Cùng với cồng chiêng, sử thi (đồng bào Ê Đê gọi là klei khan) là di sản văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên. Xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại, những đêm khan huyền thoại dần vắng bóng. Trước thực trạng đó, chính quyền và các nghệ nhân ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp để níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng.
Ngày 10/10, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Bế mạc Khóa học diễn xướng hát kể sử thi của người Ê Đê tại xã Ea Tul, huyện Cư M’gar.
Sắc màu 54 -
Lê Hường-Thùy Dung -
09:10, 08/09/2022 Lo lắng trước nguy cơ sử thi đang dần bị "quên lãng" và dần biến mất trong cộng đồng, một số nghệ nhân đã tìm mọi cách truyền lại cho con cháu. Người có khả năng hát được sử thi thì tiếp tục nối bước cha ông học hỏi thêm, người không hát được sử thi thì âm thầm sưu tầm để gìn giữ. Tuy nhiên, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cũng cần điều chỉnh, tiếp tục có chính sách, cơ chế hỗ trợ đặc biệt để sử thi mãi mãi trường tồn trong đời sống cộng đồng các dân tộc ở Tây nguyên.
Đã từng một thời đắm chìm trong làn khói của “nàng tiên nâu”, đẩy cả gia đình vào bờ vực thẳm, nhưng rồi người đàn ông dân tộc Hà Nhì đã bừng tỉnh, quyết tâm cai nghiện thành công. Rồi ông đi khắp các bản làng vùng cao để sưu tầm, ghi chép những bài hát, điệu múa, những áng sử thi của người Hà Nhì để truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Trong tiết trời giao mùa, nhà nghiên cứu dân gian Ka Sô Liễng (người Chăm Hroi) hứng khởi thể hiện đoạn mô tả vẻ đẹp của Xing Chi Ngă trong sử thi Chi Lơ Kok mà ông tâm đắc. Đã hơn 80 tuổi, song ông vẫn còn dáng vóc khỏe khoắn và giọng nói trầm hùng - hình mẫu của một già làng Tây Nguyên.
Bên cạnh việc mở lớp truyền dạy sử thi của người Ê Đê cho thiếu nhi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk còn tổ chức ghi âm, ghi hình diễn xướng sử thi của người Ê Đê để làm tư liệu lưu trữ.
Trong khi sử thi và nghệ nhân kể sử thi đang vắng dần trong đời sống cộng đồng, thì ở xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, nghệ nhân Y Wuang Hwing vẫn thường xuyên hát kể sử thi. Ông là một trong những nghệ nhân hiếm hoi còn có thể hát kể nhiều sử thi của người Ê Đê. Đối với ông tiếng chiêng, bài khan như miếng cơm, hạt muối phải dùng hàng ngày.
Sắc màu 54 -
Lê Hường-Thùy Dung -
11:17, 23/08/2022 Sử thi là một loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo, nhiều người đánh giá, nó như linh hồn của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Loại hình nghệ thuật này được sáng tạo, tích lũy lâu đời, nó ảnh hưởng đến lời ăn tiếng nói, luật tục, nghệ thuật, tín ngưỡng, nếp sống của con người và cộng đồng. Sử thi phản ánh mọi khía cạnh đời sống từ tạo lập buôn làng, sản xuất nương rẫy, chiến tranh giữa các bộ tộc, đến thực hành nghi lễ, lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán. Tuy nhiên, nhiều năm qua người nghe sử thi vơi dần, người hát kể sử thi cũng hiếm dần. Những đêm khan huyền thoại cũng từng ngày vắng bóng, chẳng bao lâu nữa sử thi chỉ còn trong ký ức.
Sắc màu 54 -
Lê Hường-Thùy Dung -
19:02, 06/09/2022 Sử thi là nghệ thuật truyền khẩu độc đáo của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, được lưu giữ trong trí nhớ các nghệ nhân và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật dân gian truyền miệng này lại rất dễ mai một. Bởi nghệ nhân am hiểu, thuộc nhiều sử thi ngày càng hiếm hoi, trong khi người trẻ vẫn chưa sẵn sàng đón nhận vốn liếng cha ông để lại. Theo thời gian, những đêm khan đang dần vắng bóng ở các buôn làng.
Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Kon Tum thôi đã có đến trên 100 sử thi Xơ Đăng và trên 60 sử thi Ba Na được phát hiện. Với số lượng kể trên, mọi người mới biết rằng mảnh đất cực Bắc Tây Nguyên này là cả một… “vương quốc” sử thi!
Những đêm Đông, bên bếp lửa trong nhà Rông giữa đại ngàn, tiếng h’mon (kể khan) của các già làng lúc thủ thỉ như lời tâm sự, lúc vút cao tận đỉnh Ngọc Linh, khi lại trầm hùng cuồn cuộn dữ dội như dòng Sê San. Với Nghệ nhân ưu tú A Jar- người giữ hồn sử thi Tây Nguyên thì hình ảnh người Anh hùng Đăm Giông của dân tộc Ba Na hay chàng Đăm Duông của dân tộc Xơ Đăng luôn hiện hữu và trường tồn với thời gian.