Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cao Bằng: Nhiều hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở

Công Hải - Mạnh Cường - 21:06, 09/11/2020

Từ năm 2013 - 2019, toàn tỉnh Cao Bằng có hơn 400 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ quét đã được hỗ trợ kinh phí đến nơi ở mới. Năm 2020, qua khảo sát sơ bộ, vẫn còn 177 hộ nằm trong vùng không an toàn, cần phải di dời nhà ở. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng đã trình xin UBND tỉnh cấp kinh phí cho các huyện để hỗ trợ sớm cho người dân.

Cao Bằng: Nhiều hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở
Khu vực đất sạt lở tại khu đồi phía sau khu tập thể Công ty Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng, TP. Cao Bằng (Ảnh: TL)

Nỗi lo của người dân vùng sạt lở

19 giờ ngày 7/9/2020, chỉ sau một trận mưa lớn, hàng chục hộ dân ở các xóm Cốc Phja, Pàn Kèn, Đông Sằng, Khuổi Khoang, xã Quang Trung (huyện Hòa An) bị đất đá sạt trượt từ các đỉnh đồi tràn xuống nhà. Chỗ sạt nhỏ vài khối, chỗ sạt lớn đến hàng trăm khối, gây hoang mang, lo sợ cho các hộ dân.

Ông Lý Văn Hữu, xóm Khuổi Khoang cho biết: “Mưa lớn làm hàng trăm khối đất ở đỉnh đồi sau nhà sạt xuống. Tất cả các chân cột nhà tôi đều bị xê dịch đi hơn 1m. Đêm đó, cả gia đình tôi phải chạy, di chuyển đồ đạc, ra ngủ ngoài lán để đảm bảo an toàn. Hiện nay, căn nhà sàn đã bị hư hỏng nặng không thể sửa chữa. Gia đình mong muốn địa phương hỗ trợ để gia đình sớm di dời sang nơi ở mới”.

Cao Bằng: Nhiều hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở 1
Những hộ đang sống ở vùng có nguy cơ sạt lở cao ở Cao Bằng mong muốn được hỗ trợ để di chuyển đến nơi ở an toàn

Trước đó, từ đêm 16/8 đến ngày 18/8/2020, trên địa bàn huyện Bảo Lạc xảy ra mưa to, gió lớn khiến 5 nhà dân bị thiệt hại. Trong đó, 1 nhà ở xã Cô Ba bị đất đá sạt lở xuống nhà làm gãy cột, kèo, đổ vỡ mái ngói, nguy cơ sập đổ hoàn toàn; 1 nhà tại xã Cốc Pàng bị sạt taluy dương khiến đất đá sạt lở xuống nhà làm gãy cột, kèo, xô nghiêng nhà, đổ vỡ mái ngói, nguy cơ sập đổ; tại xã Đình Phùng 1 nhà bị nứt nền nhà ở và 2 nhà bị lở taluy dương. Mưa lớn kéo dài cũng đã gây sạt lở tuyến đường giao thông liên xã và nhiều tuyến đường liên xóm.

Tại huyện Bảo Lâm, tháng 4/2020, sau trận mưa lớn, vài chục khối đất đá sạt trượt xuống đằng sau nhà, vùi lấp nhiều diện tích lúa, ngô, rau màu của gia đình ông Chảo Phụ Nhàn, xóm Nà Ca, thị trấn Pác Mjầu. Mặc dù rất muốn di dời đến nơi ở mới để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, nhưng do điều kiện kinh tế, gia đình ông Nhàn không thể tìm được mặt bằng, không có kinh phí để dựng nhà mới, nên đành tiếp tục chấp nhận ở lại, sống chung với nỗi lo sạt lở đất đá.

“Những trận mưa to về đêm, cả nhà tôi không ai dám ngủ, cứ thấp thỏm vì sợ đất, đá tràn xuống có thể sẽ vùi lấp cả căn nhà”, ông Nhàn cho biết.

Khó di dời dân vì thiếu kinh phí

Theo ông Ban Thanh Tùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bảo Lâm: Từ năm 2015 - 2019, huyện Bảo Lâm đã rà soát, hỗ trợ hơn 100 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, mất an toàn di dời đến nơi ở mới. Đến hết tháng 8/2020, UBND tỉnh Cao Bằng đã cấp kinh phí để huyện hỗ trợ cho 33/40 hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, mỗi hộ 20 triệu đồng để di dời đến nơi ở mới. Tuy nhiên, địa hình huyện đa số là đồi núi dốc, thiếu quỹ đất ở, người dân còn nhiều khó khăn, kinh phí hỗ trợ thấp, nên người dân rất khó để di dời đến nơi ở mới.

Cao Bằng: Nhiều hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở 2
Vụ sạt lở đất ngày 21/5, tại xóm Lũng Sươn xã An Lạc, huyện Hạ Lang, vùi lấp 1 nhà dân, tài sản, hoa màu, ao cá và 50m đường Tỉnh lộ 207

Bà Ma Thị Huyền Linh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng cho biết: Với những diễn biến phức tạp của thời tiết đã được dự báo, các hình thái thời tiết cực đoan như lũ ống, lũ quét, lở đất, lốc xoáy... có thể xảy ra ở bất kỳ địa phương nào trong tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, công tác di dân ra khỏi vùng thiên tai, sạt lở tại các địa phương trong tỉnh Cao Bằng vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là thiếu mặt bằng, kinh phí hỗ trợ còn thấp, trong khi các hộ dân đa số là hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh rất khó khăn.

Hiện nay, việc di dân khỏi nơi nguy hiểm tại Cao Bằng đang gặp khó khăn từ hai phía, bao gồm cả nguồn kinh phí hỗ trợ thấp, người dân thường là hộ nghèo, cùng với đó là quỹ đất ở và đất sản xuất cho di dân lại khan hiếm, nên việc di dân đến nơi sống an toàn vẫn phải theo hướng ưu tiên cho những hộ dân trong diện nguy cơ cao.

Theo số liệu của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng, 10 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 17 đợt thiên tai (4 đợt lở đất, đá; 13 đợt lốc, mưa đá, sét, mưa lớn, lũ quét). Thiên tai đã làm chết 3 người, bị thương 3 người; hơn 6.000 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; 755 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học bị hư hỏng… Tổng giá trị thiệt hại từ các đợt thiên tai hơn 75 tỷ đồng. Tỉnh đã huy động lực lượng, vật tư, kinh phí trên 13 tỷ đồng, hơn 2.200 ngày công lao động để nhanh chóng khắc phục thiệt hại, di dời nhà ở, giúp nhân dân sửa chữa nhà ở, ổn định sản xuất, đời sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển

Chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển

Chiều 7/6, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa có công văn gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển.
Tin nổi bật trang chủ
Đội văn nghệ thôn bản - Đánh thức vai trò của những chủ nhân văn hóa: Chính sách mới, kỳ vọng mới (Bài 2)

Đội văn nghệ thôn bản - Đánh thức vai trò của những chủ nhân văn hóa: Chính sách mới, kỳ vọng mới (Bài 2)

Bằng tình yêu và trách nhiệm với văn hóa dân tộc, các đội văn nghệ thôn, bản chính là những "viên gạch" góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng sân chơi lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân... Tuy vậy, để duy trì, lan tỏa hơn nữa cho các hoạt động này, việc xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ cho các đội văn nghệ thôn bản, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi khó khăn là rất quan trọng...
Bưởi Phước Bình được cấp mã số xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bưởi Phước Bình được cấp mã số xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Một tín hiệu rất đáng mừng đối với ngành nông nghiệp Ninh Thuận, đó là bưởi Phước Bình của huyện miền núi Bác Ái đã được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phê duyệt và cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường nước này trong thời gian tới.
“Nàng tiên cá” và bài học về tôn trọng khán giả

“Nàng tiên cá” và bài học về tôn trọng khán giả

Giải trí - PV - 2 giờ trước
Bộ phim “Nàng tiên cá” gây sốt khắp thế giới ngay từ khi chưa ra mắt nhưng không phải vì câu chuyện, sức hấp dẫn của bộ phim, mà vì những lùm xùm chung quanh sự lựa chọn diễn viên chính.
Thanh tra, giám sát tất cả các khâu của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023

Thanh tra, giám sát tất cả các khâu của Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023

Giáo dục - PV - 2 giờ trước
Ngành giáo dục các địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh được tham dự Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023; không để thí sinh phải bỏ thi vì khó khăn về kinh tế, điều kiện đi lại hoặc do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng: Hứa hẹn màn ra mắt hoành tráng

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng: Hứa hẹn màn ra mắt hoành tráng

Sắc màu 54 - PV - 2 giờ trước
Ngày 8/6, tại khu vực bãi bắn của Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2023, các thành viên hai đội Pháp và Canada đang tích cực chuẩn bị cho màn thi đấu diễn ra vào tối 10/6 với chủ đề “Tình yêu không biên giới”.
Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Media - Thùy Anh - Đức Cường - 2 giờ trước
Cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023 là 1 trong 10 hoạt động được tổ chức tại Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La “Điểm đến thiên khu vực hàng đầu thế giới năm 2023”. Cuộc thi thu hút sự tham gia của 27 thí sinh đến từ các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh với các tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, kỹ năng hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp, lôi cuốn người xem.
Lào Cai tập trung chuyển đổi số phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu

Lào Cai tập trung chuyển đổi số phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu

Ngày 7/6, tỉnh Lào Cai đã đưa Trung tâm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính vào vận hành tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Đây là hoạt động nằm trong dự án Cửa khẩu số mà tỉnh Lào Cai đang tập trung xây dựng.
Nhân thêm tình yêu biển, đảo

Nhân thêm tình yêu biển, đảo

Media - Hoàng Thái - 2 giờ trước
Tại xã Bảo Ninh (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), Ban Thanh niên Quân đội, Cục Chính trị Quân khu 4, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình, Tỉnh Đoàn Quảng Bình, UBND thành phố Đồng Hới cùng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài Quân đội vừa phối hợp tổ chức Chương trình “Tuổi trẻ với biển, đảo quê hương và phát động “Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè” năm 2023”. Chương trình có nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, góp phần khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu biển, đảo trong mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh niên và Nhân dân.
“Tinh hoa ẩm thực Sơn La” đậm đà phong vị Tây Bắc

“Tinh hoa ẩm thực Sơn La” đậm đà phong vị Tây Bắc

Media - Thùy Anh - Nguyễn Vân - Dương Quân - 2 giờ trước
Nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày hội Du lịch Văn hoá Tỉnh Sơn La được tổ chức tại huyện Mộc Châu, cuộc thi “Tinh hoa ẩm thực Sơn La năm 2023” diễn ra tại phố đi bộ Mộc Châu, có 13 đội thi đến từ các khách sạn, nhà hàng, câu lạc bộ đầu bếp, hợp tác xã, bản du lịch cộng đồng, homestay trên địa bàn tỉnh Sơn La, là dịp để các đầu bếp có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm và giới thiệu món ăn ngon truyền thống của địa phương tới đông đảo khách du lịch đến với Sơn La trong dịp này.
Nghệ nhân ưu tú Rơ Châm Tih đưa nhạc cụ dân tộc ra thế giới

Nghệ nhân ưu tú Rơ Châm Tih đưa nhạc cụ dân tộc ra thế giới

Media - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Rơ Châm Tih, sinh năm 1973, ở làng Jút 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, Gia Lai nổi tiếng khắp buôn làng Tây Nguyên với tài chế tác nhạc cụ dân tộc độc đáo cùng niềm đam truyền cảm hứng âm nhạc truyền thống cho mọi người.
Quảng Trị: Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS ở Hướng Hóa

Quảng Trị: Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS ở Hướng Hóa

Giáo dục - PV - 2 giờ trước
Bám sát Công văn số 2534 ngày 28/11/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS dựa trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; Kế hoạch số 504 ngày 6/10/2022 của UBND huyện Hướng Hóa về kế hoạch giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn huyện Hướng Hóa, Phòng GD&ĐT Hướng Hóa triển khai nhiều giải pháp thực hiện.
Bắc Giang: Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch mùa vải thiều

Bắc Giang: Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch mùa vải thiều

Chính sách dân tộc - Vân Khánh - 2 giờ trước
Nhằm thu hút khách đến với tỉnh Bắc Giang nhiều hơn, nhất là trong mùa vải thiều năm nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang, UBND huyện Lục Ngạn phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.