Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi vừa phối hợp với UBND các huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Minh Long, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Bình Sơn tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền, vận động Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, tham gia tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG).
Pháp luật -
Minh Ngọc- CTV -
10:22, 14/12/2022 Tại Quảng Ngãi, qua 10 năm triển khai thực hiện Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền PBGDPL không chỉ đóng vai trò cung cấp, định hướng thông tin chính thống về chính sách, pháp luật mà qua đó đội ngũ tư pháp còn nắm bắt tâm tư, tình cảm, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận của người dân trong thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Trong 1,5 ngày (từ sáng 13 đến trưa 14/12), Vụ Công tác dân tộc Địa phương (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lớp tập huấn tuyên truyền, truyền thông về Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG) năm 2022 cho đối tượng là Người có uy tín, Trưởng thôn và cán bộ làm công tác dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi.
Ba Tơ là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi với phần lớn đồng bào dân tộc Hrê sinh sống. Nơi đây, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Vì thế, các ngành chức năng của huyện đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, trong đó, tranh thủ nguồn lực từ các chương trình MTQG và mới đây nhất, là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 để bảo tồn phát huy giá trị văn hóa, lịch sử gắn với phát triển du lịch, nâng cao đời sống cho người dân.
Đối với đồng bào DTTS, các già làng, Người có uy tín được xem là những “cây cao bóng cả” nên luôn được cộng đồng, bà con tin tưởng yêu mến. Tại Quảng Ngãi, với tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mình dành cho đồng bào, bao năm qua, những Người có uy tín đang trực tiếp có những đóng góp hiệu quả trong việc giúp đỡ đồng bào ở thôn, làng tích cực sản xuất, vươn lên thoát nghèo, xây dựng NTM, bài trừ những hủ tục, giữ gìn bản sắc dân tộc... trở thành chỗ dựa vững chắc trong cộng đồng.
Ngày 2/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi phối hợp Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) và Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tham vấn giải pháp bảo tồn loài voọc chà vá chân xám tại địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi”.
Tịnh Kỳ là xã vùng biển ở Tp. Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) có lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất so với các xã ven biển Quảng Ngãi. Từ nhiều năm nay, bờ biển nơi đây lúc nào cũng phủ kín rác thải, chủ yếu là rác thải nhựa, đã biến khu vực này thành bãi chứa rác, bốc mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hằng năm, cứ vào tháng 10 hoặc đầu tháng 11 âm lịch, khi cây lúa trên rẫy chín vàng, ngào ngạt hương thơm, các gia đình người Co bắt đầu thu hoạch. Sau khi lúa, nếp gặt xong được cất giữ trong nhà, khắp các bản làng người Co lại tổ chức Tết Ngã rạ. Vì là cái Tết quan trọng nhất, nên người Co chuẩn bị nhiều lễ vật để tạ trời, đất phù hộ cho vụ mùa bội thu, con người được khỏe mạnh.
Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, là nơi sinh sống của nhiều DTTS. Vùng đất này có bề dày văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trước thực tế có nhiều lễ hội, di sản văn hóa có nguy cơ mai một, những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã huy động các nguồn lực để triển khai nhiều giải pháp khôi phục. Hiện nay, tỉnh đang tranh thủ nguồn đầu tư hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, để đầu tư, lưu giữ và tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng các DTTS.
Hằng năm, cứ vào tháng 10 hoặc tháng 11 âm lịch, sau khi thu hoạch vụ lúa rẫy, người Cor ở xã Bình An, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại tưng bừng ăn Tết Ngã rạ. Đây là dịp để người trong làng gặp gỡ, vui chơi sau những ngày tháng lao động vất vả, nặng nhọc.
Kinh tế -
Minh Thu -
15:10, 14/11/2022 Những năm gần đây, nhiều mô hình phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từng bước phát triển, đã và đang phát huy hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống các thành viên và Nhân dân.
Sức khỏe -
Vân khánh -
10:22, 11/11/2022 Từ tháng 7 - 12/2022, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành triển khai mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng thuộc Chương trình “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025. Mô hình được thực hiện tại thôn Cà Xen, xã Long Môn, huyện vùng cao Minh Long.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên đã có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025.
Phóng sự -
Minh Ngọc - Phạm Nữ -
10:53, 01/10/2022 Ở Ra Manh, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi bây giờ, không còn là “điểm nóng”, nhiều gia đình Ca Dong đã phát triển kinh tế, gương mẫu tích cực tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng mô hình nhà sạch, vườn đẹp, phong trào “5 không 3 sạch”…tại địa phương.
Phóng sự -
Minh Ngọc - Phạm Nữ -
07:39, 30/09/2022 Dưới đỉnh núi Kà Rá U Sầu có một ngôi làng nhỏ, tuy ở vùng sâu, vùng xa, nhưng lại có nhiều hộ gia đình tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh, là những tấm gương sáng trong phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, tiên phong, sáng tạo trong phát triển kinh tế.
Theo nhận định của các chuyên gia, cơn bão Noru (bão số 4) có cường độ rất mạnh, vùng ảnh hưởng mở rộng gần như khắp miền Trung. Lãnh đạo các địa phương đang khẩn trương thành lập phương án chống bão, nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.
Trận động đất mạnh 2,5 độ xảy ra vào sáng nay (28/8) tại xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà, độ sâu chấn tiêu 10 km. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh Quảng Ngãi xảy ra 105 vụ tai nạn giao thông, làm 87 người chết, 59 người bị thương.
Xã hội -
Khánh Ngân -
17:14, 09/08/2022 Trưa 9/8, tàu số hiệu 366 của Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã bàn giao 2 ngư dân gặp nạn trên biển cho Đồn Biên phòng Lý Sơn (Quảng Ngãi) trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Kinh tế -
Tiếng Dân -
14:34, 09/08/2022 Hơn 20 năm trước, cây cao su chính thức được trồng trên các xã Bình Khương, Bình Minh, Bình Nguyên, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi)... Những tưởng loại cây công nghiệp được ví như “vàng trắng” thời bấy giờ sẽ giúp nông dân có được cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng, tất cả đều vỡ mộng vì nhiều lý do. Người nông dân đành gác lại giấc mơ “vàng trắng” để chuyển sang cây trồng khác để mưu sinh.