Từ cuối tháng 8, khắp các bản làng nơi rẻo cao Tây Bắc đã rộn rã tiếng nói cười, niềm vui trải dài từ đầu con ngõ cho tới các hộ gia đình. Đồng bào các dân tộc Mông, Mường, Thái, Dao, Khơ Mú… đã xúng xính váy áo, cùng nhau thả mình vào từng lời ca, câu hát, tiếng đàn môi, tiếng khèn xen lẫn tiếng sáo du dương cùng những điệu múa nơi miền sơn cước như lời mời gọi cộng đồng các dân tộc về vui chung niềm vui ngày Tết Độc lập.
Suốt hơn nửa thế kỷ nay, người dân tộc Thái ở quê tôi (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) luôn gọi ngày lễ Quốc khánh 02/9 là Tết Mồng Hai. Người ta nhắc nhở nhau, cùng nhau chuẩn bị cho một cái Tết Mồng Hai từ nhiều tháng trước đó.
Trong 2 ngày 31 - 1/9, tại huyện Ia Grai (Gia Lai), Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Ia Grai đã tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Chào mừng Tết độc lập 2 - 9"; chào mừng năm học mới và hướng tới Kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Từ ngày 31/8 - 3/9, UBND huyện Than Uyên (Lai Châu) sẽ tổ chức Tết Độc lập, Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Than Uyên lần thứ XI năm 2022 với nhiều hoạt động hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này huyện sẽ tổ chức vòng đại Xòe của đồng bào người Thái với hơn 1.500 người tham gia.
Đây là thông tin được ông Võ Trọng Nam - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể Thao TP. Hồ Chí Minh đưa ra tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố tuần qua, diễn ra chiều 25/8.
Ẩm thực -
Nguyệt Anh (T/h) -
16:04, 25/08/2022 Từ nhiều năm nay, đồng bào dân tộc Mường ăn Tết Độc lập to hơn cả tết Nguyên Đán. Tết Độc lập không chỉ là dịp để con cháu trong họ hàng gần xa được đoàn tụ sum vầy bên mâm cơm ấm cúng mà còn là dịp để mỗi gia đình giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Ở nước ta, ngoài Tết Nguyên đán chung của cả nước và tết cổ truyền của từng dân tộc, một số dân tộc như Mông, Thái, Thổ, Mường, Vân Kiều, Tà Ôi… còn tổ chức ăn Tết độc lập 2/9 rất to. Ngày Quốc khánh của cả nước vì thế trở thành một ngày vui, đầy ý nghĩa trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Xã hội -
Vũ Đức Khánh CĐ -
10:40, 03/09/2021 Trước diễn biến dịch COVID-19 hết sức phức tạp, bùng phát diện rộng, số lượng CBCNV trong ngành Điện bị lây nhiễm nhiều tại khu vực phía Nam, phải cách ly tập trung bắt buộc, nhiều trường hợp F0, F1, thậm chí đã có CBCNV tử vong do dịch bệnh.
Media -
Thanh Huyền - Duy Ly - Việt Hùng -
15:25, 02/09/2021 Ngày Quốc khánh 2/9 năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, khi cả nước đang gồng mình chống dịch Covid-19. Dù không tổ chức các hoạt động sôi nổi như mỗi năm nhưng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam vẫn luôn nhớ đến ngày Tết Độc lập của dân tộc với niềm tự hào vô hạn, càng quyết tâm hơn trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh.
“Có nằm mơ cũng không thấy được, quê hương lại có ngày đổi thay, phát triển như thế này…”. Đó là suy nghĩ chung của lớp người cao tuổi ở xứ Mường - xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Về An Phú những ngày đồng bào chuẩn bị đón Tết Độc lập, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng tôi cảm nhận sự thiêng liêng, niềm tự hào của ngày Quốc khánh trong trái tim đồng bào.
Thời sự -
Duy Ly -
14:55, 31/08/2021 Hàng năm, vào những ngày này, cả nước đang tưng bừng, phấn khởi kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9. Tuy nhiên năm nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, khó lường ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, tại nhiều địa phương, các hoạt động kỷ niệm phải tạm gác lại, dồn sức cho việc chống dịch.
Các hoạt động tháng 9 với chủ đề "Vui Tết độc lập" của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra từ ngày 1 - 30/9/2020, với sự tham gia của hơn 100 đồng bào của 16 dân tộc (Tày, Dao, Mông, Nùng, Thái, Mường, Khơ Mú, Ơ Đu, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Raglai, Ê Đê, Khmer)...
Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Kỷ niệm Quốc khánh 2/9, trong trái tim mỗi người dân Ðiện Biên nói chung, đồng bào các DTTS nói riêng lại dấy lên niềm hân hoan, đầy tự hào. Với họ, ngày Tết Độc lập từ lâu đã trở nên gắn bó, là dịp để mọi người cùng nhau vui chơi, đoàn kết, hòa mình tận hưởng bầu không khí thiêng liêng, cũng như bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng, Bác Hồ kính yêu…
Xã hội -
PV -
10:18, 31/08/2020 Từ rất lâu rồi, truyền thống vui đón Tết Độc lập (Quốc khánh 2-9) của người Vân Kiều ở bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị luôn mang ý nghĩa truyền dạy cho con cháu về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Tết Độc lập cũng là dịp để người dân nhớ công ơn Đảng, Bác Hồ kính yêu và tạo bầu không khí vui tươi, gắn chặt tình đoàn kết xóm làng, góp phần xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp.
Đối với các dân tộc ở huyện vùng biên Mường Lát (Thanh Hóa), tết Độc lập quan trọng chẳng khác nào Tết Nguyên đán, đặc biệt là với đồng bào Mông. Trong ngày Tết này, đồng bào Mông thường tổ chức các hoạt động vui chơi, giao lưu thể thao văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc, thông qua đó thể hiện lòng biết ơn đối với Đảng và Nhà nước đã mang đến nền độc lập, đem lại hạnh phúc, ấm no như hôm nay.
“Đến hẹn lại lên” cứ vào những ngày đầu tháng 9 lịch sử, đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Sơn La lại nhộn nhịp cùng nhau tìm về Cao nguyên Mộc Châu để vui Tết Độc lập. Khi mây mù vẫn còn bao phủ trên những dãy núi cao, dù trời mưa hay nắng, không khí ngày Tết Độc lập vẫn bao trùm khắp các bản làng rẻo cao trên Cao nguyên Mộc Châu.