Nếu như Lào Cai là địa phương đứng đầu cả nước về phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) thì huyện Bắc Hà là điểm sáng của tỉnh trong khai thác giá trị loại hình này để bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Bắc Hà đang phát huy thành quả xây dựng nông thôn mới, từng bước chuẩn hóa các điểm DLCĐ trên địa bàn, theo định hướng của UBND tỉnh Lào Cai tại Quyết định số 2247/QĐ-UBND ngày 05/9/2024.
Với đặc thù địa bàn rộng, dân cư sinh sống không tập trung, nhận thức người dân còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ y tế vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS gặp phải muôn vàn khó khăn. Thế nhưng hiện nay, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ này còn quá thấp, dẫn đến khó giữ chân họ trong nghề. Đây cũng là lý do chính, khiến không ít cán bộ y tế không mặn mà hoặc rời bỏ với công việc tìm hướng mưu sinh khác. Đây cũng là vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về vấn đề: Giải pháp nào giữ chân cán bộ y tế vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS?
Với sự am hiểu về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán kết hợp với những kiến thức được tuyên truyền từ các chiến dịch, sáng kiến truyền thông, các chương trình lồng ghép giới trong nhà trường, cộng đồng... sẽ giúp cho đội ngũ thanh niên DTTS phát huy được vai trò tiên phong thay đổi định kiến, khuôn mẫu nhằm góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi.
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.
Niềm vui xen lẫn tự hào, xúc động là những cảm xúc rõ nét nhất mà chúng tôi ghi lại được trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/9/2024. Vùng đồng bào DTTS Lâm Đồng có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án thì sự tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên của chính người dân đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chúng tôi xin trích một số ý kiến của Đại biểu tham dự Đại hội lần này nhằm làm rõ nhận định trên.
Thời sự -
Hoàng Quý -
16:59, 16/09/2024 Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
Những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, qua đó góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi của tỉnh. Từ năm 2021 đến nay, với nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, tỉnh đã tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết trong vùng DTTS, từ đó tạo động lực giúp người dân ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Những năm vừa qua, TP. Hà Nội đã dành một nguồn lực không nhỏ để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, toàn diện vùng đồng bào DTTS. Nhờ vậy, đời sống đồng bào trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao, khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền chặt…
Media -
Ngọc Chí -
11:06, 15/10/2024 Qua 4 năm triển khai, công tác chuyển đổi số của tỉnh Kon Tum đã đạt được một số kết quả tích cực, việc chuyển đổi số giúp người dân được tiếp cận nhanh chóng các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước, đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao chất lượng sống ở vùng đồng bào DTTS.
Media -
Ngọc Thu -
21:09, 02/10/2024 Thời gian qua, thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025), Hội LHPN huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã có nhiều cách làm sáng tạo, triển khai nhiều mô hình ý nghĩa mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Qua đó, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.
Tin tức -
Ngọc Thu -
15:52, 25/09/2024 Ngày 25/9, Vụ Tổng hợp (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam đã tổ chức khai mạc Lớp tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở vùng DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn và đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Qua đó, giúp các hộ gia đình nghèo có điều kiện cải thiện chỗ ở, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
Thời sự -
Hoàng Quý -
16:26, 19/09/2024 Đất sản xuất bị vùi lấp; mô hình sinh kế, cây trồng, vật nuôi bị cuốn theo dòng nước,... Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản sau mưa lũ của đồng bào các dân tộc thiểu số được dự báo sẽ làm gia tăng tình trạng nghèo ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc.
Đó là chia sẻ của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính, tại buổi khai giảng lớp đào tạo tiếng DTTS (tiếng Ê Đê) cho cán bộ, công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Krông Pắc, ngày 15/9.
Ngày 18/9, UBND huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Tham gia Hội thi có 11 đội thi đến từ các xã thuộc vùng DTTS và miền núi.
Nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai hiệu quả trong những năm qua đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, vùng DTTS của tỉnh Thanh Hóa; đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt. Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được đại diện lãnh đạo các địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa khẳng định là “cú hích” cho sự phát triển ở những địa bàn khó khăn.
Sóc Trăng là tỉnh có tỷ lệ đồng bào DTTS cao nhất khu vực Tây Nam Bộ, là địa phương có số lượng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhiều nhất cả nước. Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III - năm 2019, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực công tác dân tộc (CTDT), thực hiện chính sách dân tộc (CSDT).
Đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt,... đang là vấn đề bức thiết của một bộ phận đồng bào DTTS ở Tuyên Quang. Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đang tập trung giải quyết vấn đề bức thiết trên địa bàn, tạo điều kiện để người dân “an cư, lạc nghiệp”.
TP. Cần Thơ phấn đấu đến năm 2030 cơ bản không còn hộ nghèo trong đồng bào DTTS, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2026 - 2030. Để đạt mục tiêu này, một trong những giải pháp được TP. Cần Thơ chú trọng thực hiện là tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất trong vùng DTTS của Thành phố.
Kinh tế -
Khánh Thi -
09:20, 06/09/2024 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để xây dựng chính quyền số, thúc đẩy kinh tế số và phát triển xã hội số đang là ưu tiên của tỉnh Sơn La trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng DTTS, các sở, ngành, địa phương cũng đã tích cực ứng dụng CNTT để tăng hiệu quả chính sách.