Cây húng chanh còn có tên gọi khác là rau thơm lùn, tần dày lá, dương tử tô, rau thơm lông…có tính ấm, vị cay và không độc. Húng chanh ngoài là một loại gia vị phổ biến, chúng còn được biết đến như một vị thuốc dân gian quý, giúp cải thiện triệu chứng viêm họng, chảy máu cam, ho khan,…Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây húng chanh
Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương…có vị cay, tính ấm… Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta. Ngoài làm gia vị trong chế biến thực phẩm, nó còn là vị thuốc đa dụng trong Đông y. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng gừng cho bà con tham khảo.
Cây lá gai còn được gọi là trữ ma, gai tuyết, tầm ma, chiều đủ (Dao), bâu pán (Tày), hạc co pán (Thái)... có vị ngọt, tính hàn, không độc. Lá và rễ của cây không chỉ được sử dụng để làm bánh mà còn được dùng để trị bệnh tiểu tiện đỏ, động thai, đau mỏi xương khớp và đại tiểu tiện ra máu… Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây lá gai cho bà con tham khảo.
Dừa cạn hay còn gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác…có tính mát, vị đắng là một loài dược thảo đã được sử dụng làm thuốc từ rất lâu trong dân gian. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây dừa cạn.
Diệp hạ châu (có nghĩa là hạt châu dưới lá) còn có tên gọi khác là chó đẻ răng cưa, cây chó đẻ, trân châu thảo, lão nha châu, diệp hòe thái, cam kiềm, cỏ trân châu, rút đất,…là thảo dược được biết đến với công dụng chữa các bệnh về gan. Tuy nhiên, có thể nhiều người chưa biết đây còn là vị thuốc quý đối với người bị sỏi mật, sỏi thận, mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày… Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây diệp hạ châu mời bà con tham khảo.
Lá khôi nhung hay còn gọi là lá khôi tía, lá khôi, cây đơn tướng quân, cây độc lực hoặc cây xăng sê...là dược liệu quý, vị chua, tính hàn, mọc hoang ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Cây dược liệu này được người dân dùng trong chữa chứng viêm loét dạ dày tá tràng, dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa…Sau đây là một số bài thuốc dân gian hiệu quả mời bà con tham khảo.
Cây vọng cách hay còn gọi là cách và bọng cách. Có tính bình và vị chát, dược lý và thành phần hóa học đa dạng, cây vọng cách được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây vọng cách.
Bán hạ nam hay còn gọi là cây chóc, chóc chuột, nam tinh, bán hạ ba thùy… có vị cay, tính ôn. Là cây thuốc mọc hoang ở nhiều vùng trên cả nước, thường mọc ở các nơi đất ẩm thấp trong vườn, dưới tán các cây khác. Bán hạ nam có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ bán hạ nam cho bà con tham khảo.
Núc nác hay còn gọi là hoàng bá nam, mộc hồ điệp, so đo thuyền, lin may...là một vị thuốc mọc hoang ở nhiều vùng trên nước ta. Vị thuốc này có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng và làm giảm tính thấm của các màng mao mạch. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây núc nác.
Sa nhân là loại cây mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi, dưới tán cây râm mát, tiếng Tày còn gọi là mác nẻng, tiếng Thái là co nénh. Bộ phận dùng làm thuốc là hạt quả. Sa nhân có vị cay, tính ấm có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa… Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ sa nhân tím.
Bồng bồng là loại cây mọc hoang hoặc được trồng ở rất nhiều nơi, nhất là các tỉnh ven biển và hải đảo. Cây bồng bồng có vị chua và tính mát. Bồng bồng thường dùng để trị hen phế quản, hen suyễn, cảm sốt, ho, viêm đường hô hấp… Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây bồng bồng.
Cây vòi voi hay còn gọi là cẩu vĩ trùng, dền voi, đại vĩ đao, cấu vĩ trùng... có vị đắng, hơi cay, mùi hăng. Với tác dụng chính là giảm đau, giảm sưng viêm, thanh nhiệt, giải độc... cây vòi voi điều trị một số bệnh lý xương khớp như sưng đau mỏi gối, phong tê thấp, mụn nhọt… Sau đây là một số bài thuốc từ cây vòi voi.
Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử dụng để chữa trị các bệnh lý thường gặp như táo bón, chàm, vảy nến, dị ứng, nấm da, thấp khớp… Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dưới đây:
Rau đắng đất hay còn gọi là rau đắng lá vòng, có tác dụng kiện vị, sát trùng, nhuận tràng. Theo Đông y, toàn cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiêu hóa, khai vị, lợi tiểu, nhuận gan, hạ nhiệt... Sau đây là một số bài thuốc từ cây rau đắng đất.
Chè dây là một loại thảo dược thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, được người dân miền núi sử dụng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Đặc biệt là bệnh về tim mạch, viêm dạ dày, giải độc, thanh nhiệt cơ thể…
Cây cối xay hay còn được gọi là cây đằng xay, cây kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo hay quỳnh ma. Cây cối xay được sử dụng như một dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây cối xay:
Sâm đất không chỉ là nguồn nguyên liệu có thể tận dụng làm thức ăn mà từ lâu đã được dùng làm thuốc chữa bệnh. Khi bị mệt mỏi, cao huyết áp, chóng mặt, tiểu đường… có thể sử dụng loại dược liệu này để hỗ trợ điều trị.
Cây lu lu có vị đắng, tính rất lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng. Dùng để chữa đinh nhọt, ung thũng, đơn độc, viêm khí quản mạn tính, viêm thận cấp tính, bị ngã đánh sai khớp chấn thương... Do toàn cây có chất độc, đặc biệt quả, nên dùng phải thận trọng.
Hầu hết mọi người chỉ biết tới bằng lăng là cây bóng mát và nở hoa rất đẹp nhưng ít ai biết rằng bằng lăng cũng là một cây thuốc quý.