Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bộc lộ “lỗ hổng” y tế cơ sở sau đại dịch Covid 19

Thuý Hồng - 09:50, 08/07/2022

Sau đại dịch Covid-19, hệ thống y tế cơ sở bộc lộ nhiều bất cập. Ngoài vấn đề về nhân lực y tế mỏng, thiếu về số lượng, và còn hạn chế về năng lực chuyên môn, thì ở nhiều địa phương tình trạng thiếu trang thiết bị vật tư y tế do đầu tư nhỏ giọt, chế độ đãi ngộ thấp và hàng loạt nhân viên y tế xin nghỉ việc... đang khiến hoạt động y tế cơ sở đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Hàng loạt nhân viên y tế nghỉ việc do áp lực và chế đỗ đãi ngộ thấp
Hệ thống y tế cơ sở giữ một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt

Nhìn từ thực tế, trong cao điểm dịch bệnh Covid-19 vừa qua, hệ thống y tế cơ sở, đã đóng góp lớn vào thành công của công tác phòng, chống dịch bệnh khi đảm đương một khối lượng công việc “khổng lồ”, quá tải so với nguồn lực (con người, cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn, trang thiết bị y tế) hiện có. Tuy nhiên, ngay sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, tình trạng bác sĩ ở hệ thống y tế công lập, nhất là tuyến y tế cơ sở xin nghỉ việc hàng loạt.

Đơn cử như tại Gia Lai, trong năm 2021, toàn ngành có 110 trường hợp là bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc. Còn trong 6 tháng đầu năm 2022, tiếp tục có 23 trường hợp nghỉ việc. Đây là thực trạng đáng lo ngại, trong khi Gia Lai đang rất thiếu nhân lực ngành y (thiếu khoảng 500 người).

Nguyên nhân bác sĩ, cán bộ y tế xin nghỉ việc, chủ yếu là do áp lực công việc cao, trong khi đó chế độ đãi ngộ thấp. Từ khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh giảm mạnh, đã tác động đến nguồn thu và kinh phí hoạt động khiến cho nhiều đơn vị không đủ kinh phí chi trả lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ, viên chức. Đặc biệt, là không có cơ chế thu hút, giữ chân các bác sĩ giỏi.

Theo ông Nguyễn Đình Tuấn, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế tỉnh Gia Lai, mức lương thấp, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với mồ hôi, công sức bỏ ra nên dẫn đến việc nhân viên y tế bỏ bệnh viện công sang làm cho tư nhân.

Không riêng gì Gia Lai, mà tình trạng  đội ngũ nhân viên y tế bỏ việc, chuyển từ bệnh viện công sang bệnh viện tư đã âm ỉ nhiều năm nay. Nhưng từ khi dịch Covid-19 ập đến như “chất xúc tác” khiến “làn sóng” nghỉ việc tăng cao đến mức báo động. 

Theo số liệu thống kê, cả nước có hơn 4.800 viên chức y tế và 420 viên chức công tác tại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc.

Theo ông Nguyễn Đại Phong, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thì, để giữ chân đội ngũ y tế, cần có cơ chế trả lương riêng, cũng như chính sách thu hút các y, bác sĩ; cũng như cần có chế tài xử lý những trường hợp phá vỡ cam kết khi được cử đi đào tạo chuyên sâu.

Thông tin về vấn đề này, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn chia sẻ rằng, đại dịch Covid-19 đã cho thấy những lỗ hổng, sự kém hiệu quả trong hệ thống y tế cơ sở của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đó là khi ca bệnh gia tăng, nguồn lực chăm sóc, điều trị bị thiếu.

Theo ông Tuấn, để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực, phát triển bác sĩ gia đình, tăng chế độ phụ cấp và cải cách tiền lương cho nhân viên y tế cơ sở. Áp dụng khám, chữa bệnh từ xa; tăng sức hấp dẫn cho y tế cơ sở bằng việc mở rộng số lượng, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và danh mục thuốc. Trong đó, theo ông Tuấn, cần thay đổi vị trí của y tế cơ sở từ “tuyến dưới” trở thành “trung tâm” với vai trò “gác cổng”.

Thiếu trang thiết bị, vật tư y tế

Ngoài những hạn chế, vướng mắc nêu trên, thì ở nhiều địa phương, cơ sở vật chất không đảm bảo, trang thiết bị thiếu thốn, chất lượng khám, điều trị chưa cao… là những lực cản, khiến y tế cơ sở phát triển ì ạch suốt nhiều năm và cũng là nguyên nhân làm cho niềm tin của người dân vào tuyến y tế này giảm sút, thường vượt tuyến.

Bệnh viện Thường Xuân, Thanh Hoá chỉ có một thiết bị siêu âm duy nhất đã có niên hạn sử dụng 20 năm
Bệnh viện Thường Xuân, Thanh Hoá hiện nay chỉ có một thiết bị siêu âm duy nhất mà thiết bị này đã có niên hạn sử dụng 20 năm

Trong chuyến công tác tại huyện miền núi Thường Xuân của tỉnh Thanh Hoá, chúng tôi đã được chứng kiến trang thiết bị y tế nghèo nàn của địa phương này. Cả bệnh viện tuyến huyện này chỉ có một thiết bị siêu âm duy nhất. Thiết bị này đã có niên hạn sử dụng 20 năm nay nên màn hình đã hoen ố, cũ kỹ nhưng hằng ngày được các y bác sĩ dùng để phục vụ người dân tới khám bệnh, siêu âm, từ tuyến giáp, tuyến vú, siêu âm ổ bụng, siêu âm thai…

“Chiếc máy siêu âm do đã quá cũ nên chất lượng hình ảnh kém hơn, không được rõ nét. Phần đầu dò do máy móc đã cũ kỹ nên tiếp xúc không tốt, bắt màu không nhạy”, Bác sỹ Lê Thị Cẩm Tú, Phòng Siêu âm, Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân cho biết.

Thiếu thốn trang thiết bị, cơ sở vật chất nghèo nàn, nguồn nhân lực là thực trạng tại nhiều cơ sở y tế tại nhiều địa phương, nhất là các tỉnh miền núi. Lãnh đạo Bộ Y tế thừa nhận, hiện nay chưa có cơ chế tài chính hữu hiệu để tạo động lực cho y tế cơ sở phát triển. Nguồn lực đầu tư cho mạng lưới y tế cơ sở vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Hiện nay, có 3.553 trạm y tế xã cần đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo sửa chữa, mua sắm trang thiết bị…

Đặc biệt, thời gian qua, ngành y tế đang đứng trước tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế ở một số cơ sở càng khiến cho ngành y lao đao. Theo thống kê của Bộ Y tế, có 28/34 Sở Y tế và 12/21 Bệnh viện tuyến Trung ương thiếu thuốc. Tình trạng thiếu vật tư y tế cũng diễn ra tương tự tại nhiều cơ sở y tế.

Để lấp "lỗ hổng” y tế cơ sở sau đại dịch, bên cạnh những vấn đề cấp bách cần giải quyết như trang thiết bị y tế vật tư, thì phải nhanh chóng “sốc” lại tuyến y tế này bằng những giải pháp mang tính đồng bộ, hiệu quả hơn nữa. Cần quan tâm đặc biệt đến chế độ hỗ trợ cho cán bộ, nhân viên y tế và chính sách giữ chân cán bộ, nhân viên y tế đang làm việc tại đơn vị. Bởi đây là lực lượng nòng cốt, trong hoạt động chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Phó giáo sư Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài Chính kiêm Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển hệ thống y tế tuyến cơ sở (Bộ Y tế) cho rằng: Mạng lưới y tế cơ sở, có hai vấn đề có tính chất quan trọng sống còn. Đó là cần một chương trình đổi mới toàn diện mạng lưới y tế cơ sở, bao gồm hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhân lực chất lượng cao, tổ chức bộ máy, mô hình cung ứng dịch vụ…Và đặc biệt, phải đảm bảo đầy đủ nguồn lực tài chính và kỹ thuật để triển khai chương trình đổi mới một cách hiệu quả nhất.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những bác sĩ của đồng bào Raglay

Những bác sĩ của đồng bào Raglay

Đối với con em đồng bào DTTS ở các thôn làng vùng sâu, vùng xa, được tiếp cận với con chữ là một sự nỗ lực rất lớn và để học đến nơi đến chốn lại càng khó khăn hơn. Bằng nghị lực, quyết tâm của mình, những chàng trai dân tộc Raglay ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hoà) đã vượt lên muôn vàn khó khăn, theo đuổi con chữ, biến ước mơ làm bác sĩ trở thành sự thật. Giờ đây, họ đã được khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, mang kiến thức, nhiệt huyết của tuổi trẻ, hằng ngày chăm lo sức khỏe cho người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.
“Se duyên” cho sầu riêng

“Se duyên” cho sầu riêng

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp chiều nay, 9/4, của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam; “Se duyên” cho sầu riêng; Từ cây nhà lá vườn đến sản phẩm OCOP; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Kinh tế - Hồng Phúc - 3 giờ trước
Từ những người chủ yếu gắn bó với nương rẫy, quanh quẩn với những việc không tên trong gia đình, nhiều phụ nữ DTTS đã vượt qua tập tục và định kiến giới, tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Những thay đổi này là minh chứng cho sự nỗ lực của chính bản thân họ trong việc vượt khó, tự tin khẳng định mình.
Đức tin được hình thành như thế!

Đức tin được hình thành như thế!

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Trong không gian tôn nghiêm của giáo đường, trong ánh nến Phục Sinh tỏa sáng… cũng là lúc tên Thánh của những đứa trẻ sơ sinh được Cha xứ xướng lên. Và rồi, nghi thức rửa tội bắt đầu được thực hiện đầy trang trọng như thế; như một dấu ấn đầu tiên của một tín hữu.
Thành phố Hà Nội: Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các tổ chức tôn giáo góp sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Thành phố Hà Nội: Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các tổ chức tôn giáo góp sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Tin tức - Văn Hoa - 3 giờ trước
Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I-2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn toàn thành phố.
“Điểm tựa” của dân làng Kon Biêu

“Điểm tựa” của dân làng Kon Biêu

Gương sáng - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, già làng, Người có uy tín A Hiang đã trở thành “điểm tựa” tinh thần vững chãi của dân làng Kon Biêu, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy nhanh Dự án

Đẩy nhanh Dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào DTTS” tại Yên Bái, Sơn La và Hà Giang

Tin tức - Văn Hoa - 3 giờ trước
Ngày 9/4, tại tỉnh Yên Bái đã diễn ra Hội nghị trao đổi tiến độ chuẩn bị Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh”.
Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 3 giờ trước
Chiều 9/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Thời sự - Như Tâm - Tào Đạt - 3 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, ngày 9/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

Kinh tế - Phạm Tiến- Hải Băng - 7 giờ trước
Tính đến tháng 2/2025, toàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế đã và đang khẩn trương xây dựng để xóa 4.236 căn nhà tạm, nhà dột nát. Trong hành trình xóa nhà tạm, UBND huyện A Lưới đã gắn liền với việc hỗ trợ sinh kế để hộ nghèo vùng DTTS không tái nghèo và có điều kiện sống tốt hơn.