Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

BDT - 19:15, 19/03/2024

Ngày 19/3/2024, thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW (Chỉ thị số 31) về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới. Báo Dân tộc và Phát Triển trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị số 31.

Công tác bảo đảm an toàn lao động ngày càng được quan tâm
Công tác bảo đảm an toàn lao động ngày càng được quan tâm

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng giảm. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động và xã hội được nâng lên. Chính sách, pháp luật về ATVSLĐ tiếp tục được hoàn thiện, mở rộng phạm vi áp dụng cho khu vực không có quan hệ lao động.

Công tác phòng ngừa, đánh giá rủi ro, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại; chăm sóc sức khỏe người lao động, cải thiện điều kiện làm việc và cơ chế hỗ trợ rủi ro cho doanh nghiệp và người lao động được quan tâm hơn. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan, tổ chức và địa phương. Mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển dịch vụ huấn luyện, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, quan trắc môi trường lao động.

Tuy nhiên, công tác ATVSLĐ chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ TNLĐ chưa giảm, bệnh nghề nghiệp chưa được quan tâm, nhất là trong khu vực không có quan hệ lao động. Một số cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động chưa coi trọng công tác ATVSLĐ; nguồn lực đầu tư, công tác quản lý nhà nước có mặt còn hạn chế; chưa chú trọng đúng mức công tác phòng ngừa, thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm. Ý thức chấp hành pháp luật của người lao động, người sử dụng lao động chưa nghiêm. Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến về ATVSLĐ chưa theo kịp thực tiễn.

Công tác huấn luyện ATVSLĐ được chú trọng
Công tác huấn luyện ATVSLĐ được chú trọng

Để đẩy mạnh công tác ATVSLĐ đáp ứng yêu cầu tình hình mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm. Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác ATVSLĐ, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh con người, góp phần cho phát triển bền vững doanh nghiệp và đất nước.

Phấn đấu giảm TNLĐ, nhất là TNLĐ nghiêm trọng, tỷ lệ TNLĐ chết người giảm ít nhất 4%/năm; số người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%/năm; số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.

2. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động. Tạo điều kiện cho người lao động, nhất là người làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động được tiếp cận thông tin về những vấn đề liên quan đến ATVSLĐ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chủ động phòng ngừa.

Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động, quan tâm ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao. Nâng cao hiệu quả, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động trong Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân hằng năm.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, các cơ quan báo chí trong vận động, tuyên truyền, xây dựng văn hóa an toàn lao động trong hội viên, đoàn viên và Nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng về bảo đảm ATVSLĐ và điều kiện làm việc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

3. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục kịp thời hạn chế, bất cập trong thực tiễn, chú trọng chính sách phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn và các tổ chức có liên quan; chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động; biện pháp phòng ngừa, ứng phó, xử lý sự cố TNLĐ; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ… bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia, tiếp cận tiêu chuẩn thế giới.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phân cấp, phân quyền, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, bảo đảm chính sách, pháp luật được thực hiện nghiêm; thực hiện tốt Chương trình quốc gia về ATVSLĐ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính theo hướng thiết thực, đơn giản, công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người lao động.

Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, tiếp nhận và báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về ATVSLĐ; tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác đào tạo, chuyên gia với các nước.

Chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường, nhất là đối với các dự án đầu tư khai thác, sản xuất công nghiệp, xây lắp, nơi có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bệnh nghề nghiệp. Thực hiện nghiêm việc khai báo, thống kê, báo cáo, điều tra sự cố gây mất ATVSLĐ, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

Quan tâm ATVSLĐ đối với các nhóm lao động nữ, chưa thành niên, người khuyết tật, người cao tuổi, giúp việc gia đình, người học nghề, tập nghề, thử việc và lao động được cho thuê lại, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện tốt chính sách khám sức khỏe định kỳ, giám định, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, điều trị, tiền lương, chi phí y tế, trợ cấp, bồi thường, bảo hiểm và các chính sách khác theo quy định cho người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

Quản lý chặt chẽ các dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ; quan trắc môi trường lao động; khám sức khỏe định kỳ, khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp; kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Nâng cao chất lượng các cơ sở y tế khám, điều trị bệnh nghề nghiệp; cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động; bộ phận ATVSLĐ, bộ phận y tế, hội đồng ATVSLĐ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu.

5. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng công tác đào tạo, huấn luyện, chuyển giao, cập nhật kiến thức, kỹ năng ATVSLĐ, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nhất là đối với người làm công tác ATVSLĐ, y tế tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thanh tra lao động, thanh tra ATVSLĐ, bao gồm cả khu vực không có quan hệ lao động. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong chăm sóc sức khoẻ người lao động, bảo đảm ATVSLĐ.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác ATVSLĐ
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác ATVSLĐ

6. Tăng cường nguồn lực Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư cho công tác ATVSLĐ gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp đối với cả khu vực không có quan hệ lao động. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền quan tâm lồng ghép nội dung ATVSLĐ trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực lao động, y tế, môi trường.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác ATVSLĐ. Khuyến khích doanh nghiệp chủ động đầu tư, triển khai biện pháp phòng ngừa, tăng cường công tác tự kiểm tra, giảm thiểu TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả Quỹ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp theo hướng đóng, hưởng linh hoạt, nâng mức hưởng, mức hỗ trợ phù hợp cho người thụ hưởng bảo đảm ổn định cuộc sống, mở rộng và phát triển nhanh đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện có sự hỗ trợ của Nhà nước.

7. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, nhất là các ngành lao động, y tế, môi trường với địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chú trọng khu vực không có quan hệ lao động. Kịp thời phát hiện, nhân rộng, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân, mô hình hay, cách làm hiệu quả và xử lý nghiêm vi phạm, nhất là tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố nghiêm trọng về ATVSLĐ.

8. Tổ chức thực hiện

- Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hóa, tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, thực tiễn của cơ quan, địa phương, đơn vị.

- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan; bố trí nguồn lực; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị.

- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị; tổ chức thực hiện tốt Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo; tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho các bộ, ngành có liên quan, chính quyền địa phương.

- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội góp phần thực hiện tốt Chỉ thị.

- Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Chỉ thị.

Chỉ thị này phổ biến đến các chi bộ.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 12 phút trước
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Ninh Thuận: Nông dân no ấm từ cây nha đam

Kinh tế - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Cây nha đam thích nghi sinh trưởng tốt trên vùng đất cát trắng ven biển thuộc phường Văn Hải, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Những năm qua, từ giá trị kinh tế của cây nha đam đem lại, hàng trăm nông hộ có cuộc sống bảo đảm no ấm, nuôi con ăn học thành đạt. Đây là loài cây xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, giúp nông dân vùng đất khô hạn Văn Hải vươn lên làm giàu từ nha đam.
Ninh Thuận: 28 xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn quốc gia về y tế

Ninh Thuận: 28 xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn quốc gia về y tế

Sức khỏe - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ông Bạch Văn Dương, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận cho biết, toàn tỉnh hiện có 28/28 xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn quốc gia về y tế. Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (giai đoạn 1: 2021- 2025), gọi tắt là Chương trình MTQG 1719, đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho 181.219 người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Đánh thức giấc mơ làng cổ

Đánh thức giấc mơ làng cổ

Sắc màu 54 - Bùi Nguyên Khôi - 1 giờ trước
Làng Mơ H’ra - Đáp vốn là 2 làng cổ nằm sát nhau của đồng bào Ba Na vẫn giữ vẹn nguyên nếp sống trăm năm. Trong giấc mơ làng cổ, Mơ H’ra - Đáp được phục hồi di sản quý của cộng đồng để phát triển du lịch với truyền thống và vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ của khu vực này.
An Giang: BĐBP tỉnh đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì và kỷ niệm 49 năm Ngày truyền thống đơn vị

An Giang: BĐBP tỉnh đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì và kỷ niệm 49 năm Ngày truyền thống đơn vị

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 17/6, tại Tp. Châu Đốc (An Giang), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang, tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì và kỷ niệm 49 năm Ngày truyền thống BĐBP tỉnh An Giang (17/6/1976 - 17/6/2025). Đến dự có ông Lê Hồng Quang - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Hồ Văn Mừng - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành; đại diện lãnh đạo các huyện biên giới của tỉnh.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nông dân thủ phủ sầu riêng thấp thỏm vì thời tiết

Nông dân thủ phủ sầu riêng thấp thỏm vì thời tiết

Kinh tế - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Thời tiết diễn biến bất thường khiến tỷ lệ đậu trái thấp, nông dân thủ phủ sầu riêng huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk thấp thỏm lo âu sản lượng sầu riêng giảm. Trong khi đó, nông dân chưa có giải pháp nào để đối phó với diễn biến thất thường của thời tiết.
Kon Tum: Ổn định dân cư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Kon Tum: Ổn định dân cư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Chuyên đề - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những ngôi nhà mới khang trang đang dần hình thành tại các điểm dân cư được đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu. Mơ ước có căn nhà ở ổn định của các hộ đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Kon Tum đã trở thành hiện thực. Kết quả đó thể hiện sự quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Kon Tum trong việc triển khai thực hiện Dự án 1 và Dự án 2, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Sáp nhập tỉnh, giảm từ 63 xuống 34: Biển số xe giữ nguyên hay phải đổi?

Sáp nhập tỉnh, giảm từ 63 xuống 34: Biển số xe giữ nguyên hay phải đổi?

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Từ ngày 15/6/2025, sau khi sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, số lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ giảm từ 63 xuống còn 34. Trong bối cảnh đó, một trong những vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm là việc sử dụng biển số xe cũ sau sáp nhập: có phải đổi biển số mới hay không?
Các xã mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai vận hành thử nghiệm từ ngày 17/6

Các xã mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai vận hành thử nghiệm từ ngày 17/6

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thực hiện Thông báo số 4695 của tỉnh ủy Lào Cai, từ ngày 17 đến ngày 30/6, 48/48 xã mới sẽ vận hành thử nghiệm gắn với chuẩn bị hoạt động cấp xã sau sáp nhập trên địa bàn tỉnh.
Bộ Công an vào cuộc vụ trại heo gây ô nhiễm ở Thanh Hóa

Bộ Công an vào cuộc vụ trại heo gây ô nhiễm ở Thanh Hóa

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Sau nhiều ngày người dân bức xúc phản đối, Bộ Công an đã phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa kiểm tra và phát hiện hệ thống ống ngầm xả thải trái phép ra môi trường, gây ô nhiễm, từ một trang trại lợn quy mô lớn ở huyện Cẩm Thủy.