Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Hoàng Quý - 10 giờ trước

Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh

Tại phiên họp, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc xây dựng, ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) là cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới, Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật... Đồng thời, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Dự thảo Luật có bố cục gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương tương ứng với 53% số chương, 101 điều tương ứng với 58,4% số điều so với Luật năm 2015), tập trung 07 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật.

Cụ thể là tiếp tục đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường kiểm soát quyền lực; phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy; bổ sung quy định Chính phủ ban hành nghị quyết quy phạm tại Điều 14; đổi mới việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội: theo hướng xây dựng Định hướng lập pháp nhiệm kỳ, chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội với tính chất linh hoạt cao; đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đồng thời, dự thảo Luật quy định cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật; dự thảo Luật bổ sung các quy định nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo Luật bổ sung quy định về các trường hợp, nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng

Trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với các lý do và cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, quan điểm như được nêu trong Tờ trình của Chính phủ nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Dự thảo Luật đã cơ bản bám sát, thể chế hóa đầy đủ định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật theo Kết luận số 119-KL/TW ngày 20/01/2025 của Bộ Chính trị và yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật. Dự thảo Luật có 08 chương, 72 điều, giảm 101 điều so với Luật hiện hành mặc dù phạm vi điều chỉnh được mở rộng hơn bao hàm một số nội dung về trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật. Bên cạnh đó, đề nghị tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là với các dự án luật khác được Quốc hội xem xét, thông qua tại cùng Kỳ họp.

Để có cơ sở tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, Ủy ban Pháp luật đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với các nội dung lớn về: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Điều 4); phản biện xã hội và tham vấn chính sách (các điều 3, 6, 30 và 68); thông qua và điều chỉnh Chương trình lập pháp hằng năm (Điều 25 và Điều 26); các trường hợp thực hiện quy trình xây dựng chính sách (Điều 27), mối quan hệ giữa quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo văn bản (Mục 2 và Mục 3 Chương III); quy trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết (các điều 39, 40 và 41); việc xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền đối với các vấn đề lớn của dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật (khoản 2 Điều 67)…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Cao nguyên Mộc Châu trắng trời hoa mận đầu Xuân

Cao nguyên Mộc Châu trắng trời hoa mận đầu Xuân

Media - Cao Thiên - Anh Đức - Thùy Mai - 2 giờ trước
Hoa mận trắng muốt như những bông tuyết đã trở thành “thương hiệu du lịch” đầy hấp dẫn của Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đối với du khách khắp mọi miền. Trong những ngày này, khi đến đây du khách có thể thỏa sức đắm mình trong những vườn mận ngập tràn sắc trắng và lưu lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp của mùa Xuân.
Sắc Xuân ở làng Lô Lô Chải

Sắc Xuân ở làng Lô Lô Chải

Du lịch - Hà Linh - 2 giờ trước
Xuân về, làng Lô Lô Chải như thức giấc với những gam màu rực rỡ. Ánh nắng Xuân xua tan những ngày Đông rét buốt. Hoa đào, hoa lê, hoa anh đào… đua nhau khoe sắc bên những mái nhà trình tường, thấp thoáng sau hàng rào đá… Cảnh vật dường như đã hòa vào với trời đất, làm say mê bao du khách.
Bình Dương: Nhiều cách làm mới để nâng cao chất lượng tuyển quân

Bình Dương: Nhiều cách làm mới để nâng cao chất lượng tuyển quân

Trang địa phương - Duy Chí - 2 giờ trước
Cùng với Hội trại Tòng quân, tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ; nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Dương có cách làm mới, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng tuyển quân, thắt chặt tình quân dân và thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.
Dưới những mái nhà xưa cũ của người Mông

Dưới những mái nhà xưa cũ của người Mông

Phóng sự - An Yên - Việt Lê - 2 giờ trước
Nếu ai đã từng đặt chân lên các bản làng miền biên viễn xứ Nghệ, thì đều dễ nhận ra nét riêng của những nếp nhà người Mông trên đỉnh núi cao. Nếp nhà ấy, thâm nâu như những phận người nắng mưa dầu dãi; chất chứa bao mặn chát của những cuộc mở đất dựng bản, lập mường… để làm nên cội nguồn, bản sắc của một tộc người.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của hoa cà phê trên Tây Nguyên

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của hoa cà phê trên Tây Nguyên

Du lịch - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Dịp đầu năm mới, hoa cà phê trên cao nguyên Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung lại khẽ bung mình nở trắng xóa cả vạt đồi, nương rẫy. Cả đất trời cao nguyên được phủ lên tấm áo trắng tinh khôi, hương thơm nồng nàn. Mùa hoa cà phê Gia Lai đã trở thành một điểm nhấn du lịch khiến bất kỳ ai từng ghé chân phải lưu luyến, nhớ nhung.
Chiềng Cọ - Mùa hoa mận khoe sắc

Chiềng Cọ - Mùa hoa mận khoe sắc

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 12/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Chiềng Cọ - Mùa hoa mận khoe sắc. Nét đẹp lễ hội đầu Xuân. “Người rừng” trên đỉnh Phia Chang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
TP. Hồ Chí Minh đón đoàn 200 du khách Ấn Độ, mở màn cho du lịch MICE năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đón đoàn 200 du khách Ấn Độ, mở màn cho du lịch MICE năm 2025

Du lịch - Tào Đạt - 2 giờ trước
Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 9 - 12/2, TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức đón đoàn 200 khách du lịch MICE (hội nghị kết hợp du lịch) từ Tập đoàn Cryptriva (Ấn Độ) do ông Pattiyil Aneesh, Giám đốc chi nhánh Cryptriva Nam Ấn Độ làm Trưởng đoàn. Đây là đoàn khách mở màn cho du lịch MICE trong năm 2025.
Kiên Giang: Thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Kiên Giang: Thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Môi trường sống - Chính Tâm - Tào Đạt - 2 giờ trước
Sáng 12/2/2025, tại Tp. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Ban Tổ chức Lễ hội kỷ niệm 289 năm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các (1736 - 2025) đã thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Đông Hồ, nhằm phát động đến toàn thể Nhân dân trong và ngoài thành phố cùng chung tay giữ gìn, phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái.
Lộc Bình (Lạng Sơn): Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Dinh Chùa năm 2025

Lộc Bình (Lạng Sơn): Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Dinh Chùa năm 2025

Sắc màu 54 - Minh Anh - 2 giờ trước
UBND huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) tổ chức khai mạc Lễ hội Dinh Chùa năm 2025 tại xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Đây là lễ hội được lựa chọn là lễ hội điểm của huyện Lộc Bình.
Họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 2 giờ trước
Ngày 12/2/2025, tại Hà Nội, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức buổi Họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, năm 2025, với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải kết nối dữ liệu với Bộ Công Thương

Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải kết nối dữ liệu với Bộ Công Thương

Kinh tế - Minh Anh - 2 giờ trước
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của nghị định mới về kinh doanh xăng dầu.