Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bế mạc Phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

PV - 17:54, 12/10/2022

Chiều 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 16 sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, tập trung và trách nhiệm cao.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 12/10.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 12/10.

Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, trọng tâm là cho ý kiến đối với các nội dung để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và xem xét một số vấn đề thuộc thẩm quyền.

Công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 4 cơ bản hoàn tất

Chủ tịch Quốc hội khẳng định, các nội dung của Kỳ họp thứ 4 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến kỹ lưỡng, và đến nay cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và quyết định.

Từng nội dung đã được các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành kết luận cụ thể. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với các cơ quan sớm ban hành ngay các kết luận để các cơ quan hữu quan kịp thời tiếp thu, chỉnh lý để có căn cứ triển khai thực hiện.

Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các ủy ban của Quốc hội, các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội và các cơ quan bám sát kết luận của phiên họp, khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện, bảo đảm hồ sơ, tài liệu được gửi sớm nhất có thể và với chất lượng cao nhất để các vị đại biểu Quốc hội có thời gian nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng và có ý kiến sâu sắc, chất lượng tại Kỳ họp sắp tới.

Nhấn mạnh thời gian từ nay đến khai mạc Kỳ họp thứ 4 không còn nhiều, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội, cùng các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung cao độ, rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện các bước cuối cùng để các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp đạt chất lượng cao nhất, bảo đảm phục vụ Quốc hội đưa ra được những quyết sách đúng đắn, kịp thời, với sự đồng thuận cao.

Trước đó, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, và cho ý kiến vào một số nội dung liên quan.

Quang cảnh phiên bế mạc.
Quang cảnh phiên bế mạc.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn dự kiến diễn ra trong 2,5 ngày

Đối với nội dung về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, theo quy định tại Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022, nội dung này phải hoàn thành trong năm 2022. Tuy nhiên, do hiện nay Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 mới cho ý kiến định hướng, trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ phải chuẩn bị bảo đảm chất lượng, tính khả thi cao, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị chưa đưa nội dung này vào chương trình Kỳ họp thứ 4.

Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị chưa đưa vào dự kiến chương trình kỳ họp nội dung về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, do Chính phủ gửi tài liệu muộn không bảo đảm đủ thời gian để các cơ quan của Quốc hội tiến hành thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa kịp cho ý kiến.

Kết luận nội dung thảo luận về công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ 4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Kỳ họp thứ 4 sẽ khai mạc ngày 20/10, bế mạc chiều ngày 15/11, hình thức họp tập trung cả kỳ tại Nhà Quốc hội.

Cơ bản đồng ý với dự thảo nội dung chương trình cho từng ngày, Chủ tịch Quốc hội cho biết Quốc hội sẽ dành khoảng 1,5 ngày để thảo luận về kinh tế-xã hội, trong đó có bổ sung thảo luận, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh, và xem xét, quyết định đề nghị của Chính phủ kéo dài thực hiện Nghị quyết thêm 1 năm.

Bên cạnh đó, nội dung thảo luận dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được bố trí khoảng cách 9-10 ngày giữa thảo luận tổ và thảo luận tại hội trường để các cơ quan có thời gian tổng hợp, tiếp thu, giải trình, bởi đây là dự án luật rất quan trọng.

Thời lượng phiên chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ tại Kỳ họp thứ 4 dự kiến diễn ra trong 2,5 ngày.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình xung đột Nga-Ukraine và các tác động đến nước ta. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan hữu quan phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, cũng như bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối để phục vụ tốt nhất cho Kỳ họp./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Chiều 28/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, đang có chuyến thăm Việt Nam và đồng chủ trì Hội nghị giữa Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên của Việt Nam với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 1 giờ trước
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình, là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 1 giờ trước
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Media - Thùy Anh - 2 giờ trước
Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu dàng của tháng 3.
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 2 giờ trước
Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những cô thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hoá đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu dàng của tháng 3.
Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 2 giờ trước
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025” (Nghị định 28) đã giúp cho hơn 19.000 lượt khách hàng đồng bào DTTS và miền núi phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.
Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Media - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG.
Chung tay bảo vệ môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường

Media - Quỳnh Trâm - CVT tại Thanh Hóa - 2 giờ trước
Thời gian qua, tại khu vực ven biển của tỉnh Thanh Hoá đã xuất hiện tình trạng rác thải vứt bừa bãi gây bức xúc cho người dân địa phương. Để hạn chế tình trạng này gây việc ô nhiễm môi trường biển, đoàn viên thanh niên tại các huyện vùng biển Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm chung tay làm sạch cảnh quan môi trường biển nơi đây.
Việt Nam lọt top 5 điểm đến mùa hè 2023

Việt Nam lọt top 5 điểm đến mùa hè 2023

Du lịch - Gia Hưng - 2 giờ trước
Mới đây, trang Expedia đã công bố danh sách 5 quốc gia được du khách tìm kiếm nhiều nhất cho mùa hè 2023, trong đó có Việt Nam.
Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng DTTS

Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng DTTS

Xã hội - PV - 2 giờ trước
Hôm nay (28/3), tại Hà Nội, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Tập đoàn CJ Hàn Quốc tổ chức Lễ công bố dự án “Chúng tôi Có thể” giai đoạn 2: Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái ở các vùng DTTS Việt Nam.