Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chênh lệch giới tính, "Sức ép hôn nhân" ở Việt Nam

Minh Nhật - 03:00, 17/07/2024

Việc chênh lệch giới tính số lượng bé trai - gái khi sinh ở Việt Nam nếu tiếp tục tăng sẽ tác động nặng nề đến thế hệ nam thanh niên ra đời sau năm 2005. Bởi khi bước vào độ tuổi lập gia đình ở những năm 2030, dự báo, tỷ lệ thừa đàn ông tại Việt Nam là 10%.

Tại không ít trường mầm non những năm gần đây, chênh lệch giới tính trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái. Ảnh minh họa
Tại không ít trường mầm non những năm gần đây, chênh lệch giới tính trẻ em trai nhiều hơn trẻ em gái. Ảnh minh họa

Trong khi mức sinh có xu hướng giảm, một vấn đề nghiêm trọng mà Việt Nam đang phải đối mặt trong vấn đề dân số là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Bộ Y tế đánh giá đây là vấn đề "nóng" bởi hậu quả và những hệ lụy khôn lường nó để lại, trong khi để giảm nhanh tỷ số này không dễ dàng.

Hiện tất cả 6 vùng kinh tế - xã hội tại nước ta đều có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, đặc biệt tại Đồng bằng Sông Hồng và vùng miền núi trung du phía Bắc.

Như vậy, tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh ở Việt Nam không chỉ diễn ra ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) mà còn cả vùng đô thị phát triển.

Chênh lệch giới tính khi chưa có dấu hiệu dừng lại

Theo điều tra thu thập thông tin 53 DTTS gần đây nhất, số con/phụ nữ chung cho 53 dân tộc thiểu số là 2,35. Ngoại trừ phụ nữ dân tộc Hoa có mức sinh trung bình thấp nhất là 1,52 con, phụ nữ 52 dân tộc thiểu số còn lại đều có mức sinh trung bình trên 2 con.

Không chỉ sinh nhiều con và sinh dày, một vấn đề khác cần quan tâm là tỷ số giới tính khi sinh của các DTTS vẫn còn cao. Tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số bé trai trên 100 bé gái được sinh ra sống. Tỷ số này thông thường là 104-106/100 Tỷ số giới tính khi sinh của các DTTS là 110,2 bé trai trên 100 bé gái. Tỷ số này ở nước ta là 112,1 trẻ trai trên 100 trẻ gái.

Ở nhiều DTTS, mức sinh khá cao. Chẳng hạn phụ nữ người Mông sinh trung bình 3,57 con, phụ nữ dân tộc Xơ Đăng sinh trung bình 3,51 con, phụ nữ dân tộc La Hủ sinh trung bình 3,68 con. Con số này ở phụ nữ dân tộc Chứt sinh là 3,82 con, phụ nữ dân tộc Cơ Lao là 3,71 con, đặc biệt phụ nữ dân tộc Mảng là 4,97 con, mức sinh rất cao…

Chênh lệch giới tính khi sinh của các dân tộc thiểu số cũng ở mức cao
Chênh lệch giới tính khi sinh của các dân tộc thiểu số cũng ở mức cao

Tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh ở Việt Nam không chỉ diễn ra ở các vùng DTTS mà còn tăng cao ở vùng đô thị phát triển đặc biệt là vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Nói về vấn đề này tại Hà Nội, ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, từng nhận định một bộ phận người dân còn tâm lý muốn có nhiều con, nhất là vẫn còn tư tưởng 'trọng nam, khinh nữ" dẫn đến tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội vẫn còn ở mức cao, tuy đang có xu hướng giảm nhưng không bền vững. Hết năm 2023, tỷ số này của Hà Nội là 111,2/100.

Lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh cũng được Bộ Y tế thẳng thắn chỉ ra. Không chỉ trước và trong lúc thụ thai mà thậm chí, khi đã có thai, nếu chẩn đoán là thai trai thì nhiều gia đình để lại, nếu là thai gái thì bỏ đi...

Các nhà khoa học từng đưa ra các kịch bản dự báo về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam trong 50 năm, từ 2019-2069.

Ở kịch bản tỷ số giới tính khi sinh giảm, khoảng 1,3 triệu nam giới độ tuổi 20-39 sẽ bị dôi dư vào năm 2044. Mức dư đó tăng lên đến 1,7 triệu vào năm 2049 ở nhóm tuổi rộng hơn từ 20-49 tuổi. Con số này sẽ giảm dần sau đó, nhưng dự báo vẫn cho thấy có 1,3 triệu nam giới ở nhóm tuổi 20-49 bị dôi dư vào năm 2069.

Ở kịch bản bi quan tỷ số giới tính khi sinh "không đổi", vẫn ở mức 111 bé trai/100 bé gái, đến năm 2069, tình trạng thừa nam giới sẽ tiếp tục tăng.

Tình trạng thừa đàn ông độ tuổi 20-49 tại Việt Nam theo 3 kịch bản dự báo, 2019-2069. Nguồn: Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân số của Bộ Y tế
Tình trạng thừa đàn ông độ tuổi 20-49 tại Việt Nam theo 3 kịch bản dự báo, 2019-2069. Nguồn: Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân số của Bộ Y tế

Không chỉ có "sức ép hôn nhân"

Việc thiếu hụt trẻ em gái lúc sinh tất yếu dẫn đến sự thiếu hụt phụ nữ trong tương lai. Tương tự, số lượng trẻ nam dư thừa sẽ dần chuyển thành nam giới trưởng thành dư thừa.

Bộ Y tế nhận định cấu trúc dân số trong những thập kỷ tiếp theo sẽ mang dấu ấn của việc lựa chọn giới tính hiện tại, tạo nên một tình trạng nhân khẩu - xã hội chưa từng có tiền lệ với quy mô nam giới vượt trội trong một thời gian dài, đặc biệt là tình trạng nam giới trẻ tuổi sẽ bị dư thừa so với mức độ giảm dần của nữ giới trong cùng một thế hệ.

"Sức ép hôn nhân" (số lượng chú rể tương lai nhiều hơn cô dâu) là hậu quả của xu hướng gia tăng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam nếu không được khống chế.

Nam giới có thể phải đối mặt khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời; buộc phải trì hoãn thậm chí từ bỏ việc kết hôn do không kiếm được vợ, làm gia tăng tỷ lệ sống độc thân.

Dư thừa nam giới, thiếu hụt nữ không chỉ là câu chuyện thiếu vợ để kết hôn, các chuyên gia nhấn mạnh tình trạng này có thể dẫn đến bạo lực giới, nạn buôn người, mại dâm, bất ổn chính trị và thiệt hại kinh tế.

Cấp bách phải giải quyết vấn đề gốc rễ và cốt lõi

Tiến sĩ Phạm Vũ Hoàng cho rằng gốc rễ và cốt lõi của lựa chọn giới tính dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh là do định kiến giới, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" ăn sâu vào từng người dân Việt; xuất hiện từ khi chuẩn bị kết hôn đến khi có con, lúc về già.

Theo đánh giá của cơ quan soạn thảo Dự luật Dân số là Bộ Y tế, việc tổ chức, thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh chưa hiệu quả trên thực tế, chưa giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, nên mức độ hiểu biết và mức độ chấp hành pháp luật, khả năng chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh còn có hạn chế.

Trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân số đang lấy ý kiến rộng rãi, dự kiến trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 10 năm 2025, Bộ Y tế đề xuất các hành vi cấm gồm: Tuyên truyền, phổ biến, tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn; chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi; lựa chọn giới tính thai nhi; loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

Ngoài đề xuất tăng chế tài xử phạt với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, cơ quan chức năng sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; chú trọng việc lạm dụng các công nghệ, kỹ thuật để lựa chọn giới tính khi sinh, trách nhiệm cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc tổ chức thực hiện. Cùng đó, đề xuất đưa nội dung xóa bỏ phân biệt và định kiến giới lồng ghép vào chương trình giáo dục quốc dân, hương ước, quy ước của thôn, ấp, bản, tổ dân phố...

"Quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi sẽ có tác động lớn trong việc giảm phá thai và giảm tình trạng lựa chọn sinh con trai trong xã hội", báo cáo đánh giá tác động chính sách của Dự án Luật Dân số nêu. 


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cửa Lò (Nghệ An): Bài toán để phát triển du lịch một mùa đến “bốn mùa biển gọi”

Cửa Lò (Nghệ An): Bài toán để phát triển du lịch một mùa đến “bốn mùa biển gọi”

Tiềm năng, thế mạnh về du lịch biển Cửa Lò (Nghệ An) thì đã rõ rồi. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở du lịch một mùa, Cửa Lò vẫn còn tồn tại tư duy làm du lịch thuần túy, thiếu tầm nhìn, thiếu đầu tư, thiếu tư duy bứt phá. Còn nếu làm du lịch bốn mùa, thì sao?
Hướng đi giúp đồng bào DTTS ở huyện Phú Lộc thoát nghèo

Hướng đi giúp đồng bào DTTS ở huyện Phú Lộc thoát nghèo

Kinh tế - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Thời gian gần đây, nhiều lao động người DTTS ở huyện Phú Lộc, Thành phố Huế chọn con đường xuất khẩu lao động, theo đó đã có nhiều hộ thoát được nghèo bền vững.
Quảng Bình: Khó giải ngân vốn vay ưu đãi vùng DTTS

Quảng Bình: Khó giải ngân vốn vay ưu đãi vùng DTTS

Kinh tế - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Trong năm 2024, Quảng Bình là địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Thế nhưng, đối với nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ - CP dành cho vùng DTTS lại khó giải ngân.
Cửa Lò (Nghệ An): Bài toán để phát triển du lịch một mùa đến “bốn mùa biển gọi”

Cửa Lò (Nghệ An): Bài toán để phát triển du lịch một mùa đến “bốn mùa biển gọi”

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Tiềm năng, thế mạnh về du lịch biển Cửa Lò (Nghệ An) thì đã rõ rồi. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở du lịch một mùa, Cửa Lò vẫn còn tồn tại tư duy làm du lịch thuần túy, thiếu tầm nhìn, thiếu đầu tư, thiếu tư duy bứt phá. Còn nếu làm du lịch bốn mùa, thì sao?
Xây dựng nhà ở khu vực vùng núi và những điều kiến giải để ứng phó với thiên tai

Xây dựng nhà ở khu vực vùng núi và những điều kiến giải để ứng phó với thiên tai

Môi trường sống - Th. Phong - 1 giờ trước
Biến đổi khí hậu hình thành nhiều loại hình thời tiết cực đoan, bất thường, nhất là xuất hiện ngày càng nhiều các trận mưa lớn kéo dài dẫn đến sạt lở, lũ ống lũ quét. Trong khi đó, khu vực vùng núi người dân thường sinh sống ở ngay dưới chân hoặc lưng chừng đồi, núi, dẫn đến nguy cơ rủi ro rất lớn nếu không có giải pháp.
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2025: Thế kỷ vươn mình

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2025: Thế kỷ vươn mình

Du lịch - Minh Ngọc - 1 giờ trước
Với nhiều điểm mới, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2025 thể hiện khát vọng phát triển thịnh vượng và năng động của Đà Nẵng trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển.
Ươm mầm Bố chính trên đất chè

Ươm mầm Bố chính trên đất chè

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 24/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ. Chùa Hang Tuyên Quang. Ươm mầm Bố chính trên đất chè. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Chuyến xe Hướng nghiệp Đức tại Ninh Thuận

Khai mạc Chuyến xe Hướng nghiệp Đức tại Ninh Thuận

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 25/5, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Liên bang Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Chuyến xe Hướng nghiệp Đức tại Ninh Thuận. Đến dự có ông Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận; bà Josefine Wallat Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Liên bang Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng có mặt trên 200 học sinh, sinh viên các đơn vị trường học tỉnh Ninh Thuận.
Lào Cai: Bắt giữ vụ vận chuyển số lượng lớn ngoại tệ qua biên giới

Lào Cai: Bắt giữ vụ vận chuyển số lượng lớn ngoại tệ qua biên giới

Pháp luật - Minh Nhật - 21:25, 25/05/2025
Ngày 25/5, theo thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai cho biết, đơn vị vừa bắt giữ nhóm đối tượng vận chuyển trái phép 30 vạn nhân dân tệ qua biên giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Thời sự - PV - 21:25, 25/05/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, chiều 25/5, ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
Tạm giữ hình sự đối tượng có hành vi cố ý làm hư hỏng Bảo vật quốc gia

Tạm giữ hình sự đối tượng có hành vi cố ý làm hư hỏng Bảo vật quốc gia

Pháp luật - Minh Nhật - 21:21, 25/05/2025
Ngày 25/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Huế cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Văn Phương Tâm, sinh ngày 10/02/1983, trú tại TP. Hồ Chí Minh, để điều tra làm rõ hành vi “Cố ý làm hư hỏng tài sản” xảy ra tại Điện Thái Hòa - Đại Nội Huế.
Malaysia đề nghị Việt Nam hỗ trợ phát triển nông nghiệp, hợp tác bảo đảm an ninh lương thực

Malaysia đề nghị Việt Nam hỗ trợ phát triển nông nghiệp, hợp tác bảo đảm an ninh lương thực

Thời sự - PV - 20:55, 25/05/2025
Ngày 25/5, tại Trụ sở Quốc hội ở Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Dato' Johari Bin Abdul trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan khác.