Tập huấn nâng cao năng lực, thành lập tổ nhóm sinh kế, duy trì tổ truyền thông cộng đồng, đối thoại chính sách… đang là những hoạt động trọng tâm của Dự án 8, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 ở Nghệ An. Những hoạt động này đang góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu về nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.
Vốn tín dụng chính sách đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng DTTS miền núi của Thanh Hóa. Không chỉ giúp người dân cải thiện đời sống, nguồn vốn này còn đóng vai trò là "bệ đỡ" để các huyện miền núi thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Phước Hà là vùng căn cứ kháng chiến được Thủ tướng Chính phủ công nhận xã An toàn khu (ATK) huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Chính quyền địa phương đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân địa phương. Đặc biệt, việc thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần quan trọng bảo tồn văn hóa của đồng bào Raglay.
Xác định công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng tới công tác đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng trường học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên, học sinh.
Triển khai Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, nâng cao chất lượng cuộc sống, đem lại hiệu quả thiết thực.
Nhắc đến Người có uy tín trong đồng bào DTTS, nhiều người hình dung đó là người cao tuổi, là “cây đại thụ” của buôn làng. Tuy nhiên, hiện nay ở tỉnh Gia Lai, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi đã khẳng định vai trò, vị trí của mình trong sự phát triển cộng đồng vùng DTTS, được người dân tín nhiệm suy tôn là Người có uy tín.
Theo thông tin của UBND huyện Giồng Riềng, tổng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 được tỉnh phân bổ cho huyện từ năm 2022 đến năm 2024 là 40 tỷ 875 triệu đồng. Theo đó, huyện đã huy động lồng ghép các nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án chính sách dân tộc để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào DTTS. Trong đó, huyện chú trọng ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động là người DTTS.
Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) Bình Thuận vừa có chuyến kiểm tra, khảo sát Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh và các xã Măng Tố, Lạc Tánh, thị trấn La Ngâu (huyện Tánh Linh). Đoàn khảo sát do bà Thanh Thị Kỷ, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn.
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận tăng cường tuyên tuyền nâng cao nhận thức người dân vùng đồng bào DTTS và các trường học dân tộc nội trú nỗ lực đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Phối hợp các đơn vị thực hiện hiệu quả Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Nhìn phong cảnh yên bình hôm nay, ít ai biết rằng đồng bào Xơ Đăng ở làng Mô Bành 2, xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum từng trải qua một quá khứ đau buồn. Cả ngôi làng đã bị cơn lũ dữ năm 2009 cuốn trôi tất cả và đã có nhiều người ra đi mãi mãi. Nhưng, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào Xơ Đăng nơi đây, làng Mô Bành 2 đã dần hồi sinh ở vùng đất mới.
Trong 2 ngày 7 - 8/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Thiện đã tổ chức Liên hoan, giao lưu các “Tổ truyền thông cộng đồng” phát huy tập tục văn hóa tốt đẹp của đồng bào DTTS, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới. Tham gia Liên hoan, giao lưu có hơn 100 thành viên, đến từ 12 Tổ truyền thông cộng đồng tại 7 xã trên địa bàn.
Ngày 7/11, Công an tỉnh Hà Giang phối hợp với Công ty TNHH Quốc tế tập đoàn KATIA (Hà Nội) và UBND huyện Mèo Vạc tổ chức khởi công xây dựng lớp học mầm non tặng học sinh vùng cao tại xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc.
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phát triển mạnh mẽ, đời sống đồng bào DTTS được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Để hiểu rõ hơn những kết quả và tác động của Chương trình MTQG 1719 đến vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Chủ tịch UBND huyện Krông Nô Ngô Xuân Hà.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã mang lại những kết quả thiết thực, từng bước làm thay đổi diện mạo huyện biên giới Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum).
Thực hiện Tiểu dự án 1- Dự án 6: Truyền thông giảm nghèo thông tin thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lắp đặt hệ thống thông tin cơ sở nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về công tác giảm nghèo.
Những năm qua, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung thông tin và truyền thông trong Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào DTTS.
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII “về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới” và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025, thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, qua đó từng bước nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và giảm thiểu được tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS.
Khai thác tiềm năng, lợi thế của các xã trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); giảm nghèo nhanh, bền vững gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các DTTS; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc… là những nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm mà huyện Anh Sơn (Nghệ An) xác định trong thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Những mục tiêu đó đang được huyện triển khai đúng hướng và lộ trình.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), Chương trình đã đạt được một số kết quả nổi bật, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương hiện đang gặp một số khó khăn, vướng mắc. Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Văn Thái Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng về nội dung trên.
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề cao ở khu vực Tây Nguyên ngày càng tăng. Trên thực tế, số lượng lao động là người DTTS khá lớn nhưng số người đã được qua đào tạo chưa nhiều, làm hạn chế cơ hội tìm được việc làm và mang lại thu nhập cho người dân. Điều đó cho thấy yêu cầu mở rộng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động DTTS là một trong những yếu tố tiên quyết, để đáp ứng nhu cầu thực tế về sử dụng lao động của cơ quan-doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây.