Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Các địa phương cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, bám sát kế hoạch đặt ra để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thanh Huyền - 17:27, 11/05/2025

Tại Phiên họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, ngày 11/5, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung, Phó Trưởng ban kiêm Thường trực Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, để hoàn thành mục tiêu đề ra, các địa phương cần phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai bám sát kế hoạch đặt ra bảo đảm hoàn thành mục tiêu trước ngày 31/10/2025.

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung:
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung phát biểu tại Phiên họp


Phiên họp do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì. Cùng dự Phiên họp có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.

Tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung cho biết: Trên quy mô toàn quốc từ Phiên họp thứ 3 đến nay, tình hình chuyển đổi nhanh và kết quả rõ rệt hơn. Các địa phương đã hoàn thành việc rà soát nhu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn của cả 3 đối tượng gửi báo cáo về Trung ương. Có những địa phương giảm đi nhưng cũng có địa phương số lượng gia tăng.

Cho đến nay tất cả các địa phương xây dựng kế hoạch, cách thức triển khai, xác định tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Có 9 tỉnh có thời gian chậm nhất cũng đều đăng ký đến ngày 31/10 hoàn thành. 9 tỉnh đăng ký tháng 9 hoàn thành. Như vậy có 18 tỉnh đăng ký trong tháng 9, còn lại đều đăng ký trong tháng 10.

Tại Phiên họp thứ 3, đã có 7 địa phương xóa xong nhà tạm nhà dột nát. Từ đó đến nay chúng ta có thêm 8 địa phương hoàn thành dịp 30/4, bao gồm Thái Nguyên, Tây Ninh, Bình Phước, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, Khánh Hòa.

Trong 8 địa phương này, có 3 địa phương hoàn thành 100% cả ba lĩnh vực là Cần Thơ, Khánh Hòa và Tây Ninh. Còn 5 địa phương gồm Thái Nguyên, Kiên Giang, Bình Phước, Vĩnh Long, Trà Vinh thì có địa phương còn nợ lĩnh vực nhà của người có công và một số địa phương nợ chương trình mục tiêu giảm nghèo.

Theo đăng ký, trong tháng 5 sẽ có thêm 6 địa phương hoàn thành Chương trình. Đến tháng 6, sẽ có thêm 16 địa phương đăng ký hoàn thành. Như vậy theo kế hoạch, cuối tháng 6, đầu tháng 7, chúng ta có khả năng có 37 địa phương hoàn thành chương trình, có thể sơ kết bước đầu được. 26 địa phương còn lại đăng ký từ tháng 7 đến tháng 10 sẽ hoàn thành.

Theo Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Kết quả đến nay cả nước đã xóa được 209.000 căn nhà/tổng số rà soát đăng ký đợt cuối cùng là 270.800 căn, trong đó khánh thành 111.000 căn, khởi công 98.000 căn, đạt 77%.

"Như vậy, từ Phiên họp thứ ba đến nay đã tăng 87.000 căn, bình quân chúng ta đạt 26 căn nhà/1 địa phương mỗi ngày. Đối tượng hộ cận nghèo thuộc Chương trình xóa nhà tạm nhà dột nát, tức là không nằm trong chương trình mục tiêu, không nằm trong nguồn người có công, là đối tượng khó khăn nhất thì tỷ lệ hoàn thành cao nhất, đạt 80% cả nước. Chúng tôi lo nhất là đối tượng này thì lại hoàn thành 80%...", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ. 

Về hỗ trợ nhà người có công, mặc dù Trung ương chưa hỗ trợ kinh phí nhưng nhiều địa phương đã cố gắng ứng trước hoặc vận động kinh phí để xóa được 50,79%. Về hỗ trợ nhà ở thuộc 2 Chương trình mục tiêu quốc gia đạt bình quân là 68%, trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thì khó khăn hơn, mới đạt 52%.

Về huy động nguồn lực hỗ trợ, cho đến ngày 10/5, đã có 3.142.8 tỷ đồng theo phương án huy động ngày 05/10/2024, đạt 91,8%. Về xã hội hóa các nguồn lực, theo báo cáo của các địa phương, đã huy động được hơn 1.807 tỷ đồng; đóng góp của các hộ gia đình được 1.074 tỷ đồng. Ngoài ra, các địa phương còn huy động 321.000 ngày công, 660 tấn xi măng, 500m3 đá, 310.000 viên gạch, 150 khối cát nền, 3.000 viên ngói. Đặc biệt, trong hoạt động này, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng rất quyết liệt. Một số đơn vị khó khăn vướng mắc về đất, đã cơ bản đã giải quyết.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, khó khăn nhất hiện nay là kinh phí hỗ trợ để làm nhà người có công chưa triển khai được.

Về một số việc thời gian tới, số nhà tạm, nhà dột nát thuộc 03 đối tượng cần khởi công xây dựng mới, sửa chữa còn rất lớn, thời gian còn lại ngắn. Từ nay đến ngày 31/10/2025 cần khởi công xây dựng trên 61.800 căn.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, các địa phương cần phải tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai bám sát kế hoạch đặt ra bảo đảm hoàn thành mục tiêu trước ngày 31/10/2025; nhất là 18 địa phương đăng ký kế hoạch hoàn thành vào tháng 9 và tháng 10 năm 2025. Vì đây là các địa phương có số lượng nhà còn rất nhiều, đang gặp nhiều khó khăn cả trong huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính sớm trình cấp có thẩm quyền phân bổ kinh phí hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ để các địa phương triển khai thực hiện. Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa cho ý kiến, thì Thủ tướng và Ban Chỉ đạo cho phép địa phương ứng trước kinh phí từ nguồn quỹ của địa phương để hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và thực hiện hoàn ứng sau khi trung ương phân bổ kinh phí trên cơ sở nguyên tắc không vượt quá tổng số nhà, số tiền cần hỗ trợ địa phương đã báo cáo Bộ Xây dựng gửi Bộ Tài chính. Đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì sửa đổi, bổ sung Thông tư về định mức hỗ trợ nhà ở thuộc 02 chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm thống nhất với mức hỗ trợ chung của Chương trình. Định mức hỗ trợ Thủ tướng đã kết luận, quyết định nâng mức từ 20 - 40 triệu đồng lên 30 – 60 triệu đồng.

Cùng với đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng đề nghị thống nhất nguyên tắc điều chỉnh kinh phí hỗ trợ từ nguồn kinh phí huy động tại Chương trình phát động và kinh phí từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024, kinh phí từ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát, Quỹ "Vì người nghèo" Trung ương phù hợp với nhu cầu thực tế qua rà soát của địa phương. Ban Chỉ đạo và các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc để kịp thời hướng dẫn, xử lý khó khăn, vướng mắc; tổ chức sơ kết Chương trình vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 tới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ 11-12/5/2025, chiều 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp Hội hữu nghị và giao lưu văn hóa với nước ngoài của Belarus, Hội hữu nghị Belarus-Việt Nam và các cựu chuyên gia Belarus đã từng giúp đỡ Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng dự Lễ khởi công tuyến cao tốc huyết mạch qua Thái Bình, Nam Định

Thủ tướng dự Lễ khởi công tuyến cao tốc huyết mạch qua Thái Bình, Nam Định

Sáng 12/5, tại tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định, Thái Bình theo phương thức PPP và Dự án khu công nghiệp Hưng Phú.
Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Thời sự - PV - 10 phút trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus, chiều tối 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp Hội hữu nghị và giao lưu văn hóa với nước ngoài của Belarus, Hội hữu nghị Belarus-Việt Nam và các cựu chuyên gia Belarus đã từng giúp đỡ Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Quốc hội

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Chiều 11/5, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Quốc hội. Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Belarus ngày càng bền chặt

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ 11-12/5/2025, chiều 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp Hội hữu nghị và giao lưu văn hóa với nước ngoài của Belarus, Hội hữu nghị Belarus-Việt Nam và các cựu chuyên gia Belarus đã từng giúp đỡ Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sau khi kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, chiều 11/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Sân bay Minsk, Belarus, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 11-12/5, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko.
Viết tiếp những trang sử mới trong quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga

Viết tiếp những trang sử mới trong quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Lịch sử đã chứng kiến tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác bền chặt giữa hai đất nước Việt Nam-Liên bang Nga. Kết quả chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã khắc họa đậm nét hơn mối quan hệ gắn bó, thân tình, tạo nền tảng vững chắc thực hiện hiệu quả định hướng lớn của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga trong giai đoạn hợp tác mới.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Cốt lõi để xây dựng một nền văn hóa giàu bản sắc (Bài 1)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Cốt lõi để xây dựng một nền văn hóa giàu bản sắc (Bài 1)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 1 giờ trước
Ẩn hiện sau những tiếng ê a tụng kinh Nôm nơi bản nhỏ, đến dáng đứng tự tin của những hậu duệ Bàn Vương trên bục giảng đại học trong và ngoài nước, tinh thần ham học đã trở thành phẩm chất bền bỉ, vượt qua mọi thử thách của thời gian. Không chỉ là một đức tính quý báu, tinh thần ấy từng bước kết tinh, thấm sâu vào cốt lõi văn hóa Dao, tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc, được dựng xây từ khát vọng chinh phục tri thức của nhiều thế hệ.
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc: Tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bài cuối)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc: Tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Bài cuối)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ) không chỉ là ngày hội của những người có tín ngưỡng Phật giáo mà còn là cơ hội lớn cho sự giao lưu gặp gỡ giữa những người yêu hòa bình, kính trọng các giá trị nhân bản của con người. Thông qua việc tổ chức thành công Đại lễ, Việt Nam tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, đáp ứng nguyện vọng tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi cá nhân.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ (Bài 4)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ (Bài 4)

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Việc hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” do bà Nguyễn Thị Kim Thảo (đại diện doanh nghiệp K. Ngọc) và bà Y Phím không chỉ gói gọn trong địa bàn xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô mà còn lan rộng đến địa bàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), nơi có hơn 95% đồng bào DTTS sinh sống. Điều mà người dân mong muốn hiện nay là các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc quyết liệt để làm sáng tỏ vấn đề, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân, nhất là người đồng bào DTTS.
Đồng Nai: Tăng cường hiệu quả vốn vay ưu đãi

Đồng Nai: Tăng cường hiệu quả vốn vay ưu đãi

Kinh tế - Phương Linh - 1 giờ trước
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển mạnh mẽ, công tác giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại tỉnh Đồng Nai luôn là ưu tiên hàng đầu của chính quyền địa phương. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai đã đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.