Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sản phẩm - Thị trường

4 sản phẩm OCOP Bình Thuận được đề nghị xác lập TOP-BEST

PV - 16:56, 16/02/2023

Ngày 15/2, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận đã có công văn đề nghị Viện Kỷ lục Việt Nam xem xét, ghi nhận xác lập TOP-BEST 4 sản phẩm của tỉnh bán chạy trên thị trường Việt Nam (2022 - 2023).

Sản phẩm rượu vang thanh long của HTX thanh long Hàm Đức
Sản phẩm rượu vang thanh long của HTX thanh long Hàm Đức

Theo đó, với sự đề nghị của UBND tỉnh, vừa qua Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương rà soát các sản phẩm OCOP của tỉnh bán chạy trên thị trường Việt Nam. Qua rà soát, các sở cùng thống nhất đề cử 4 sản phẩm OCOP của tỉnh (đều đạt chất lượng 4 sao) tham gia chương trình “Hành trình tìm kiếm và quảng bá TOP-BEST các sản phẩm OCOP bán chạy trên thị trường Việt Nam của 63 tỉnh thành.

Các sản phẩm OCOP của tỉnh được đề nghị gồm rượu vang thanh long của HTX thanh long Hàm Đức (Hàm Thuận Bắc); cá mai sấy Thái, mực rim me của Công ty TNHH Thương mại Chế biến hải sản Đầm Sen (Phan Thiết) và nước ép thanh long Bảo Long của Cơ sở sản xuất- thương mại- dịch vụ Bảo Long (thị trấn Phú Long, Hàm Thuận Bắc). Trong năm 2022, HTX thanh long Hàm Đức đạt tổng doanh thu tại thị trường trong nước là 701,5 triệu đồng từ sản phẩm rượu thanh long và 773,5 triệu đồng từ quả thanh long. 

Sản phẩm cá mai sấy thái và mực rim me
Sản phẩm cá mai sấy thái và mực rim me

Sản phẩm cá mai sấy Thái có số lượng tiêu thụ trên 16.419 kg, thị trường tiêu thụ nhiều nhất là Công ty Trí Hải. Sản phẩm mực rim me số lượng tiêu thụ 22.222 kg, được tiêu thụ nhiều nhất tại hệ thống siêu thị Big C. Riêng Cơ sở sản xuất - thương mại - dịch vụ Bảo Long đã bán ra thị trường 90.000 chai nước ép, tương đương 45.000 lít.

Được biết, Viện Kỷ lục Việt Nam là đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam. Năm 2022, Viện Kỷ lục Việt Nam được sự bảo trợ của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) và tiếp nhận bản quyền của Viện BEST Thế giới để triển khai Hành trình tìm kiếm và quảng bá TOP-BEST các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP bán chạy trên thị trường Việt Nam của 63 tỉnh thành (2022 - 2023). Đây là hành trình hỗ trợ các đơn vị, chủ thể, doanh nghiệp, các cơ quan đoàn thể, nhằm tìm kiếm, ghi nhận, quảng bá và tôn vinh những sản phẩm đem lại giá trị kinh tế cao cùng như những thành quả mà các đơn vị đã đạt được trên chặng đường hình thành và phát triển của mình.

Sản phẩm nước ép thanh long
Sản phẩm nước ép thanh long

Mục đích của hành trình này nhằm giúp địa phương cũng như doanh nghiệp khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về vùng nguyên liệu và sử dụng lao động địa phương, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền. Từ đó giúp các đơn vị thấy được lợi thế, cơ hội để phát triển và khai thác giá trị sản phẩm gắn với nét văn hóa truyền thống và điều kiện tự nhiên, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đầu tư nâng cao chuỗi giá trị cho sản phẩm gốm Chăm

Đầu tư nâng cao chuỗi giá trị cho sản phẩm gốm Chăm

HTX Gốm Chăm Bàu Trúc là một trong những đơn vị kinh tế tập thể tiêu biểu, hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận. HTX huy động các nguồn lực đầu tư nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, bảo đảm cuộc sống người lao động gắn bó với làng nghề truyền thống. Đặc biệt, nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”, tạo động lực đưa sản phẩm gốm Chăm phát triển lên tầm cao mới.
Tin nổi bật trang chủ
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Phát huy sức mạnh nội sinh trong phát triển (Bài 4)

Văn hóa được xác định là sức mạnh nội sinh trong phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển văn hóa, trong đó có chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Sau thời gian tạm dừng vì dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng, Việt Nam) - Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc) được khôi phục từ ngày 28/11.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, vừa qua, Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trần Đề, huyện Trần Đề tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho các em học sinh.
An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.
Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vừa qua, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức các buổi giao lưu cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các cụm xã.
Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 6 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.