Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

An Giang đặt mục tiêu có 170 sản phẩm OCOP

PV - 10:22, 15/03/2023

Tỉnh An Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 có 170 sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) được công nhận đạt từ 3 sao trở lên; trong đó, có 10 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp Quốc gia.

Các gian hàng ẩm thực đặc sản địa phương An Giang thu hút đông người dân đến thưởng thức. Ảnh: Thanh Sang – TTXVN
Các gian hàng ẩm thực đặc sản địa phương An Giang thu hút đông người dân đến thưởng thức. Ảnh: Thanh Sang – TTXVN

Đến năm 2025, tỉnh An Giang nâng cấp ít nhất 20% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn. Tỉnh phấn đấu ít nhất có 30% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

An Giang cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó, ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; có ít nhất 30% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.

Đến năm 2025, tỉnh An Giang phấn đấu có 100% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn thương mại điện tử... Mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại địa phương…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết, tỉnh đã tập trung triển khai hiệu quả chương trình để nâng cao chất lượng các sản phẩm, khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh. Từ đó, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và du lịch nông thôn nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân An Giang.

“Trong định hướng phát triển sản phẩm OCOP, tỉnh An Giang sẽ gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái... bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời tăng cường liên kết bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc giữa chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP với vùng nguyên liệu…”, ông Thư cho biết.

Để tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, tỉnh sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch trọng điểm. Tỉnh cũng tập trung thử nghiệm và nhân rộng mô hình điểm bán hàng OCOP; xây dựng hệ thống xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế…

Tính đến đầu tháng 3/2023, tỉnh An Giang đã có 88 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên; trong đó, có 2 sản phẩm đạt 5 sao - cấp quốc gia, 16 sản phẩm đạt 4 sao và 70 sản phẩm đạt 3 sao. Trong số các sản phẩm được chứng nhận OCOP, có 63 sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm; 21 sản phẩm đồ uống; 4 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trang trí. Đồng thời, 59 chủ thể kinh tế có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, gồm 6 hợp tác xã, 20 doanh nghiệp, 33 cơ sở sản xuất.

Hiện An Giang có 2 sản phẩm OCOP 4 sao là Đường thốt nốt bột của Công ty Phát triển đặc sản vùng miền Trần Gia và sản phẩm Tương hột của Công ty Sản xuất thương mại Thanh Hồ được chọn là sản phẩm OCOP tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang đánh giá, Chương trình OCOP triển khai trên địa bàn An Giang thời gian qua đã phần nào khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trên địa bàn tỉnh về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn. Chương trình đã thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, gắn vai trò của các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển vùng nguyên liệu và văn hoá truyền thống để gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết, hiện các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của An Giang có bước tiến về chất lượng, đa dạng mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Sản phẩm OCOP An Giang hiện có mặt ở hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại, thị trường trong và ngoài tỉnh.

Hiện tỉnh An Giang đang duy trì và nâng cao hoạt động của 2 điểm trưng bày, bán sản phẩm OCOP của tỉnh tại Tp. Long Xuyên và huyện Tịnh Biên. Đồng thời, khảo sát và phát triển thêm các điểm trưng bày, bán sản phẩm OCOP tại nhiều điểm du lịch trong tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay ưu đãi từ BAC A BANK

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.
Tin nổi bật trang chủ
Lạng Sơn: Nhiều phần quà được trao cho các em nhỏ DTTS Trường PTDT Bán trú THCS Mẫu Sơn

Lạng Sơn: Nhiều phần quà được trao cho các em nhỏ DTTS Trường PTDT Bán trú THCS Mẫu Sơn

Nhịp cầu nhân ái - Thu Hà - Vàng Ni - 5 giờ trước
Vừa qua, nhóm học sinh của Dự án từ thiện “EVA Project” phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức chương trình thiện nguyện hướng tới các em nhỏ DTTS tại Trường PTDT Bán trú và THCS Mẫu Sơn, thôn Khuổi Tằng, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Sử dụng thuốc lá gây ra trên 80 nghìn ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam

Sử dụng thuốc lá gây ra trên 80 nghìn ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam

Thời sự - Hương Trà - 5 giờ trước
Chiều 4/11 tại Hà Nội, Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) phối hợp Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước trong khu vực ASEAN.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm tàu cá

Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm tàu cá "03 không"

Thời sự - Hương Trà - 5 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 111/CĐ-TTg ngày 4/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu.
Bình Thuận: Khu dân cư đầu tiên tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” năm 2024

Bình Thuận: Khu dân cư đầu tiên tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” năm 2024

Tin tức - Lâm Tấn Bình - 5 giờ trước
Vừa qua, khu dân cư thôn Bình Tiến, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, được chọn làm thôn điểm đầu tiên trong tỉnh Bình Thuận tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” năm 2024. Tham dự Ngày hội có bà Thanh Thị Kỷ, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bình Thuận; lãnh đạo Ban Thường vụ Huyện uỷ Bắc Bình, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Bắc Bình, cùng đại diện lãnh đạo xã Phan Hiệp và đông đảo cán bộ, Nhân dân cư trú trên địa bàn xã Phan Hiệp.
8WONDER hé lộ Siêu hội Giáng sinh quy mô cực khủng “đổ bộ” Sài Thành

8WONDER hé lộ Siêu hội Giáng sinh quy mô cực khủng “đổ bộ” Sài Thành

Thể thao - Giải trí - PV - 5 giờ trước
Bên cạnh đại nhạc hội có sự góp mặt của nhóm nhạc nổi tiếng bậc nhất thế giới Imagine Dragons và dàn sao V-Pop SOOBIN, Chi Pu, HIEUTHUHAI, MANBO và HURRYKNG, 8WONDER Winter 2024 còn thổi bùng cảm hứng vui chơi bất tận với Siêu hội Giáng sinh quy mô chưa từng có. Sự xuất hiện của VinWonders Grand Park, Fantasy On Ice sẽ mang đến không khí Giáng sinh từ Á đến Âu cùng hoạt động đường phố, hội chợ nhộn nhịp hứa hẹn tạo làn sóng đổ bộ, khuấy động đại đô thị đáng sống bậc nhất TP.HCM mùa cuối năm.
Vấn đề - Sự Kiện (Tuần 44): Giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài sau thiên tai ở vùng đồng bào DTTS như thế nào?

Vấn đề - Sự Kiện (Tuần 44): Giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài sau thiên tai ở vùng đồng bào DTTS như thế nào?

Bản trôi, nhà mất, nhiều phận đời chìm nổi, trắng tay sau cơn cuồng nộ của thiên tai. Cuộc sống của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi vốn dĩ đã chật vật, nay càng thêm khốn quẫn. Cần đánh giá kỹ lưỡng tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi sau thiên tai để có cái nhìn toàn diện, có giải pháp khả quan, sát thực tế đang được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm kiến nghị tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chương trình Vấn đề - Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về vấn đề: Giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài sau thiên tai ở vùng đồng bào DTTS như thế nào?
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay ưu đãi từ BAC A BANK

Kinh tế - PV - 6 giờ trước
Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.
Thanh Hóa: Người có uy tín sát cánh cùng đồng bào DTTS miền núi phát triển kinh tế

Thanh Hóa: Người có uy tín sát cánh cùng đồng bào DTTS miền núi phát triển kinh tế

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Bao năm qua, Đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã luôn khẳng định được là những tấm gương điển hình về sự chịu khó, sáng tạo, làm chủ các mô hình kinh tế, đặc biệt họ còn là những người sát cánh hỗ trợ trực tiếp được nhiều gia đình gặp khó khăn về vốn, giống, kỹ thuật và việc làm để vươn lên giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Những hành động, việc làm của Người có uy tín cũng đang góp phần nâng cao nhận thức cho mỗi người dân, cộng đồng thay đổi tư duy trong sản xuất, chăn nuôi để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống
Phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội: Cần có giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững kinh tế - xã hội

Phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội: Cần có giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững kinh tế - xã hội

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Chiều 04/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác, trong đó các đại biểu Quốc hội rất chú trọng thảo luận về tình hình biến đổi khí hậu.
Phát huy vai trò Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Giồng Riềng (Kiên Giang):

Phát huy vai trò Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Giồng Riềng (Kiên Giang): "Điểm tựa" của đồng bào nơi phum sóc (Bài 1)

Người có uy tín - Tào Đạt - Như Tâm - 7 giờ trước
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang là “cánh tay nối dài” của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân. Tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước và là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của địa phương. Đặc biệt, nơi phum sóc, đồng bào xem đội ngũ Người có uy tín là "điểm tựa", bởi họ luôn gần gũi, tìm cách giúp đỡ khi đồng bào gặp khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống.
Cà Mau: Linh hoạt, chủ động triển khai hiệu quả Chương trình MTTQ 1719

Cà Mau: Linh hoạt, chủ động triển khai hiệu quả Chương trình MTTQ 1719

Chính sách dân tộc - Như Tâm - 7 giờ trước
Gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành linh hoạt, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, tỉnh Cà Mau đã đạt những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.