Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV, năm 2023

L.Phương - N.Triều - 15:04, 11/09/2023

Sau 3 ngày diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, mang bản sắc đặc trưng của các dân tộc miền Trung, tối 10/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV, năm 2023. Đồng thời, trao Cờ đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ V, năm 2026 cho tỉnh Khánh Hòa.

Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHT&DL) Nguyễn Thị Hải Nhung phát biểu tổng kết Ngày hội
Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHT&DL) Nguyễn Thị Hải Nhung phát biểu tổng kết Ngày hội

Trong 3 ngày (8 -10/9) Ngày hội diễn ra các hoạt động như: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục dân tộc truyền thống; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày ảnh “các DTTS miền Trung đồng hành cùng sự phát triển của đất nước; trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực; triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc miền Trung trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”; hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian dân tộc; hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

Bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTT&DL) chia sẻ: Ngày hội được sự chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, lãnh đạo tỉnh Bình Định và sự phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành địa phương liên quan. “Ngày hội đáp ứng nguyện vọng chung của đồng bào dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc miền Trung trong đại gia đình 54 dân tộc anh em.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc

Các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên, hướng dẫn viên đồng bào dân tộc miền Trung với tư cách là chủ thể văn hóa đã không quản ngại đường sá xa xôi về tham dự Ngày hội. Ngày hội có quy mô lớn, với 11 đoàn đến từ 11 tỉnh tham gia nhiều nội dung. Tuy chỉ tổ chức trong 3 ngày, các hoạt động có đổi mới so với Ngày hội trước đây nhưng vẫn đảm bảo kết quả tốt theo kế hoạch đề ra.

“Ngày hội diễn ra theo đúng kế hoạch, thực hiện đầy đủ các nội dung, bảo đảm an toàn về mọi phương diện, tạo được không khí phấn khởi đoàn kết, lòng tự hào về các giá trị văn hoá truyền thống để đồng bào dân tộc nói chung, đồng bào các dân tộc miền Trung nói riêng nâng cao được nhận thức, sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm giữ gìn di sản văn hoá quý báu của dân tộc mình”, bà Nhung chia sẻ thêm.

Ban tổ chức Ngày hội trao giải văn hóa, nghệ thuật quần chúng và nội dung thể thao tại Ngày hội cho các đoàn đoạt thành tích xuất sắc
Ban Tổ chức Ngày hội trao giải văn hóa, nghệ thuật quần chúng và nội dung thể thao tại Ngày hội cho các đoàn đoạt thành tích xuất sắc

Chương trình khai mạc Ngày hội bảo đảm được nội dung văn hóa truyền thống của các dân tộc miền Trung, trang trọng, hoành tráng có ý nghĩa chính trị văn hoá đã để lại ấn tượng tốt đẹp đối với đông đảo du khách, nghệ nhân, diễn viên, vận động viên và hướng dẫn viên DTTS các tỉnh và đồng bào dân tộc tỉnh Bình Định.

Tại không gian Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Định, các đại biểu, người dân và du khách được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc của 11 đoàn đến từ 11 tỉnh khu vực miền Trung với 44 tiết mục, qua sự biểu diễn của các nghệ nhân vừa đa dạng vừa phong phú cả nội dung và hình thức. Các diễn viên đều trong trang phục truyền thống khi hát, khi múa, khi tấu nhạc cụ, các giai điệu dân ca, các điệu múa sôi động nhịp nhàng, hòa quyện với âm hưởng của tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng cồng và các loại nhạc cụ khác đã thực sự làm lay động tình cảm của người dân, du khác tạo sự hấp dẫn, thu hút.

Thông qua các hoạt động sôi động, giàu bản sắc văn hóa của Ngày hội, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc tin rằng, những ngày qua đại biểu, du khách gần xa đã được tham dự, chứng kiến và được thưởng thức những giai điệu âm thanh, giàu bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc 11 tỉnh miền Trung giúp cho chúng ta hiểu biết, yêu quý, trân trọng và giữ gìn các di sản văn hóa quý giá của đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào các dân tộc miền Trung nói riêng.

Trao cờ đăng cai Ngày hội văn hóa các dân tộc Miền Trung lần thứ IV cho tỉnh Khánh Hòa
Trao cờ đăng cai Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ V cho tỉnh Khánh Hòa

Đồng thời, qua Ngày hội này sẽ là sợi dây kết nối xây dựng sự đoàn kết giữa các địa phương, các đoàn nghệ nhân, diễn viên quần chúng của các tỉnh. Đây là cơ hội để bản sắc văn hóa các dân tộc được lan tỏa, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời cũng là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước về sự cố gắng, nỗ lực của các địa phương đặc biệt là các nghệ nhân (chủ thể văn hóa) đã có nhiều cố gắng trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các của các dân tộc miền Trung trong vườn hoa đa sắc của 54 dân tộc anh em. 

Một số hình ảnh trong Lễ bế mạc

Đại diện UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho Hội đồng Chấm thi Ngày hội
Đại diện UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho Hội đồng Chấm thi Ngày hội
Ban Tổ chức trao giải cho các vận động viên
Ban Tổ chức trao giải cho các vận động viên
Tặng bằng khen của Bộ VHTT&DL cho các cấp lãnh đạo tỉnh Bình Định
Tặng Bằng khen của Bộ VHTT&DL cho các cấp lãnh đạo tỉnh Bình Định
Đoàn nghệ nhân tỉnh Thừa Thiên Huế biểu diễn tiết mục “Múa tình yêu bên khung dệt”
Đoàn nghệ nhân tỉnh Thừa Thiên Huế biểu diễn tiết mục múa " Tình yêu bên khung dệt”
Đoàn nghệ nhân tỉnh Phú Yên biểu diễn tiết mục múa “Tống quoái”
Đoàn nghệ nhân tỉnh Phú Yên biểu diễn tiết mục múa “Tống quoái”
Đoàn nghệ nhân tỉnh Bình Định biểu diễn tiết mục “Liên khúc dân ca Ba Na: Hội nhập và phát triển”
Đoàn nghệ nhân tỉnh Bình Định biểu diễn tiết mục “Liên khúc dân ca Ba Na: Hội nhập và phát triển”
Đoàn nghệ nhân tỉnh Bình Thuận trình diễn tiết mục trống hội Ka tê
Đoàn nghệ nhân tỉnh Bình Thuận trình diễn tiết mục trống hội Ka tê
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 15 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 18:33, 18/05/2025
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 18:29, 18/05/2025
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.