó, hợp tác trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, trở thành trụ cột hợp tác vững chắc, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định, an ninh, chính trị, xã hội ở mỗi nước.

Các cơ chế hợp tác song phương quan trọng, như Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học và Kỹ thuật; Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới… được tổ chức thường xuyên và tiếp tục phát huy hiệu quả. Ngoài ra, hai nước còn có các cơ chế hợp tác đa phương mà hai bên cùng tham gia, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn quốc tế, khu vực, tiểu vùng, nhất là Liên Hợp Quốc và ASEAN... góp phần nâng cao uy tín, vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni bắt tay các thành viên đoàn Việt Nam tại lễ đón - Ảnh: TTXVN
Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni bắt tay các thành viên Đoàn Việt Nam tại Lễ đón - Ảnh: TTXVN

Trên nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp, hai bên chủ động, tích cực đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác song phương một cách thiết thực, hiệu quả. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Campuchia có những bước phát triển vượt bậc, tăng trưởng trung bình hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD vào năm 2022. 

Trong 10 tháng của năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 8,35 tỷ USD. Hai nước đặt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 20 tỷ USD trong thời gian tới. Về đầu tư, Việt Nam tiếp tục đứng đầu ASEAN và trong tốp 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia với 205 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 2,94 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, Campuchia có 38 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 76,8 triệu USD tại Việt Nam.

Cùng với đó, hai nước cũng luôn được quan tâm đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, giao thông-vận tải, văn hóa-xã hội, du lịch, khoa học-kỹ thuật. Quan hệ hợp tác giữa các bộ, ngành, Quốc hội, các tổ chức đoàn thể quần chúng Nhân dân hai nước ngày càng đi vào chiều sâu.

Trên nền tảng quan hệ tốt đẹp, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Quốc vương Norodom Sihamoni là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt Nam-Campuchia theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.

Sau Lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường đã có hội kiến với Quốc vương Norodom Sihamoni nhằm đánh giá kết quả hợp tác giữa hai nước thời gian qua và đề xuất các phương hướng hợp tác thời gian tới./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Sắp diễn ra Lễ hội Đón Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025

Sắp diễn ra Lễ hội Đón Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025

Tin tức - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Theo thông tin từ Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, Lễ hội Đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025) lần đầu tiên được tổ chức tại TP. Đà Nẵng từ ngày 14/12/2024 đến 02/01/2025 hứa hẹn mang đến một bầu không khí rộn ràng cho thành phố biển trong dịp Giáng sinh và chào đón năm mới.
Sắp diễn ra Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024

Sắp diễn ra Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024

Du lịch - Kim Anh - 2 giờ trước
Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024 với chủ đề: “Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực” dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 26 - 29/12/2024, tại Quảng trường Sun Carniva Plaza, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long,. Sự kiện do Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ hiến bang Hessen (Đức)

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ hiến bang Hessen (Đức)

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Ngày 28/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Boris Rhein, Thủ hiến bang Hessen (Đức) đang thăm Việt Nam.
Vĩnh Long: Phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, quyết tâm thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Vĩnh Long: Phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, quyết tâm thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 4 giờ trước
“Với lực lượng lao động dồi dào cùng với phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, quyết tâm thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030...”. Đó là phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh, tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Long lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, diễn ra ngày 28/11/2024.
Bình Phước quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS

Bình Phước quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS

Sắc màu 54 - Minh Thu - 4 giờ trước
Thời gian qua, công tác bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS được tỉnh Bình Phước quan tâm, phát huy. Đặc biệt, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng vào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo điều kiện để Bình Phước cụ thể hóa điều này.
Người già dân tộc Thái đi học... chữ Thái

Người già dân tộc Thái đi học... chữ Thái

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Người già dân tộc Thái đi học... chữ Thái. Người Dao Thanh y Yên Sơn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nam Giang (Quảng Nam): Phấn đấu giải ngân 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt 90%

Nam Giang (Quảng Nam): Phấn đấu giải ngân 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt 90%

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Nam do ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam dẫn đầu, vừa làm việc với UBND huyện Nam Giang về việc giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Hướng dẫn cách phòng, tránh giãn mao mạch

Hướng dẫn cách phòng, tránh giãn mao mạch

Sống khỏe - Như Ý - 4 giờ trước
Giãn mao mạch còn được biết đến bằng nhiều tên gọi khác là nổi gân máu, suy giãn tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, giãn mạch máu dưới da, nổi mạch máu,... Tình trạng này phần lớn không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng lại gây mất thẩm mỹ, nhất là khi giãn mao mạch xuất hiện trên gương mặt. Để điều trị và phòng ngừa căn bệnh này mời các bạn tham khảo các thông tin sau đây.
Thêm 6 di tích quốc gia đặc biệt được xếp hạng

Thêm 6 di tích quốc gia đặc biệt được xếp hạng

Sắc màu 54 - Minh Thu - 5 giờ trước
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Phát triển không gian sinh hoạt chung của cộng đồng (Bài 3)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Phát triển không gian sinh hoạt chung của cộng đồng (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 5 giờ trước
Nhà văn hóa cộng đồng không chỉ là nơi hội họp sinh hoạt mà còn là không gian bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Việc thu thập thông tin về thực trạng nh,à văn hóa ở vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ góp phần triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc về văn hóa hiện hành; đồng thời là một trong những cơ sở để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 vừa được Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương đầu tư ngày 27/11/2024.
Hội thi cồng chiêng, xoang của đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông lần thứ II năm 2024

Hội thi cồng chiêng, xoang của đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông lần thứ II năm 2024

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Ngày 28/11, đã chính thức diễn ra Hội thi cồng chiêng, xoang của đồng bào Xơ Đăng lần thứ II năm 2024 huyện Tu Mơ Rông. Đây là 1 trong 5 sự kiện do huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức, nhằm hưởng ứng Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024.