Analytic
Thứ Sáu, ngày 04 tháng 04 năm 2025, 20:34:59

Áp dụng công nghệ để xử lý dịch châu chấu phá hoại mùa màng

PV - 18:15, 11/05/2023

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loại Pheromone của châu chấu để tìm ra phương pháp kiềm chế loài côn trùng phàm ăn đang đe dọa an ninh lương thực của hàng triệu người trên khắp châu Á, châu Phi.

Một người noogn dân cố gắng chống lại bầy châu chấu tại một trang trại gần thị trấn Nanyuki, hạt Laikipia của Kenya. (Nguồn: Reuters)
Một người nông dân cố gắng chống lại bầy châu chấu tại một trang trại gần thị trấn Nanyuki, hạt Laikipia của Kenya. (Nguồn: Reuters)

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loại Pheromone (chất hóa học được tiết ra từ cơ thể đóng vai trò thông tin giữa các cá thể cùng loài) của châu chấu, giúp loài này tránh bị đồng loại ăn thịt trong cuộc sống bầy đàn.

Phát hiện trên mở đường cho việc tìm ra phương pháp hữu hiệu để kiềm chế loài côn trùng phàm ăn, đang đe dọa an ninh lương thực của hàng triệu người trên khắp châu Á và châu Phi.

Kết quả nghiên cứu trên được đăng tải trên Tạp chí Science ngày 4/5.

Trưởng nhóm nghiên cứu Bill Hansson - Trưởng khoa Thần kinh học tiến hóa thuộc Viện Max Planck của Đức, cho biết hành vi của đàn châu chấu được điều khiển không dựa trên sự phối hợp giữa các cá thể mà dựa trên nỗi sợ bị đồng loại ăn thịt.

Trên thực tế, hiện tượng ăn thịt đồng loại vẫn phổ biến trong thế giới tự nhiên, ví dụ như sư tử giết và ăn thịt những con non không phải con của chúng, hoặc những con cáo ăn xác đồng loại. Đối với châu chấu, việc ăn thịt đồng loại được cho là nhằm tạo cân bằng sinh thái giữa chúng.

Châu chấu di cư (Locusta Migratoria) xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và hành xử rất khác biệt so với những con châu chấu thông thường. Trong phần lớn thời gian, loài châu chấu này sống “đơn độc” và ăn tương đối ít, giống như những con châu chấu có bản tính “nhút nhát”.

Tuy nhiên, khi mật độ của loài này tăng lên kéo theo thức ăn khan hiếm, chúng bắt đầu sản sinh các loại Hormone làm thay đổi hành vi, khiến chúng tập hợp thành bầy đàn và trở nên hung dữ hơn.

Theo nghiên cứu năm 2020 của tác giả Iain Couzin thuộc Viện Động vật Max Planck, quá trình này gọi là giai đoạn “sống thành đàn” và nỗi sợ bị đồng loại ăn thịt khiến cả đàn châu chấu di chuyển theo cùng một hướng tới khu vực có lượng thức ăn nhiều hơn.

Nhà khoa học Hansson giải thích “châu chấu ăn đồng loại từ phía sau”. Vì vậy, nếu chúng ngừng di chuyển sẽ bị những con khác ăn thịt và chính điều này khiến nhóm nghiên cứu nghĩ rằng hầu hết mọi loài đồng vật sẽ có một số biện pháp đối phó khi bị đe dọa.

Trong hàng loạt thí nghiệm được thực hiện trong 4 năm, nhóm nhà nghiên cứu của Hansson lần đầu tiên xác định được tỷ lệ ăn thịt đồng loại thực sự tăng lên tỷ lệ thuận với số lượng châu chấu sống thành đàn được nuôi trong cùng một lồng.

Một nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện ra một loại pheromone của châu chấu, giúp loài này tránh bị đồng loại ăn thịt trong cuộc sống bầy đàn. (Nguồn: Reuters)
Một nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện ra một loại Pheromone của châu chấu, giúp loài này tránh bị đồng loại ăn thịt trong cuộc sống bầy đàn. (Nguồn: Reuters)

Châu chấu bắt đầu ăn thịt lẫn nhau khi vượt ngưỡng 50 con trong cùng lồng. Tiếp theo, họ so sánh mùi phát ra từ châu chấu sống đơn độc và sống theo đàn, tìm thấy 17 chất đặc trưng chỉ được tiết ra khi chúng sống theo bầy đàn. Trong số này có chất Phenylacetonitril (PAN) có tác dụng xua đuổi đồng loại.

PAN tham gia vào quá trình tổng hợp một loại độc tố mạnh có tên Hydro Xyanua, đôi khi do châu chấu di cư tiết ra. Vì vậy, việc chất này được tiết ra dường như phù hợp với vai trò là tín hiệu yêu cầu những con khác lùi lại.

Để xác nhận phát hiện mới trên, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp CRISPR để chỉnh sửa Gene châu chấu, khiến chúng không thể sản xuất PAN nữa và từ đó khiến chúng dễ bị đồng loại ăn thịt.

Cùng với đó, các nhà khoa học đã thử nghiệm với hàng chục thụ thể khứu giác (có tác dụng nhận biết mùi) của châu chấu và đã tìm thấy một thụ thể rất nhạy cảm với PAN. Khi họ chỉnh sửa Gene để châu chấu không còn tạo ra thụ thể này nữa, thì chúng có xu hướng ăn thịt đồng loại nhiều hơn.

Nhóm nhà khoa học trên đánh giá phát hiện mới này giúp làm sáng tỏ “sự cân bằng phức tạp” giữa cơ chế khiến châu chấu di cư tập hợp lại sống thành đàn, thay vì cạnh tranh lẫn nhau. Do đó, các phương pháp kiểm soát châu chấu trong tương lai có thể sử dụng công nghệ giúp tạo ra sự cân bằng tinh tế hướng tới sự cạnh tranh nhiều hơn.

Mục tiêu cuối cùng là thay vì tiêu diệt loài châu chấu di cư, các phương pháp kiểm soát có thể giúp thu hẹp quy mô của đàn châu chấu, hướng chúng đến những khu vực mà ở đó con người không có hoạt động canh tác./.

Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 2 giờ trước
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
TP Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôi Thnăm Thmây

TP Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôi Thnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 2 giờ trước
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Thnăm Thmây năm 2025
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 2 giờ trước
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức gặp mặt Báo chí thông tin về tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, chủ trì buổi Gặp mặt.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025, của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 2 giờ trước
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm ANTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 3 giờ trước
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.