Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bạn đọc với Báo Dân tộc và Phát triển

Nhóm PV - CTV - 07:53, 27/10/2022

Ngày 27/10/2002, Báo Dân tộc và Phát triển phát hành số báo đầu tiên. Đây là một sự kiện rất đáng nhớ: lần đầu tiên có một tờ báo dành riêng cho đối tượng bạn đọc là đồng bào DTTS, miền núi. Trải qua hai thập kỷ xây dựng và phát triển, Báo Dân tộc và Phát triển đã khẳng định được vị thế trong làng báo chí Cách mạng Việt Nam. Báo đã trở thành người bạn thân thiết của hàng triệu độc giả, là nơi để gửi gắm những tâm tư, tình cảm… Báo Dân tộc và Phát triển còn là tư liệu học hỏi, áp dụng vào đời sống lao động, sản xuất của đồng bào trên mọi miền đất nước.

Ông A Brưk.
Ông A Brưk

Ông A Brưk, Người có uy tín, Bí thư Chi bộ thôn KonKol, TP. Kon Tum

Báo Dân tộc và Phát triển là tờ báo được đánh giá khá hay về nội dung, phản ánh sát sao mọi mặt đời sống của đồng bào DTTS và miền núi. Đặc biệt, những bài viết về gương người tốt, việc tốt, những mô hình kinh tế hay, giúp bà con học hỏi và áp dụng vào thực tiễn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng. Tại tỉnh Kon Tum tờ báo đã góp phần tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS.

Ngoài ra, nhiều bài viết phản ánh thực tế những khó khăn của bà con vùng DTTS, nói lên tiếng nói của bà con để các cấp, ngành có hướng tháo gỡ, giúp cho miền núi có điều kiện phát triển. Thời gian tới, chúng tôi mong muốn Báo tăng cường thêm nhiều tin, bài về các mô hình phát triển kinh tế, các gương sáng trong đồng bào DTTS để động viên tinh thần học hỏi cho đồng bào. Tuyên truyền những nét đẹp, các lễ hội truyền thống để cùng nhau gìn giữ văn hóa của từng dân tộc.

Già làng Bhling Hạnh, thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam

Những năm qua, tôi thường xuyên đọc báo Dân tộc và Phát triển, tôi nhận thấy trên Báo có nhiều mục, bài viết hay và ý nghĩa. Đặc biệt là mảng văn hóa dân tộc, với nhiều bài viết phản ánh chân thực đời sống văn hóa tinh thần; phản ánh sự phong phú, đa dạng và độc đáo trong văn hóa của đồng bào các dân tộc trên cả nước… Để tiếp tục là người bạn tin cậy của đồng bào DTTS, trong thời gian tới, Báo nên tăng thêm dung lượng tuyên truyền về những tấm gương là người DTTS làm kinh tế giỏi, những nghệ nhân, già làng, Người có uy tín tích cực tham gia gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc; tăng dung lượng bài viết về những địa phương miền núi có cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới, giữ gìn an ninh trật tự để các địa phương khác học tập. Ngoài ra, Báo cần mở thêm chuyên mục nhân đạo, viết về những hoàn cảnh, những mảnh đời khó khăn là người DTTS, kêu gọi hỗ trợ, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Già làng Rơ Châm Krí, làng Vân, thị trấn Ia ly, huyện Chư Păh, Gia Lai

Những thông tin trên Báo Dân tộc và Phát triển rất hay và rất bổ ích. Báo giúp mình thường xuyên cập nhật thông tin những mô hình, điểm sáng gần gũi, dễ hiểu và dễ làm theo. Bên cạnh đó, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung, chính sách dân tộc nói riêng cũng được tuyên truyền kịp thời đối với dân làng Vân. Với cương vị là già làng, Người có uy tín, mình có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chính sách dân tộc. Qua đó, vận động bà con trong làng hiến đất, ngày công tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn, áp dụng các mô hình hay để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Ngoài ra, Báo Dân tộc và Phát triển cũng góp phần giúp mình hiểu hơn về văn hoá các dân tộc anh em, cùng nhau gìn giữ văn hoá dân tộc.

Đặc biệt, Báo đã nắm bắt, phản ánh kịp thời những bất cập trong đời sống xã hội vùng DTTS, miền núi. Từ đó, góp phần hiệu quả trong việc giúp chính quyền địa phương có biện pháp giải quyết, xử lý kịp thời, giúp dân làng đoàn kết xây dựng cuộc sống mới.

Bà Vòng Đạt Danh (bên phải) đang đọc Báo Dân tộc và Phát triển).
Bà Vòng Đạt Danh (bên phải) đang đọc Báo Dân tộc và Phát triển)

Bà Vòng Đạt Danh, dân tộc Nùng, Người có uy tín ấp Láng Găng, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nhiều năm qua, chúng tôi vẫn được địa phương cấp phát Báo Dân tộc và Phát triển hằng tuần. Mặc dù ngày nay đã có nhiều phương tiện hiện đại để cập nhật thông tin, nhưng với tôi báo Dân tộc và Phát triển vẫn là kênh thông tin chính thống nhất để có thêm những thông tin hữu ích và chính xác về đồng bào các dân tộc trên khắp đất nước mình.

Bên cạnh báo giấy, việc Báo Dân tộc và Phát triển có Báo Điện tử là một trong những xu thế tất yếu của thời đại. Hiện nay, số lượng bà con người DTTS có điện thoại thông minh không ít, nên Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển sẽ giúp bà con dễ tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, tôi muốn góp ý thêm là Báo mình vẫn chưa có nhiều thông tin cập nhật mang tính thời sự, giải trí. Còn nặng về tuyên truyền quá nhiều. Đặc biệt mình vẫn chưa xem được trên một số ứng dụng từ điện thoại… khiến việc lan tỏa thông tin còn hạn chế.

Tôi mong muốn báo sẽ có thêm nhiều chuyên mục hoặc bài viết liên quan đến các gương, mô hình làm kinh tế giỏi hoặc các đề tài về khởi nghiệp tôi thấy đây là vấn đề không những chúng tôi mà nhiều bà con rất quan tâm tìm đọc.

Già Đinh Đen, thứ hai từ phải sang.
Già Đinh Đen, thứ hai từ phải sang

Ông Đinh Đen, già làng, Người có uy tín tại xã Vĩnh An, hyện Tây Sơn (Bình Định)

Mỗi ngày, tôi luôn dành thời gian để ngồi đọc Báo Dân tộc và Phát triển, được cấp phát định kỳ hằng tuần. Trong các chuyên mục của báo, luôn có đầy đủ những thông tin quan trọng về những chính sách mới, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Đây cũng là kênh thông tin giúp tôi biết và hiểu những chính sách mới của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền với đồng bào.

Với cá nhân tôi, luôn mong muốn Báo Dân tộc và Phát triển không ngừng cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng các bài viết, ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu. Thời gian gần đây, tôi có theo dõi Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển, tôi rất thích chương trình điểm tin, đọc báo hằng tuần nhưng tiếc là thời lượng ít, chưa đọc được nhiều tin bài trên báo. Chúng tôi đa số lớn tuổi nên mắt kém đọc chữ khó khăn nên mong muốn Báo đọc thêm nhiều bài hơn nữa để chúng tôi dễ dàng nắm bắt thông tin hơn.

Ông Lùng Dảo Chín.
Ông Lùng Dảo Chín

Ông Lùng Dảo Chín, Người có uy tín thôn Bản Mế, xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Đọc báo Dân tộc và Phát triển giúp tôi có thêm thông tin để tuyên truyền, vận động bà con. Thôn Bản Mế có hơn 100 hộ, 100% là dân tộc Nùng. Trước đây, con đường dẫn vào thôn đi lại vô cùng khó khăn, trời nắng còn đỡ, những ngày trời mưa cách đi lại duy nhất của bà con là đi bộ hoặc ngựa vì đường đất dốc, trơn trượt. Bây giờ thì các tuyến đường trong thôn đã được bê tông hóa, xe máy đã đến được tận nhà dù trời mưa hay nắng; hàng hóa, nông sản của bà con được chở xe máy đi bán chứ không phải gùi, vác như trước nữa, bà con phấn khởi lắm…

Để vận động Nhân dân làm được tuyến đường, tôi phải tìm hiểu thêm thông tin của các địa phương khác triển khai như thế nào qua kênh báo, đài, trong đó có báo Dân tộc và Phát triển. Qua các bài viết phản ánh về phong trào làm đường giao thông nông thôn, các gương đồng bào vùng cao hiến đất từ đó tôi có thêm rất nhiều thông tin để tuyên truyền, vận động bà con hiệu quả hơn…

Tôi mong muốn, thời gian tới Báo Dân tộc và Phát triển sẽ có nhiều bài viết về các gương điển hình là người DTTS trong phát triển kinh tế của cả nước để bà con có thể học hỏi làm theo. Cùng với đó, báo có thể tăng kỳ lên để những Người có uy tín được cập nhật tin tức thời sự trong và ngoài nước; qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động bà con.

Theo ông Hlick (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) nhờ đọc báo ông đã học hỏi thêm được nhiều mô hình hay để vận dụng vào phát triển kinh tế gia đình.
Theo ông Hlick (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) nhờ đọc báo ông đã học hỏi thêm được nhiều mô hình hay để vận dụng vào phát triển kinh tế gia đình.

Ông Hlick, Người có uy tín của xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Tôi rất chú trọng việc đọc các bài viết trên Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu những mô hình chăm sóc cà phê hiệu quả để áp dụng vào sản xuất. Nhờ đó, tôi đã học hỏi được rất nhiều cách làm hay, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình. Cụ thể như mới đây, trên Báo có đăng mô hình chăm sóc cà phê theo phương thức hữu cơ của đồng bào Ba Na trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Quá trình chăm sóc chủ yếu dùng phân hữu cơ của vật nuôi và các loại trấu… nhờ vậy mà giúp đất tơi xốp, cây hấp thụ chất tốt hơn, ít bị sâu bệnh, thoái hóa. Đây là mô hình rất hay, có sự tương đồng, phù hợp với thực tế địa phương tôi. Cảm ơn quý Báo đã giới thiệu nhiều kiến thức bổ ích, thời gian tới tôi sẽ cố gắng học hỏi, áp dụng vào chính vườn cà phê của gia đình để giảm chi phí và nâng cao năng suất.

Thượng toạ Lý Hùng
Thượng toạ Lý Hùng

Thượng toạ Lý Hùng, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ, Trụ trì chùa Pôtu khôsa Răngsây

Báo Dân tộc và Phát triển đã song hành cùng Người có uy tín, đã vào từng phum sóc, báo trở thành tài liệu quý để tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào cách làm kinh tế, biết nhận diện cái xấu để không bị lợi dụng, chia rẽ khối đại đoàn kết. Cách viết, cách sử dụng từ ngữ của Báo đã phản ánh được bản sắc riêng của từng dân tộc. Đồng thời, thông qua các mô hình hoạt động hiệu quả, những tấm gương điển hình người tốt, việc tốt được đăng tải trên báo đã khơi dậy tinh thần yêu nước của đồng bào, tiếp tục tạo động lực để chung tay cùng chính quyền các cấp xây dựng phum sóc ngày càng khởi sắc, đời sống ngày càng ấm no đủ đầy.

Dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc Khmer nói riêng có một truyền thống văn hóa rất đáng tự hào, đậm đà bản sắc, giàu tính nhân văn. Truyền thống ấy đã được Báo Dân tộc và Phát triển chuyển tải để nhắc nhở mọi người tiếp tục trân trọng và gìn giữ. Nhìn về góc độ độc giả là Người có uy tín như Sư, tờ báo luôn thực hiện đúng với tôn chỉ, mục đích và rất xứng đáng với tên gọi “Dân tộc và Phát triển”. Sư cảm nhận được trong từng bài báo, trên mỗi chuyên mục, các nhà báo không ngại khó khăn, đi cơ sở, cùng tham gia các hoạt động với đồng bào để có những tư liệu thực tế, ghi lại những hình ảnh rất thực. Các bài viết đăng tải trên báo luôn thấm đẫm tính nhân văn, lắng đọng giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, đủ sức thuyết phục đồng bào thay đổi cách nghĩ, cách làm theo hướng tích cực ngày càng tiến bộ và văn minh.

Ông Lý Văn Linh
Ông Lý Văn Linh

Ông Lý Văn Linh, dân tộc Sán Chỉ, Người có uy tín thôn Pò Đán, xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh

Báo Dân tộc và Phát triển khá đa dạng các nội dung: thời sự, công tác dân tộc, xã hội, trang địa phương, pháp luật…Từ việc cập nhật nội dung trên báo, chúng tôi cũng lấy đó làm tư liệu, phương pháp giúp cho việc tuyên truyền không còn cứng nhắc, đơn điệu, thu hút sự chú ý của nhiều bà con. Đem lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền.

Đáng nói hơn nữa, có rất nhiều những phong tục, giá trị văn hóa… rất đặc trưng của đồng bào các dân tộc, chúng tôi chỉ nghe và biết khi nhắc tới. Nhưng đọc các bài viết của Báo Dân tộc và Phát triển, chúng tôi thêm hiểu sâu hơn về tên gọi cũng như tính chất của vấn đề.

Từ khi có Báo Dân tộc và Phát triển Điện tử đã giúp cho bản thân tôi cũng như người dân trong thôn, xã nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin, thay đổi nhận thức. Tôi mong rằng, trong thời gian tới, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có các tác phẩm, chương trình hay gửi tới độc giả, nhất là bà con DTTS vùng sâu, vùng xa. Đây là một trong những kênh thông tin hữu hiệu mà bà con vùng đồng bào DTTS luôn trông mong và kỳ vọng.

Nghệ nhân Ưu tú Hồ Ngọc An, thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi

Tôi là một Nghệ nhân Ưu tú của bản làng Cor, thôn 2, xã trà Thuỷ, huyện Trà Bồng. Tôi luôn theo dõi báo Dân tộc và Phát triển cả báo in và báo điện tử. Báo đang có nhiều khởi sắc, có nhiều thông tin hay và bổ ích, phản ảnh nhanh chóng, kịp thời. Tôi thích nhất là những bài viết về mảng văn hóa và gương bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Hôm nào chưa xem được báo viết thì tôi xem điểm tin trên mạng. Những mô hình về bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc đăng trên Báo Dân tộc và Phát triển bà con dân làng xem rất nhiều, rất thích. Hôm nào có tin, bài về người Cor, bản làng Cor là bà con mang tờ báo đi khoe khắp nơi.

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày Báo phát hành số đầu tiên, tôi có mấy lời đề nghị Báo nên tăng thêm bài viết về bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tăng thêm nội dung bài viết trên báo điện tử vì hiện nay, lượng người đọc báo trên điện thoại ở các bản làng rất nhiều. Báo cần phối hợp với các đài truyền thanh xã đọc báo Dân tộc và Phát triển cho đồng bào nghe. Cần phải đưa báo Dân tộc và Phát triển vào các trường học ở miền núi và khuyến khích các em học sinh dành thời gian đọc Báo Dân tộc và Phát triển để hiểu thêm về bản săc văn hóa của dân tộc mình.

Già làng Hmrik ở làng Nueng, xã Biển Hồ, TP.Pleiku, Gia Lai đang chia sẻ về những thông tin hữu ích do Báo Dân tộc và Phát triển mang lại.
Già làng Hmrik ở làng Nueng, xã Biển Hồ, TP.Pleiku, Gia Lai đang chia sẻ về những thông tin hữu ích do Báo Dân tộc và Phát triển mang lại

Già làng Hmrik ở làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, Gia Lai

Tôi thường xuyên đọc Báo Dân tộc và Phát triển để kịp thời nắm bắt các chủ trương, chính sách dân tộc cũng như nhiều thông tin quan trọng về vùng đồng bào DTTS trên cả nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục… Nhờ tiếp cận được thông tin đa chiều, từ đó tôi có thêm nhiều kiến thức để tuyên truyền đến dân làng.

Trên Báo Dân tộc và Phát triển tôi quan tâm và chú trọng nhất là trang chính sách và đời sống. Báo đã kịp thời thông tin, giúp mình nắm được các chính sách dân tộc dành cho vùng đồng bào DTTS. Từ đó, trong các buổi họp làng tôi cũng lồng ghép để tuyên truyền cho người dân nghe và người dân hiểu sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho bà con. Hiện tại, tôi rất kỳ vọng vào Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Hy vọng Chương trình sẽ được triển khai kịp tiến độ để bà con được thụ hưởng các chính sách, để vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng buôn làng ấm no hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.
Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Các huyện biên giới Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các thôn, bản đặc biệt khó khăn

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các huyện biên giới Thanh Hóa đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với vùng DTTS.
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Tin tức - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản. Các hoạt động diễn ra từ nay đến đầu tháng 12/2024, tại nhiều không gian khác nhau trong khu phố cổ.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 3 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.