Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãmĐây là hoạt đông nhằm hướng đến Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5) và Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Trong không gian di sản văn hóa, với 135 hình ảnh cùng một số hiện vật thuộc loại hình di sản văn hóa phi vật thể, Triển lãm giới thiệu đông đảo đến công chúng về giá trị, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa truyền thống, đồng thời, thúc đẩy phát triển du lịch và quảng bá hình ảnh văn hóa Bình Định.
Điểm đặc biệt tại Triển lãm lần này chính là không gian trải nghiệm, nơi du khách có cơ hội giao lưu trực tiếp với các nghệ nhân hát bội, hát bài chòi, lắng nghe những câu chuyện sống động về văn hóa và truyền thống Bình Định.
Các đại biểu và các em học sinh nghe thuyết minh về các Di sản Văn hóa phi vật thể của tỉnh Bình ĐịnhTheo Giám đốc Bảo tàng Bình Định, ông Bùi Tĩnh, Bình Định là một vùng đất với bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa và nhiều di sản văn hóa đặc sắc - vùng đất võ trời văn, nơi không chỉ nổi tiếng với lịch sử hào hùng mà còn là cái nôi sản sinh ra nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, góp phần làm giàu thêm kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
Tính đến năm 2025, tỉnh Bình Định đã có 6 di sản văn hóa phi vật thể, được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bao gồm: Võ cổ truyền Bình Định, Hát bội, nghệ thuật Bài chòi, Lễ hội chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn, Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý.
Võ cổ truyền được biết đến như một Di sản Văn hóa phi vật thể độc đáo của Bình Định Trong đó, nghệ thuật Bài chòi Trung bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ năm 2017; Võ cổ truyền Bình Định được biết đến là một di sản độc đáo, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Võ cổ truyền không chỉ là biểu hiện của sức mạnh, kỹ thuật mà còn là biểu tượng của đạo đức, lòng trung nghĩa và sự kiên cường - những phẩm chất quý báu của con người Bình Định. Ngoài ra, khi nhắc đến Bình Định, không thể không nói đến Nghệ thuật tuồng (hát bội) - một loại hình sân khấu cổ truyền đặc sắc đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người dân nơi đây.
Tỉnh Bình Định là một trong những cái nôi của nghệ thuật Hát bội (tuồng), nơi có những đoàn Tuồng (Hát bội) lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hát bội không chỉ đơn thuần là nghệ thuật trình diễn, mà còn là biểu tượng của tinh thần nghĩa khí, nhân văn và yêu nước.
Các em học sinh thích thú với Di sản Văn hóa phi vật thể Nón ngựa Phú GiaNgoài ra, Bình Định còn sở hữu nhiều lễ hội đặc sắc, như Lễ hội chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn, Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý, cùng với nghề chằm nón ngựa Phú Gia, tất cả đều được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Triển lãm “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ” không chỉ là dịp để nhìn lại, tôn vinh và bảo tồn giá trị di sản, mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh Bình Định, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch.
Với sự kết hợp giữa trưng bày hình ảnh, hiện vật, giao lưu nghệ thuật, Triển lãm hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm văn hóa sống động, giúp Bình Định lan tỏa những giá trị văn hóa quý báu, đồng thời đưa di sản đến gần hơn với công chúng.