Hoa tam thất có tên gọi khác là sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm...Hoa tam thất có tính mát, vị ngọt, sử dụng để uống nước giúp thanh nhiệt, bình can, bổ huyết. Nụ hoa và hoa tam thất có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Sau đây là một số công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoa tam thất mời bà con tham khảo.
Cây hoàn ngọc còn được gọi là cây xuân hoa, cây nhật nguyện, cây con khỉ... có vị đắng. Cây hoàn ngọc có hai loại là hoàn ngọc trắng và hoàn ngọc đỏ. Cả hai loại hoàn ngọc đều được dùng làm thuốc, nhưng hoàn ngọc trắng thường được sử dụng nhiều hơn do có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh có chứa dược liệu hoàn ngọc mời các bạn tham khảo.
Cây ngâu còn có tên gọi khác là ngâu tán tròn, ngâu ta, mộc ngưu… Hoa ngâu nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, rất thơm, thường được dùng để ướp trà và làm vị thuốc. Hoa ngâu có vị cay ngọt, được dùng chữa tăng huyết áp, kinh nguyệt không đều, giảm sưng đau do vấp ngã…Sau đây là một bài thuốc từ cây ngâu mời bà con tham khảo.
Bồ kết còn có tên gọi khác là tạo giác, phắc kết (Tày), chùm kết, co kết (Thái)… có vị cay, mặn, tính ôn hơi có độc. Đây là loại quả rất quen thuộc với người dân, có công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Sau đây là một số bài thuốc dân gian trị bệnh từ bồ kết mời bà con tham khảo.
Kê huyết đằng còn có tên gọi khác là hồng đằng, huyết rồng, khan dạ lùa, khan lượt (Tày), thuộc họ đậu (Fabaceae),… có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ẩm không độc. Theo đông y kê huyết đằng có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân xương, điều hòa kinh nguyệt. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây kê huyết đằng mời bà con tham khảo.
Rau húng chó còn có tên goi khác là húng quế, húng giổi, é, e tía, hương thái, rau quế…có vị cay, mùi thơm và tính ấm. Không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc trong đời sống hàng ngày húng chó còn là một loại dược liệu có tác dụng dược lý đa dạng nhờ hàm lượng tinh dầu cao. ..Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây húng chó mời bà con tham khảo.
Câu mít được biết đến là loại cây ăn quả ngon, nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, mít còn được dùng để chữa bệnh. Trong dân gian thường sử dụng lá mít, hạt mít, vỏ mít làm vị thuốc chữa một số bệnh như làm lợi sữa, hen suyễn, mụn nhọt, huyết áp,…Sau đây là một số bài thuốc hay từ cây mít mời bà con tham khảo.
Mộc nhĩ còn gọi là nấm mèo, nấm tai mèo, hắc mộc nhĩ, mộc nhu, mộc nga, mộc tung, vân nhĩ...có vị ngọt, tính bình. Mộc nhĩ không chỉ là nguyên liệu quen thuộc được dùng để chế biến những món ăn ngon mà còn là dược liệu giúp điều trị bệnh hiệu quả trong đông y với tác dụng bổ huyết, thông kinh, điều trị kiết lỵ, bồi bổ sức khoẻ. Sau đây là một số bài thuốc từ mộc nhĩ mời bà con tham khảo.
Qua lâu có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc) dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca...có vị ngọt, đắng, tính hàn. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ, hạt và rễ nhưng tác dụng chữa bệnh lại khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc từ vỏ (bì), nhân (hạt) và rễ cây qua lâu mời bà con tham khảo.
Cải bẹ xanh còn gọi là cải dưa, cải sen, vân đài… có vị cay, tính ôn. Cải bẹ xanh có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật như: phạm phòng, gút. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cải bẹ xanh mời và con tham khảo.
Cây tỳ bà còn có tên gọi khác là nhót tây, nhót Nhật Bản, ba diệp… có vị đắng hơi ngọt the, tính bình. Là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian có tác dụng mát phổi, thanh phế, giáng khí, hoá đờm, chữa ho...Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có sử dụng cây tỳ bà mời bà con tham khảo.
Vừng đen còn có tên gọi khác là mè, hồ ma nhân, chi ma, hồ ma... có vị ngọt, béo, tính bình và không có độc. Vừng chứa nhiều vi chất dinh dưỡng, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Dưới đây là một số món ăn ngon và bài thuốc chữa bệnh đơn giản từ vừng đen mời bà con tham khảo.
Tô mộc hay còn được gọi với tên khác là tô phượng, co vang hay cây gỗ vang… có tính bình, vị ngọt, không có độc. Đây là một loại cây thường mọc hoang hay được trồng để lấy gỗ ở nước ta. Tuy nhiên ít ai ngờ rằng đây còn là một loại cây thuốc Đông y, với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây tô mộc mời bà con tham khảo.
Cây vông vang còn có tên gọi khác là bông vang, bụp vang, bông vàng, hoàng quỳ... có vị hơi ngọt, tính mát. Cây vông vang là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm đau… rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây vông vang mời bà con tham khảo.
Cây sử quân tử hay còn gọi là quả giun/ nấc, sử quân tử nhân, sách tử quả, sử quân nhục, đông quân tử, binh cam tử, lựu cầu tử, ngữ lăng tử, mác giáo giun,…có vị ngọt, tính ấm. Sử quân tử thường được trồng để làm cảnh, quả của loài cây này được dùng để làm thuốc. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây sử quân tử mời bà con tham khảo.
Cây hoa hồng không chỉ được trồng làm cảnh mà còn làm một cây thuốc quý. Hoa hồng có vị ngọt, tính ấm. Theo Đông y, hồng đỏ (mai khôi hoa) và trắng (hồng bạch) để làm thuốc. Hoa hồng đỏ có tác dụng làm cho huyết mạch lưu thông, vết sưng tấy... Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu... Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng hoa hồng mời bà con tham khảo.
Cây phan tả diệp còn được gọi với tên khác là hiệp diệp phan tả diệp, tiêm diệp... có tính hàn, vị ngọt và hơi đắng. Phan tả diệp là thảo dược vô cùng tốt cho sức khỏe, có công dụng chữa trị bệnh táo bón, béo phì, trị mụn, thải độc gan…Sau đây là một số bài thuốc từ cây phan tả diệp mời bà con tham khảo.
Cây Cóc mẳn trong dân gian còn được gọi là cỏ the, cúc mẳn, cúc ma, cây thuốc mộng, cây trăm chân, cóc ngồi (miền Nam); thạch hồ tuy, địa hồ tiêu, cầu tử thảo, nga bất thực thảo…có vị cay, tính ấm, không có độc. Cây cóc mẳn được biết đến với công dụng giúp trừ phong, tán hàn, tiêu viêm, giải độc, thông mũi họng và ngoài ra còn giúp trị chốc lở, eczema, rắn cắn…Sau đây là một số bài thuốc từ cây cóc mẳn mời bà con tham khảo.
Keo dậu hay còn gọi là bồ kết dại, keo giậu, bình linh, táo nhơn, keo giun, bò chét.…có vị hơi đắng, mùi thơm, tính mát. Hạt của loại cây này thường được sử dụng để trị chứng nhiễm giun đũa, hỗ trợ điều trị tiểu đường và yếu sinh lý. Tuy nhiên cây có chứa độc tố không nên dùng liều cao hoặc sử dụng dài ngày. Sau đây là một số công dụng và cách chữa bệnh từ cây keo dậu mời bà con tham khảo.
Cây lựu hay còn gọi là thạch lựu, thừa lựu, tháp lựu, an thạch lựu, toan thạch lựu, thiên tương, thạch lựu bì (vỏ của quả lựu)… có vị chua ngọt, tính ấm. Cây lựu là vị thuốc quý trong y học cổ truyền với công năng chữa trị bệnh thần kỳ. Quả, vỏ rễ và vỏ thân của cây đều có tác dụng dược lý đa dạng. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây lựu mời bà con tham khảo.