- Bệnh tiểu đường: Dùng 50g lá già hoặc 50g quả khô với 0,5 lít nước, sau đó đun sôi. Chắt lấy phần nước, uống 4-6 cốc trong ngày có tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt.
- Giảm cân: Lấy lá bằng lăng đun nước uống vừa giúp ngăn chặn sự tích tụ carbohydrate vừa giảm sự hình thành mỡ. Đặc biệt, đây là cách giảm cân hiệu quả đối với người bị bệnh tiểu đường loại 2.
- Bệnh gout: Lá bằng lăng có chứa valoneic acid dilatone có khả năng ức chế xanthine oxidase giúp giảm acid uric trong máu. Nhờ vậy, người bệnh gout có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình.
- Tiêu chảy, kiết lỵ: Vỏ thân bằng lăng tía 20-30g, cắt nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần/ngày; có thể tán bột hoặc nấu cao rồi bào chế thành viên để uống; dùng từ 7 - 10 ngày.
- Chữa bỏng: Vỏ thân bằng lăng tía 300g. Lấy 100g nấu với nước cho đặc dùng để rửa. Lượng còn lại 200g, băm nhỏ, nấu với 2 lần nước, lọc rồi cô thành cao lỏng; ngày bôi từ 2 - 3 lần. Lớp cao bôi lên vết thương sẽ se lại thành màng, có độ mềm và dai, tránh được bụi bẩn nên không cần băng.
- Chữa nấm da (hắc lào): Vỏ thân bằng lăng tía thái nhỏ, ngâm với cồn 600 với tỷ lệ 20 - 30% dùng bôi vào vùng có nấm da hoặc hắc lào.
- Làm giảm nhiễm khuẩn: Dùng vỏ bằng lăng nấu nước rồi cô đặc lại thành cao. Khi bôi lên vết thương sẽ giúp tạo lớp màng che phủ bảo vệ tránh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, cao này còn có tác dụng làm giảm cảm giác đau đớn mỗi lần thay băng.
- Bằng lăng giúp hỗ trợ bệnh lợi tiểu: Hãm lá bằng lăng như nước trà uống hằng ngày là một cách hiệu quả giúp lợi tiểu và phòng tránh các bệnh về đường tiết niệu.