Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bầy tinh tinh ở Châu Phi tiến hóa đến điểm có "thầy thuốc" và "y tá" trong đàn

PV - 14:47, 16/02/2022

Trong một nghiên cứu mới trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học tham gia vào dự án Tinh tinh Loango đã báo cáo những phát hiện mà chưa một nhà linh trưởng học nào khác ở Châu Phi từng ghi nhận trước đây. Đó là khả năng chữa chữa vết thương cho đồng loại trong bầy

Một con tinh tinh đang xem xét vết thương dưới cằm cho một con tinh tinh khác.
Một con tinh tinh đang xem xét vết thương dưới cằm cho một con tinh tinh khác.

Sự kiện đầu tiên được Alessandra Mascaro, một nhà sinh vật học tiến hóa ghi nhận vào năm 2019. Trong một khu rừng ở Gabon, khi đang theo dõi và quay phim một con tinh tinh cái tên là Suzee và con nhỏ của nó Sia, Mascaro nhận thấy con tinh tinh mẹ có một hành vi kỳ lạ.

Suzee kẹp một thứ gì đó rất nhỏ vào giữa môi, sau đó nó bôi thứ vật chất bí ẩn đó lên vết thương hở trên bàn chân của con mình. Khi xem lại đoạn phim, Mascaro nhận ra con tinh tinh mẹ đã điều chế thuốc bôi từ mặt dưới của một chiếc lá.

Thứ thuốc trông giống như một con côn trùng nhỏ sẫm màu. Có thể con tinh tinh biết loài côn trùng này có đặc tính kháng viêm hoặc khử trùng, nên đã sử dụng nó để chữa vết thương hở cho con mình.

"Chúng tôi chưa bao giờ thấy một hành vi nào như vậy ở tinh tinh, và nó cũng chưa được [bất cứ nhóm nghiên cứu nào khác trên thế giới] ghi lại", Mascaro nói.

Kể từ phát hiện năm 2019, nhóm nghiên cứu của cô bắt đầu chú ý hơn đến hành vi chữa bệnh độc đáo này của những đàn tinh tinh ở Loango. Trong 15 tháng liên tiếp, Mascaro và đội của mình đã ghi nhận tổng cộng 20 sự kiện tinh tinh chữa bệnh ở khu vực bờ biển phía tây Châu Phi.

Hầu hết thời gian, những con tinh tinh chỉ tự mình bôi các loài côn trùng không xác định lên vết thương của chính chúng, nhưng cũng có lúc, chúng giúp đỡ lẫn nhau và làm việc như thể có một thầy thuốc trong đàn và một nhóm y tá hỗ trợ.

Tinh tinh nổi tiếng là một loài có nhận thức lãnh thổ cao và hay xảy ra xung đột. Và nếu một con tinh tinh bị thương sau những trận chiến đó, chúng có thể trở về và tìm đến thầy thuốc trong đàn để được chữa trị.

Vào ngày 22 tháng 10 năm 2020, một sự việc như vậy đã được Lara Southern, nghiên cứu sinh trong dự án Tinh tinh Loango ghi lại. Cô quan sát thấy Littlegrey, một con tinh tinh đực trưởng thành, có một vết thương hở sâu trên ống chân. Nó đã về đàn gặp một con tinh tinh cái tên là Carol.

Carol sau đó chải lông cho Littlegrey rồi nó bắt những con côn trùng. "Điều khiến tôi bất ngờ nhất là cô ấy đưa con côn trùng đó cho Littlegrey, anh ta bôi nó lên vết thương của mình rồi sau đó chính Carol cùng hai con tinh tinh trưởng thành khác cũng chạm vào xem xét vết thương cho Littlegrey và di những con côn trùng lên đó", Southern nói.

Ba con tinh tinh không hề có quan hệ gần gũi trước đó, chúng dường như chỉ đang thực hiện hành vi mang tính trách nhiệm, vì lợi ích của thành viên khác trong đàn. Những con tinh tinh này vì vậy đang hoạt động giống như một bệnh xá chăm sóc những con tinh tinh khác bị thương.

 Một số nhà nghiên cứu coi việc tinh tinh giúp đỡ đồng loại của mình điều trị vết thương là bằng chứng về sự đồng cảm. Nhưng hành vi xã hội thúc đẩy sự đồng cảm giữa một nhóm động vật đang là chủ đề sinh học tiến hóa gây tranh cãi.

Lý do bởi việc một con vật biết và cảm nhận được cảm giác của một con vật khác dường như sẽ làm suy yếu 'tính ích kỷ', là bản năng sống còn của sinh vật.

Và trong khi hành vi tự dùng thuốc khá phổ biến trong thế giới động vật, nó đã được quan sát thấy ở các loài chim, ong, thằn lằn, voi và tinh tinh, những hành vi chữa bệnh cho thành viên khác trong đàn là cực kỳ hiếm.

Các nhà linh trưởng học từng ghi nhận tinh tinh và bonobo có hành vi nuốt lá cây thuốc để chữa nhiễm trùng đường ruột, nhưng việc chúng sử dụng côn trùng làm thuốc bôi tại chỗ là một phát hiện hoàn toàn mới.

"Những quan sát của chúng tôi cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy tinh tinh thường xuyên bắt côn trùng và bôi chúng lên vết thương hở", nhà linh trưởng học Tobias Deschner từ Đại học Massachusetts cho biết.

"Bây giờ chúng tôi hướng đến việc điều tra những lợi ích tiềm ẩn của một hành vi đáng ngạc nhiên như vậy".

Loài côn trùng được tinh tinh sử dụng làm phương thuốc ở đây vẫn chưa được xác định. Nhưng bằng quan sát tốc độ bắt và giật những con côn trùng này ra khỏi lá, các nhà khoa học có thể đoán đó là một loài chân đốt, sẫm màu và có cánh.

Họ cũng nghĩ rằng loài côn trùng này bằng một cách nào đó có thể tiết ra hoặc bản thân trong người chúng có các hợp chất chống viêm, khử trùng hoặc kháng virus. Đó là những dược tính mà tinh tinh tận dụng để chữa trị vết thương hở.

Bản thân con người cũng từng sử dụng côn trùng làm dược phẩm và thậm chí áp dụng một số phương pháp tương tự cho vết thương hở. Chẳng hạn, y văn có ghi lại một thực hành có tuổi đời hàng ngàn năm gọi là liệu pháp giòi, trong đó ấu trùng ruồi được thả vào các vết thương hở để giúp dọn dẹp phần mô hoại tử.

Nhưng đối với loài tinh tinh mà nói, dù đã dành hàng thập kỷ quan sát các cộng đồng linh trưởng này ở Châu Phi, đây là lần đầu tiên chúng ta nhận thấy một hành vi tương tự giữa những người họ hàng gần nhất còn sống của con người.

Và điều đó cho thấy, chúng ta không phải là loài duy nhất có những bác sĩ, thầy thuốc và bệnh nhân.

Trước đây, tinh tinh cũng được biết đến với nhiều hành vi phân công xã hội, bao gồm hợp tác săn bắn, chúng có những đội tuần tiễu lãnh thổ và những bà vú ở nhà làm nhiệm vụ bảo mẫu như điều hành một nhà trẻ.

Nghiên cứu sâu hơn về những hành vi này ở tinh tinh có thể giúp chúng ta hiểu xã hội loài người nguyên thủy đã tiến hóa như thế nào. "Thật là thú vị khi thấy rằng, sau ngần ấy thập kỷ nghiên cứu tinh tinh hoang dã, chúng vẫn khiến chúng ta ngạc nhiên với những hành vi mới bất ngờ", nhóm nghiên cứu cho biết.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong số những họ hàng gần gũi nhất còn sống với chúng ta, vẫn còn rất nhiều điều cần phải tìm hiểu và khám phá. Và do đó, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để bảo vệ chúng trong môi trường sống tự nhiên".

      

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Dân "kêu cứu" vì rác!

Dân "kêu cứu" vì rác!

Gần một tuần qua, tình trạng ùn ứ rác thải sinh hoạt đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương: Phường Mông Dương, phường Cửa Ông, phường Cẩm Phả... (Quảng Ninh). Rác không được thu gom kịp thời, chất đống tại các điểm tập kết và ngay trong khu dân cư, bốc mùi hôi thối, gây mất mỹ quan và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Tin nổi bật trang chủ
Bác sĩ vùng cao giúp sản phụ

Bác sĩ vùng cao giúp sản phụ "vượt cạn" thành công, khi trở về nhà đã bị lũ cuốn trôi

Xã hội - Thanh Hải - 9 phút trước
Cứu được người nhưng không cứu được nhà của mình. Lương tâm của người bác sĩ không cho vợ chồng tôi lựa chọn khác. Nhưng còn người, còn của, chúng tôi sẽ làm lại từ đầu. Ấy là tâm sự của bác sĩ Đậu Văn Dũng, Trung tâm Y tế xã Tương Dương khi nhớ lại câu chuyện giúp sản phụ "vượt cạn" thành công, khi về thì nhà đã bị lũ cuốn trôi.
Quảng Ngãi: Hai xe tải tông nhau, tài xế kẹt trong ca bin

Quảng Ngãi: Hai xe tải tông nhau, tài xế kẹt trong ca bin

Tin tức - Phạm Nguyên - 2 giờ trước
Trên tuyến tỉnh lộ 675, đoạn qua xã Ngọk Bay, tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe tải, tài xế kẹt trong ca bin. Lực lượng chức năng phải cạy cửa, đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Thủ tướng: Quảng Trị cần phát huy khác biệt “không nơi nào có được” để thoát nghèo, làm giàu

Thủ tướng: Quảng Trị cần phát huy khác biệt “không nơi nào có được” để thoát nghèo, làm giàu

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 27/7, trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các kiến nghị, đề xuất, tạo điều kiện, động lực cho Quảng Trị phát triển bứt phá.
Mưa lũ kinh hoàng ở Sơn La làm 2 người chết, 2 người mất tích

Mưa lũ kinh hoàng ở Sơn La làm 2 người chết, 2 người mất tích

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Như thông tin đã đưa, từ ngày 26 đến 27/7, do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua khu vực Bắc Bộ, ở tỉnh Sơn La đã có mưa, mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa to kéo dài đã gây lũ tại nhiều xã trong tỉnh, làm thiệt hại về người, nhà cửa, hoa màu và các công trình...
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), trưa 27/7, tại tỉnh Điện Biên, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Hoa màu bị ngập úng, UBND xã Đăk Hà phát văn bản đề nghị thủy điện điều tiết nước hồ chứa

Hoa màu bị ngập úng, UBND xã Đăk Hà phát văn bản đề nghị thủy điện điều tiết nước hồ chứa

Bạn đọc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có bài phản ánh “Điều chỉnh thời gian tích nước thủy điện, dân có cơ hội thu tiền tỷ”, UBND xã Đăk Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị Thủy điện Plei Krông cân đối lưu lượng xả nước phù hợp, nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngập úng hoa màu của Nhân dân.
Gia Lai: Bảo vệ rừng cây Kơ nia cổ thụ độc nhất vô nhị ở đồng bằng

Gia Lai: Bảo vệ rừng cây Kơ nia cổ thụ độc nhất vô nhị ở đồng bằng

Trang địa phương - T.Nhân - 4 giờ trước
Tại thôn Hoà Mỹ, phường Bình Định (Gia Lai), trước đây thuộc xã Nhơn Phúc có một cụm rừng cây Kơ nia, tuổi đời hàng trăm năm, được người dân xem như “báu vật” và bảo vệ nghiêm ngặt qua nhiều thế hệ. Địa phương cũng đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng Kơ nia này thành rừng cây di sản Việt Nam.
Tổng Bí Thư Tô Lâm dự Lễ khởi công Trường liên cấp Tiểu học, THCS xã Si Pa Phìn, tỉnh Điện Biên

Tổng Bí Thư Tô Lâm dự Lễ khởi công Trường liên cấp Tiểu học, THCS xã Si Pa Phìn, tỉnh Điện Biên

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 27/7, tại Điện Biên, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dự Lễ khởi công xây dựng Trường liên cấp Tiểu học, Trung học Cơ sở (THCS) xã Si Pa Phìn.
Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 5 giờ trước
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, việc tái chế pin xe điện được xem là một thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển nguồn thu mới.
Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Tặng quà tận thôn, bản, chi trả gộp trợ cấp, ưu tiên sửa chữa nhà ở thay vì xây mới... đó là những điểm mới nổi bật trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2025 tại Quảng Ninh. Các chính sách được thiết kế linh hoạt, thực chất và gần dân hơn.