Suốt một thời gian dài, múa rối cạn của người Tày huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên vắng bóng trong đời sống của cộng đồng. Phải đến năm 2012, loại hình nghệ thuật này mới được khôi phục. Tiếc rằng, khi rối cạn mới hồi sinh lại đối mặt với nguy cơ mai một…
Kinh tế -
Thiên An -
09:51, 23/08/2021 Diện mạo làng quê xã miền núi Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang đổi thay từng ngày nhờ cây chè. Người dân Khe Mo cho biết, bí quyết nâng cao chất lượng sản phẩm của họ là cẩn trọng ở từng khâu, từ chọn giống, làm đất, trồng, chăm sóc và thu hái… Giờ đây, sản phẩm chè Khe Mo được người tiêu dùng tín nhiệm và đời sống của bà con ngày một nâng cao.
Giáo dục -
Thúy Hồng -
17:07, 20/08/2021 Đạt 26,9 điểm khối D01, Vũ Thị Vân, dân tộc Tày, là một trong những học sinh đạt điểm thi cao của Trường PTDTNT tỉnh Thái Nguyên trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2021. Em cũng là 1 trong 10 thí sinh có điểm xét tốt nghiệp cao nhất tỉnh Thái Nguyên.
Kinh tế -
Thiên An -
15:13, 20/08/2021 Sông Nghinh Tường là phụ lưu của sông Cầu, còn được người dân tại xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên gọi bằng một cái tên rất lạ - sông Bốc. Hơn 20 năm qua, nhờ khai thác hiệu quả khu đất bãi màu mỡ dọc bờ sông Bốc mà đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây có cuộc sống đầy đủ ấm no.
Du lịch -
Nguyễn Thế Lượng -
17:51, 19/08/2021 Chợ Chu là vùng đất trung tâm của huyện Định Hóa (Thái Nguyên), nơi có quần thể di tích lịch sử ATK trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Nơi đây với cảnh sắc thơ mộng và hữu tình, là điểm dừng chân lý tưởng của du khách khi khám phá vẻ đẹp vùng Đông Bắc của đất nước.
Xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là địa phương vinh dự được Bác Hồ ở lại lâu nhất trong thời gian Người ở ATK Thái Nguyên. Bản Ngoại cũng đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Tiếp nối truyền thống Cách mạng, Bản Ngoại hôm nay đã nỗ lực vươn lên về đích nông thôn mới (NTM) năm 2015 và đang trên đường hoàn thành Chương trình xây dựng NTM nâng cao.
Với mong muốn "đánh thức" đất cằn, làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông Lường Quý Sửu, dân tộc Tày, xóm Nghinh Tác, xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại thu nhập khá cho gia đình. Ông Sửu trở thành một trong những điển hình trong phát triển kinh tế từ tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương.
Tỉnh Thái Nguyên hiện có 46 dân tộc cùng chung sống. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) hiện chiếm 29,87% dân số toàn tỉnh. Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Thái Nguyên có 110 xã, phường, thị trấn thuộc vùng DTTS và miền núi, gồm 83 xã khu vực I, 12 xã khu vực II và 15 xã khu vực III.
Những năm gần đây, một số hộ dân tại xã Quân Chu, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng ở những vùng đồi hoang hóa, kém hiệu quả sang trồng chuối tiêu hồng. Mặc dù được đưa vào đồng đất Quân Chu chưa lâu, song loại cây này bước đầu đã khẳng định được hiệu quả kinh tế bởi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt là không kén đầu ra.
Cũng như xà tích, vòng cổ, vòng tay làm chạm bạc, khắc hoa văn đồng hay áo chàm truyền thống, chiếc nón là vật không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Định Hóa (Thái Nguyên).
Góp mặt tại buổi giao lưu trực tuyến Gặp gỡ các đại biểu dự Đại hội toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II, ông Lê Quang Nghìn là một nghệ nhân chè Tân Cương, một doanh nhân người dân tộc Ngái tiêu biểu ở TP. Thái Nguyên.
Giáo dục -
Nghĩa Hiệp -
16:40, 01/07/2021 Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp diễn ra, mỗi địa phương đều có những phương án riêng để giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19. Tỉnh Thái Nguyên đã lựa chọn hình thức “lớp học an toàn” để giúp các em học sinh củng cố vững vàng, tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản (BĐS) nói chung mà còn làm thay đổi “khẩu vị” của các nhà đầu tư. Là thị trường vùng ven Hà Nội với sự phát triển đô thị ngày một lớn, Thái Nguyên đang trở thành tâm điểm thu hút dòng tiền của nhiều khách hàng sành sỏi, bất chấp khó khăn trong mùa dịch.
Kinh tế -
Mai Hương -
12:18, 24/06/2021 Sinh ra và lớn lên giữa vùng đất chè nổi tiếng Thái Nguyên, chàng trai Lê Sơn Hải luôn mong muốn gắn bó với cây chè, vùng chè đã nuôi sống gia đình mình và nhiều thế hệ người dân ở đây. Bởi vậy, sau khi tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2015, anh đã "rẽ hướng" trở về quê khởi nghiệp trồng chè hữu cơ.
Ngày 28/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh đã chủ trì buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín và người dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên. Đoàn gồm 60 đại biểu do ông Nguyễn Thái Nam, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên làm trưởng Đoàn.
Tối 21/4, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, diễn ra lễ khai mạc chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XII-Thái Nguyên 2021.
Bao đời nay, gần 100 hộ đồng bào dân tộc Dao xóm Tân Kim, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) sống trong những căn nhà tựa lưng vào núi, nhìn ra dòng suối. Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, không những sinh kế của họ ngày càng bị thu hẹp mà môi trường sống cũng không an toàn như trước. Người dân mong ước được hỗ trợ để có tương lai tốt đẹp cho con em họ mai sau.
Kinh tế -
Hoàng Quý -
10:07, 05/04/2021 Những năm qua, cùng với chính sách chung cho vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Thái Nguyên còn ban hành các chính sách đặc thù, hỗ trợ vùng An toàn khu (ATK) phát triển. Nhờ đó, đời sống người dân ngày càng được cải thiện...
Thời sự -
Hoàng Quý -
06:36, 19/03/2021 Ngày 18/3, tại tỉnh Thái Nguyên, đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến làm trưởng đoàn đã làm việc với Tỉnh ủy Thái Nguyên về tình hình thực hiện chính sách dân tộc; công tác chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Một thời từng là con nghiện nặng, thế nhưng trước sự suy sụp của vợ con, người thân đã khiến ông Đào Minh Tiến, sinh năm 1954 ở thôn Thanh Cường, xã Bảo Cường, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên thức tỉnh. Ông đã quyết tâm chiến thắng được bản thân, cai nghiện thành công, hoàn lương trở về với cuộc sống đời thường. Điều đáng ghi nhận là, ông còn vận động 28 người trong làng thoát nghiện.