Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Ấm áp tình người sau cơn lũ dữ

Hoàng Thị Thắm - 19:03, 20/09/2024

Tuyên Quang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu cơn bão số 3 (bão Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền, gây ra mưa lớn dài ngày, dẫn đến thảm họa thiên tai về lũ, sạt lở nghiêm trọng tại nhiều địa phương.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr (bìa trái) thăm hỏi đồng bào các DTTS xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (ngày 14/9).
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr (bìa trái) thăm hỏi đồng bào các DTTS xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (ngày 14/9)

Chuyện của Nhu

Chiều ngày 15/9/2024, thay mặt cơ quan, tôi vào Bệnh viện đa khoa tỉnh thăm bệnh nhân Hoàng Văn Nhu, dân tộc Tày, sinh năm 1981, trú tại thôn Pác Cháng, xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa - nạn nhân vụ sạt lở mất trắng toàn bộ nhà ở và tài sản.

Giọng buồn buồn, thoáng chút thảng thốt, Nhu nhớ lại: “Cho đến bây giờ em cũng không thể hình dung được sự việc diễn ra như thế nào, vì nó quá nhanh và quá sợ. Đêm 09/9/2024, trong cơn mưa rất lớn, toàn thôn bị cắt điện, trời tối mịt mù, em ra ngoài hiên nhà để khơi thông rãnh nước, khi quay trở vào thì thấy nước đã tràn vào trong nhà. Em vội vàng bế mẹ ra cửa và bảo cậu con trai túm vào gấu áo phía sau để đi theo bố. Ba người vừa ra khỏi cửa thì căn nhà gỗ 3 gian đổ sập, đất đá tràn xuống cuốn trôi nhà và đẩy trôi cả 3 người xuống phía dưới khoảng 50m và mắc kẹt lại dưới gầm nhà sàn của gia đình người hàng xóm”.

May sao, một đợt đất đá tiếp theo sụp xuống, trượt qua người và đẩy toàn bộ đất đá trên người Nhu trôi theo. Cùng lúc đó thì chủ ngôi nhà sàn bấm đèn pin đi kiểm tra đàn dúi nuôi của gia đình ở dưới gầm sàn. Thấy vậy Nhu mới gọi cứu và nhờ người đó đi tìm mẹ mình. Người hàng xóm chạy đi gọi người trợ giúp và cứu được cả 3 mẹ con, bà cháu. Do bị đất đã vùi lấp, bàn chân trái của Nhu đã bị dập nát phần cơ và nhiễm trùng nặng, nhưng vì xã Linh Phú bị cô lập do mưa lũ nên không thể ra bệnh viện huyện được. Đến ngày 12/9/2024 mới thông đường, Nhu được đưa về điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

Do toàn bộ nhà cửa và tài sản bị lũ cuốn trôi nên hiện nay gia đình Nhu đang ở nhờ nhà anh trai. Nhu bảo: “Em sợ lắm, nếu có làm lại nhà cũng không dám ở trên nền nhà cũ đâu chị ạ. Bởi vì hiện trạng nền nhà cũ đã bị đất đá vùi lấp cao đến 2m”...

Câu chuyện của Nhu là một trong những hoàn cảnh cụ thể về những mất mát trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Người chết, người bị thương, hoa màu, ngô lúa mất trắng, nhà cửa bị cuốn trôi cho thấy những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra.

Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang Hoàng Thị Thắm đến bệnh viên thăm, động viên em Hoàng Văn Nhu, dân tộc Tày, trú thôn Pác Cháng, xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa - nạn nhân vụ sạt lở mất trắng toàn bộ nhà ở và tài sản.
Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang Hoàng Thị Thắm đến bệnh viên thăm, động viên bệnh nhân Hoàng Văn Nhu, dân tộc Tày, trú thôn Pác Cháng, xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa - nạn nhân vụ sạt lở mất trắng toàn bộ nhà ở và tài sản

Cơn thịnh nộ của thiên nhiên

Trước đó một ngày, chúng tôi theo chân Đoàn công tác của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr đi thăm hỏi đồng bào các DTTS xã Linh Phú - xã đặc biệt khó khăn của huyện Chiêm Hóa, bị thiệt hại nặng nề - mới thấy sự tàn khốc của hoàn lưu cơn bão số 3 để lại.

Trên đường đi, dọc theo quốc lộ 2C qua các xã Xuân Vân, xã Trung Trực, huyện Yên Sơn, quan sát thấy vết tích tàn phá của mưa lũ dọc bên bờ sông Lô, toàn bộ hoa màu và cây trồng bị tàn phá nặng nề, phù sa lấp kín, thỉnh thoảng bắt gặp một ngôi nhà tan hoang chỉ còn bộ khung nằm trơ trọi giữa cánh đồng hoặc bên vạt suối. Vì đèo Nàng nối 2 xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn và xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa đang bị sạt lở nên Đoàn phải đi vòng qua đường xã Bình Nhân. Khi đi qua khu vực qua cầu Chinh của xã Vinh Quang và tiếp giáp là xã Kim Bình mới thấy thật sự xót xa bởi khung cảnh tan hoang của mưa lũ để lại. Cả hai xã bị cô lập 4 ngày trong mưa lũ; nhiều hộ dân bị nước ngập lên đến nóc nhà. Đến địa phận của xã Tri Phú và Linh Phú, huyện Chiêm Hóa, chúng tôi gặp hàng dài đoàn xe cứu trợ của các nhóm, các đoàn thiện nguyện từ khắp các tỉnh có cả miền Bắc, miền Trung, trong lòng thấy nghèn nghẹn xúc động, bởi tình người ấm áp.

Khi vào gần đến trụ sở UBND xã Linh Phú thì gặp 1 cầu tràn bị sạt lở trong khi nước vẫn đổ về chảy xiết, huyện và xã đã phải bố trí các lực lượng ứng cứu, tạo thành 2 hàng người đứng ở 2 bên dòng suối làm hoa tiêu để các phương tiện đi qua, rất vất vả và nguy hiểm. Đoàn công tác vào đến trụ sở của xã đã thấy hơn chục chiếc xe máy của cán bộ xã chờ sẵn để Đoàn “tăng bo” vào thôn Pác Hóp.

Theo thông tin từ xã Linh Phú, trận mưa lũ đêm 09/9/2024 đã khiến 64 hộ đồng bào DTTS trên địa bàn xã bị tàn phá nhà cửa, trong đó có 30 hộ gia đình có nhà bị sập, hư hỏng đã phải di dời lánh nạn, đặc biệt có 3 gia đình bị lũ cuốn trôi hoàn toàn nhà cửa và tài sản. Tại thôn Pác Hóp, có nhóm 12 hộ gia đình đồng bào dân tộc Mông bị lũ cuốn sập nhà cửa, hiện các gia đình đang phải đi ở nhờ nhà người thân, hàng xóm. Những hộ bị thiệt hại khác thì nằm rải rác ở các thôn.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, lượng nước ở các sông chảy qua địa phận Tuyên Quang dâng cao dẫn đến nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh đều ngập chìm trong biển nước. Thành phố Tuyên Quang bị thiệt hại nặng nhất với nhiều khu vực bị ngập. Tại các khu vực bị ngập, tất cả các hộ dân đều bị cô lập từ ngày 10/9 đến rạng sáng ngày 12/9 nước mới rút dần. Hầu hết các gia đình đều đã phải chuyển lên sinh hoạt tại khu vực tầng 2 - 3 do nước lên nhanh hoặc phải di chuyển đi xa để tránh lụt.

Tiếp đến là thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa bị cô lập do nước ngập và ảnh hưởng khá nặng nề. Các huyện Hàm Yên, huyện Yên Sơn, huyện Na Hang, Sơn Dương cũng đều hứng chịu những thiệt hại tương tự. Trong thời điểm mưa bão, hầu hết các khu vực ngập lụt bị cô lập và mất liên lạc hoàn toàn bởi không có điện lưới, không có sóng điện thoại, nhất là các xã, thôn ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Huyện Chiêm Hóa thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Ảnh minh họa).
Huyện Chiêm Hóa thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của cơn bão số 3. (Ảnh minh họa)

“Tình dân tộc, nghĩa đồng bào”

Trong mưa bão, một điều dễ nhận thấy đó là tấm lòng “tương thân tương ái”, sự sẻ chia, trợ giúp, động viên giữa những người dân với nhau. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh với phương châm “4 tại chỗ”, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các địa phương đều chủ động, kịp thời nắm chắc số người bị cô lập do lũ lụt, có phương án cứu trợ với mục tiêu cao nhất là tuyệt đối không để bất kỳ người dân nào bị đói, không có nơi ở.

Các lực lượng Công an, Quân đội, các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh đã nhanh chóng hành động, có phương án để cứu trợ kịp thời, bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của Nhân dân. Cùng với đó là nỗ lực tự cứu mình của từng người dân, song hành với tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng nên ở các phường, xã, khu dân cư thôn, bản, công tác cứu hộ được thực hiện kịp thời. Đã có hằng trăm người dân ở vùng có nguy cơ cao đến chỗ tạm trú an toàn; chia sẻ cho nhau chỗ ở, miếng ăn trong những ngày mưa lụt.

Rất nhiều người dân trong tỉnh, mặc dù cũng vừa trải qua những giây phút kinh hoàng do siêu bão Yagi để lại, cũng như người dân trên cả nước đã sẵn sàng gác lại tất cả công việc để tham gia, kêu gọi mọi người cùng tham gia đến vùng ngập lụt chung tay cứu trợ những người đang gặp nạn. Các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh Tuyên Quang, như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh chủ trì, làm đầu mối tiếp nhận hàng hóa, nhu yếu phẩm, kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, các nhóm thiện nguyện để điều phối kịp thời cho các địa phương bị ngập lụt. Đó chính là “Tình dân tộc, nghĩa đồng bào” - sức mạnh to lớn của tinh thần Việt Nam.

Theo thống kê, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, toàn tỉnh Tuyên Quang có 5 người chết, trên 19.000 nhà dân bị hư hỏng, ảnh hưởng. Trong đó 883 nhà bị hư hỏng, gần 17.000 ngôi nhà bị ngập nước. Đặc biệt có 4.785 hộ phải di dời khẩn cấp. Ngoài ra, mưa lũ còn gây hư hại trên 7.000ha lúa, ngô, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả... Đối với diện tích lúa, chỉ còn khoảng 15 đến 20 ngày nữa là người nông dân đến vụ thu hoạch, đến nay hoàn toàn mất trắng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 27 phút trước
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 29 phút trước
Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 4 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.