Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn và phát triển cây dược liệu ma-gang ở vùng núi Quảng Ngãi

Nguyễn Trang - 15:46, 30/03/2021

Từ năm 2018 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi, Viện Sinh học Nhiệt đới cùng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành điều tra hiện trạng và giá trị nguồn dược liệu ma-gang (loại cây dược liệu họ gừng, cách gọi khác là gừng gió) trong vùng đồng bào dân tộc và ngành Y học cổ truyền tỉnh Quảng Ngãi, từ đó làm cơ sở quản lý, sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững loại cây này.

Cây ma-gang được người Co huyện Trà Bồng trồng gần nhà để sử dụng khi ốm đau.
Cây ma-gang được người Co huyện Trà Bồng trồng gần nhà để sử dụng khi ốm đau.

Miền núi tỉnh Quảng Ngãi là nơi có nhiều loại cây dược liệu quý, có giá trị y học và giá trị kinh tế, song chưa được bảo tồn và phát triển nên nhiều nguồn nguyên liệu có nguy cơ cạn kiệt. Từ xa xưa, người dân tại các vùng miền núi thường sử dụng loại cây ma-gang để chữa bệnh. Có nhiều loại như ma-gang đỏ, ma-gang đen, ma-gang tím thuộc họ gừng và còn có tên gọi khác là gừng gió.

Ma-gang là một trong những phương thuốc thuộc nhóm tài nguyên thực vật có giá trị, tuy nhiên lại chưa có một chương trình điều tra, đánh giá nguồn gốc cây thuốc ma-gang cũng như trữ lượng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Dựa trên kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Sâm và Dược liệu (Viện Sinh học nhiệt đới) tại 6 huyện miền núi gồm Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà (cũ) và Trà Bồng, đã xác định được 46 taxa (một đơn vị phân loại) ma-gang trong 7 chi và 3 họ thực vật. Nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng 80% các loài ma-gang được trồng ở vườn nhà, khoảng 20% các loài còn lại là các loài trong tự nhiên và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân địa phương.

Củ ma gang có màu vàng như củ nghệ
Củ ma gang có màu vàng như củ nghệ

Các nhà khoa học đã tập trung khảo sát, điều tra hiện trạng và giá trị nguồn dược liệu này trong suốt hơn 4 năm (từ năm 2018-2021) tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó ghi nhận tại núi Cà Đam (huyện Trà Bồng, cho thấy có 7 loài ma-gang thuộc 5 chi trong 2 họ thực vật gồm họ gừng và họ râu hùm trong đó họ gừng có 5 loài thuộc các chi: nghệ, gừng đen, ngãi tiên và gừng.

Tại huyện Trà Bồng, ma-gang phân bố rộng và khá liên tục trong tự nhiên từ độ cao 600m-1.400m, mọc dưới sườn dốc, tán rừng, sườn núi ẩm hay ven suối. Rừng Cà Đam là nơi phù hợp để xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển một số loài ma-gang quý hiếm, có giá trị kinh tế và tiềm năng. Trong khi đó, tại huyện Sơn Tây, các nhà khoa học, nghiên cứu đã đi thực địa tại rừng phòng hộ Azin, một trong những khu rừng lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, cũng là nơi phù hợp để xây dựng mô hình.

Viện Sinh học Nhiệt đới đã điều tra giá trị sử dụng các loài ma-gang trong cộng đồng các dân tộc H’rê, Cor, Ca Dong và nhận thấy, cây ma-gang được người dân sử dụng rộng rãi để làm thuốc trị rắn cắn, thần kinh, ung bướu, ho cảm sốt, bệnh ngoài da, tim mạch, đường ruột, dạ dày, tiêu hóa, bồi dưỡng sức khỏe… Người dân địa phương dùng củ và rễ cắt lát mỏng, ngâm rượu hay phơi khô nghiền thành bột trộn với mật ong, sử dụng tốt cho tiêu hóa, điều trị dạ dày, gan…

Các nhà khoa học đang tiến hành khảo sát hoạt tính, thí nghiệm để làm tiền đề cho những nghiên cứu ứng dụng phát triển sản phẩm từ dược liệu. Từ đó mở rộng điều tra, thu nhập mẫu vật và các loại ma-gang chưa được định danh, tiến tới vận động người dân bảo tồn, nhân giống, trồng đại trà, trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Đồng thời tìm đầu ra và bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc chữa bệnh từ quả mâm xôi

Bài thuốc chữa bệnh từ quả mâm xôi

Cây mâm xôi còn có tên gọi khác là phúc bồn tử, đùm đũm, đũm hương, mác hủ (Tày), co hu (Thái), ghìm búa (Dao)…Theo y học cổ truyền, cây mâm xôi có vị ngọt chua, tính bình, có công dụng bổ can thận, sáp niệu, trợ dương, cố tinh, minh mục, thường được dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, muộn con, lao lực, thị lực kém… Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ quả mâm xôi mời các bạn tham khảo.
Tin nổi bật trang chủ
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn hoa - 4 phút trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 13 phút trước
Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Ngày 30/3, Sở Văn hóa Thể thao TP. Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Điện Huệ Nam". Trước đó, ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống “Lễ hội Điện Huệ Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 30/3, Hội sách Đất Tổ năm 2025 đã khai mạc trong không khí náo nức nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2025. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) và tạo không gian đọc cho những người yêu sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hội sách diễn ra từ ngày 28/3 - 6/4 tại sân Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì.
Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sau nhiều năm "mất dấu" ngoài tự nhiên, loài cây Trà mi hoa vàng Lang Biang vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Phước Bình, nằm trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận).
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 1 giờ trước
Hướng tới Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2569 và Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tặng nhiều phần quà đến người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. Đây là hoạt động thường niên của Phật giáo quận Gò Vấp, đóng góp vào công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, sẽ diễn ra trong hai ngày 6 - 7/4, tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Gần 4 năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nỗ lực vươn lên của đồng bào các DTTS, nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Môi trường sống - Minh Nhật - 1 giờ trước
18 cây chè cổ thụ được phát hiện trên núi Tam Đảo, thuộc xã La Bằng (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) có vanh gốc cây từ 0,8 - 1,3 m. Đây là giống chè Shan rất quý hiếm.
Kiên Giang: Phát hiện tàu cá chở thuê 4 thiết bị giám sát hành trình trái phép

Kiên Giang: Phát hiện tàu cá chở thuê 4 thiết bị giám sát hành trình trái phép

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Vinh - 2 giờ trước
Tại thời điểm bị lực lượng chức năng phát hiện, tàu cá không có số hiệu, giấy tờ, đang tàng trữ 4 thiết bị giám sát hành trình của tàu cá khác.