Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cây lanh trong đời sống của người Mông

Sùng Mai - Nga Anh - 15:40, 27/08/2021

Cây lanh, vải lanh được xem như một sản phẩm không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông. Đặc biệt, vải lanh có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông. Ngoài ra, công việc trồng lanh, dệt vải còn thể hiện đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó và sự khéo léo của người phụ nữ Mông.

Nhìn thấy cây lanh trên nương người ta sẽ biết ngay gia đình có người phụ nữ chăm chỉ, khéo tay, cần cù, chịu khó
Nhìn thấy gia đình nào trồng cây lanh trên nương người ta sẽ biết ngay gia đình đó có người phụ nữ chăm chỉ, khéo tay, cần cù, chịu khó

Trong cuộc sống của đồng bào Mông từ lâu đời, người già trong dòng họ, trong gia đình luôn nhắc nhở con cháu dành một khoảng đất trống màu mỡ, bằng phẳng nhất để trồng cây lanh, ý thức ấy được truyền từ đời này sang đời khác. Nhìn thấy gia đình nào trồng  cây lanh trên nương người ta sẽ biết ngay gia đình đó có người phụ nữ chăm chỉ, khéo tay, cần cù, chịu khó và người con gái sinh ra trong gia đình đó sẽ được rất nhiều người để ý. Các em bé ngay từ khi 5 đến 6 tuổi đã được bà hoặc mẹ dạy cách tuốt lanh, se lanh, dệt vải.

Cây lanh mang về được phơi nắng cho khô
Cây lanh mang về được phơi nắng cho khô

Viêc trồng cây lanh không vất vả, nhưng để dệt thành tấm vải thì tốn rất nhiều thời gian, công sức. Cứ hai ống lanh tương đương với 6m vải đủ để may một cái váy hoặc áo, quần đàn ông. Cứ đến tháng Ba âm lịch, khi trồng ngô cũng là lúc gieo trồng cây lanh. Chỉ cần lấy hạt lanh trộn thật đều cùng phân chuồng đã ủ  hoặc tro bếp, trộn xong rải mỏng khắp xuống đất, lấy cuốc xới mỏng đất trộn lại là xong, gieo dày thưa tùy thích.

Khi thu hoạch cây ngô thì cây lanh cũng đủ già để chặt mang về. Người Mông rất nhẹ nhàng, nâng niu cây lanh, bởi thân cây bé nhỏ, giòn, dễ gẫy, nếu gẫy sợi lanh sẽ không đẹp nữa. Khi mang cây về, những ngày nắng họ mang ra phơi cho thân cây khô, buổi tối hoặc những ngày mưa đem cất trên gác bếp.

Người phụ nữ dân tộc Mông luôn mang theo mình một nắm sợi lanh để se. Việc se lanh diễn ra bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào
Người phụ nữ dân tộc Mông luôn mang theo mình một nắm sợi lanh để se. Việc se lanh diễn ra bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào

Khi cây cây lanh bắt đầu héo là lúc tước được sợi. Việc tước sợi cần đôi tay rất khéo léo, vì nếu không sau này sợi lanh không đều, khó se, không chắc. Sợi lanh tước ra được bó từng nắm treo dài trước cửa, rồi đem cuộn tròn mang cho vào cối để giã. Giã bao giờ sợi lanh mềm, uốn cong thì lấy ra treo lên, như vậy là se được.

Dùng tảng đá lăn qua lại cho sợi lanh mềm ra
Dùng tảng đá lăn qua lại cho sợi lanh mềm ra

Trong gia đình, phụ nữ dân tộc Mông rất ý thức, kể cả em nhỏ, mỗi người tự lượng sức, ước lượng thời gian thì tự tách một nắm mang bên mình để se. Việc se lanh diễn ra bất kỳ lúc nào, như se trên đường lên nương, lên rừng, lúc nấu cơm, lúc đi chợ, buổi tối… Khi se xong, họ dùng con quay nối cuốn các sợi lại thật dài, rồi tháo ra khỏi con quay, đánh dấu đầu sợi lại và mang đi luộc cùng tro bếp củi. Mỗi lần luộc xong họ ngâm lại rồi 1 ngày mang đi giặt, cứ như vậy đến lúc nào sợi trắng mới thôi.

Khi sợi lanh đã trắng thì giặt cho thật sạch sẽ và phơi sợi lanh lên đến khi khô thì cho vào con quay để dệt vải. Công việc này thường thì người già nhất trong gia đình đảm nhận, vì họ có nhiều thời gian ở nhà hơn và có kinh nghiệm xử lý các sợi xấu, đứt hoặc mỏng…Các em nhỏ cũng được người già cho đứng xem để học cách dệt và thỉnh thoảng người già cho các em ngồi vào khung cởi hướng dẫn các em cách đưa sợi, cách lấy sợi. Các công đoạn có thể kéo dài hàng năm, vì họ không có nhiều thời gian dành cho mọi công đoạn, chỉ tranh thủ lúc rảnh rỗi mới làm.

Công đoạn dệt vải thường do những người cao tuổi trong gia đình đảm nhiệm
Công đoạn dệt vải thường do những người cao tuổi trong gia đình đảm nhiệm

Sau khi đã dệt thành tấm vải, họ tiếp tục lăn cho vải mềm mịn, bóng ra. Việc lăn vải rất kỳ công. Họ dùng một tảng đá hoặc thân gỗ to mịn, cùng với tấm ván to bằng mảnh vải, dài khoảng 1m, đặt  miếng vải giữa tấm ván và thân gỗ rồi đứng lên tấm ván lăn qua lăn lại khi nào thấy được thì xê dịch dần tấm vải cho đến hết. Khi miếng vải đã mềm, mịn, bóng, họ mang đi ngâm với tro bếp củi. Ngâm khoảng 1 tuần thì lấy ra giặt, phơi khô, cứ như vậy khi nào miếng vải trắng ngà lên thì mới thôi.

Vải lanh là một phần không thể thiếu trong đời sống của dân tộc Mông. Bởi khi qua đời, người Mông phải được mặc áo váy, quần được làm bằng vải lanh. Người Mông quan niệm nếu không có quần áo váy bằng vải lanh, thì người chết sẽ không tìm được đường về với tổ tiên. Tổ tiên cũng sẽ không tìm được người chết nếu mặc vải khác, như vậy người chết sẽ không được đầu thai. 

Vải dệt xong được ngâm, phơi nhiều lần cho đến khi được màu ưng ý
Vải dệt xong được ngâm, phơi nhiều lần cho đến khi được màu ưng ý

Trong tình yêu nam nữ, chàng trai Mông khi đi hỏi vợ họ rất để ý xem gia đình người con gái có se lanh, dệt vải không. Theo họ, những người con gái biết se lanh, dệt vải là người con gái khéo tay, chăm chỉ, chịu khó. Các chàng trai khi thích các cô gái rất hay dùng lời ca tiếng hát để tỏ tình, cách tỏ tình rất đời thựcnhưng hết sức tinh tế, như: “Năm nay mẹ anh bảo Đông đến sớm. Hỡi em ơi, mẹ anh đau mỏi khắp người, khung cửi đã lâu không có người ngồi dệt vải, bụi cả con quay. Em có thương anh, Em đừng sợ bụi làm vướng váy em, đã có anh phủi bụi để em an tâm ngồi dệt vải…”...

Vải lanh còn dùng làm quà tặng mừng tuổi người già hoặc trong lễ cúng 60 tuổi. Người già họ đặc biệt quý món quà này, họ sẽ cất giữ thật kỹ tận đáy hòm, chỉ khi nào thật sự cần thiết mới đem ra dùng.

Vẽ sáp ong để in họa tiết hoa văn cho vải
Vẽ sáp ong để in họa tiết hoa văn cho vải

Hiện nay trên các vùng đồng bào Mông sinh sống ít gia đình trồng cây lanh, dệt vải. Bởi sự phát triển nhanh của kinh tế thị trường, công nghệ, cũng như sự giao thoa văn hóa  giữa các dân tộc, dẫn đến việc thay đổi trang phục, thay đổi từ chất liệu vải, màu sắc cho đến họa tiết trang trí. Nhưng dù trang phục có thay đổi thế nào, thì chắc chắn cây lanh, vải lanh vẫn không không thể thiếu trong đời sống của đồng bào Mông. Bỡi lẽ, vải lanh không chỉ là một sản phẩm thông thường để phục vụ nhu cầu may mặc mà nó còn gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh của đồng bào. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển lãm “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Triển lãm “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Sáng 12/5, Bảo tàng Bình Định phối hợp với Bảo tàng Quang Trung tổ chức trưng bày Triển lãm “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”. Tại Triển lãm, 135 hình ảnh cùng một số hiện vật thuộc loại hình Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Bình Định đã được giới thiệu đến đông đảo người dân, học sinh, bộ đội biên phòng…
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý trong triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý trong triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Tại Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, ngày 11/5, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, các đại biểu đã nghe lãnh đạo các địa phương đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát chia sẻ bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình. Báo Dân tộc và Phát triển trích lược ý kiến phát biểu của lãnh đạo một số địa phương.
Việt Nam xuất sắc giành huy chương tại “Kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Việt Nam xuất sắc giành huy chương tại “Kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Giáo dục - Minh Nhật - 5 phút trước
Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 vừa qua tại Brazil đều xuất sắc giành huy chương, trong đó có 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.
Kiểm tra công tác quản lý và chất lượng dịch vụ một số địa bàn trọng điểm phát triển du lịch

Kiểm tra công tác quản lý và chất lượng dịch vụ một số địa bàn trọng điểm phát triển du lịch

Tin tức - Minh Nhật - 6 phút trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về việc kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch năm 2025.
Giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng tại Đảng bộ Học viện Tài chính

Giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng tại Đảng bộ Học viện Tài chính

Giáo dục - Thanh Bình - Quang Hiển - 8 phút trước
Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng tại các chi bộ thuộc Đảng bộ Học viện Tài chính sẽ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Qua đó để đội ngũ cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời đề cao ý thức trách nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ.
Trình Quốc hội xem xét cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng

Trình Quốc hội xem xét cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng

Thời sự - Hoàng Quý - 11 phút trước
Sáng 13/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội, về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.
Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Theo đặc phái viên TTXVN, tối 12/5 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Minsk, Thủ đô Minsk (Belarus), lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Nhà máy Máy kéo Minsk

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Nhà máy Máy kéo Minsk

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus, chiều 12/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Nhà máy Máy kéo Minsk (MTZ). Cùng đi có Thủ tướng Belarus Aleksandr Turchin.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Belarus Aleksandr Turchin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Belarus Aleksandr Turchin

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Ngày 12/5, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Belarus, tại Thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến Thủ tướng Belarus Aleksandr Turchin.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện Belarus

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Chiều 12/5 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hoà Belarus, tại Thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến Chủ tịch Hội đồng Cộng hòa (Thượng viện) Natalya Kochanova, Chủ tịch Viện Đại biểu (Hạ viện) Igor Sergeyenko và lãnh đạo Đảng Cộng sản, Đảng Bạch Nga.
Mở ra không gian chiến lược mới cho hợp tác song phương Việt Nam - Belarus

Mở ra không gian chiến lược mới cho hợp tác song phương Việt Nam - Belarus

Thời sự - PV - 22:10, 12/05/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus, chiều 12/5, theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko đã phát biểu với báo chí về kết quả hội đàm.