Sáng 30/9, tại Hải Phòng, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Thành ủy, UBND TP. Hải Phòng tổ chức khai mạc Hội nghị đại biểu nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ Nhất. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự và phát biểu tại Hội nghị. Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Từ ngày 20 - 25/7, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức Lớp bồi dưỡng sáng tác “Văn học trẻ - Văn học DTTS” cho các học sinh có năng khiếu văn học trên địa bàn Tp. Pleiku.
Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu 4 tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả thiếu nhi của nhà văn Trần Hoài Dương (1943-2011) gồm: “Những đóa hồng bạch dâng tặng Andersen”, “Chuyện vui về chú Ếch Cốm”, “Bé Rơm” và "Tiếng mùa xuân".
Với những đóng góp tích cực cho sự nghiệp văn học dân tộc thiểu số nói riêng, văn học nước nhà nói chung; tiếp nối nhiều giải thưởng văn học, trong đó có Giải thưởng văn học Đông – Nam Á năm 2009, nhà văn Cao Duy Sơn đã có tên trong danh sách Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2017.
Theo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, “Thời tôi sống” là những trang văn rung động sâu xa và ám ảnh về một thời đạn bom hào hùng, thấm đẫm nước mắt và sự hy sinh hằn sâu trong ký ức của dân tộc.
Phóng sự -
Giang Lam -
19:51, 01/08/2022 Nghiệp viết đến với nhà văn trẻ Lý A Kiều một cách tự nhiên như những bông hoa mận ven đồi hễ xuân về lại nở. Học lên THPT, sau khi đọc những bài văn trong sách giáo khoa, Kiều tự viết truyện và đưa cho cô giáo, bạn học đọc, góp ý. Những câu chuyện diễn ra xung quanh trường lớp, bản làng được cô học trò đưa vào trang viết thật hồn nhiên, sinh động.
Nhân kỷ niệm 1011 năm Thăng Long – Hà Nội (1010-2021), Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ đôi tiểu thuyết lịch sử "Người Thăng Long", "Khúc khải hoàn dang dở" của nhà văn Hà Ân và bộ ba tiểu thuyết lịch sử "Quê người", "Mười năm", "Quê nhà" của nhà văn Tô Hoài.
Đam mê viết lách từ khi đang học phổ thông trung học, năm lớp 10, Nguyễn Luân đã có truyện ngắn đầu tiên in trên tạp chí tỉnh Lạng Sơn. Miệt mài với con đường sáng tác, đặc biệt là sự đam mê với những đề tài viết về miền núi, đã đưa tác giả trẻ Nguyễn Luân gia nhập vào “làng văn” cuối năm 2020, trở thành một trong những gương mặt trẻ nhất của Hội Nhà Văn Việt Nam hiện nay.
Giải trí -
Trương Vui -
18:40, 20/06/2023 Chiều 20/6, tại Hà Nội, Viện Pháp Việt Nam tổ chức Buổi họp báo về chương trình biểu diễn âm nhạc “Hoàng tử bé”. Chương trình nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Pháp - Việt Nam (12/4/1973 - 12/4/2023) và 80 năm phát hành cuốn sách “Hoàng tử bé” (1943 - 2023) của nhà văn nổi tiếng người Pháp Antoine de Saint-Exupéry.
Quán cà phê viết bản thảo ở Tokyo, Nhật Bản chỉ phục vụ các nhà văn làm việc với thời hạn chặt chẽ, cung cấp động lực và sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo họ đáp ứng các thời hạn đó.
Lâu nay các nhà báo, nhà văn vẫn thường ví: “Văn chương và báo chí như hai anh em”. Vì vậy mà đội ngũ nhà báo hiện nay có rất nhiều người vừa viết báo vừa viết văn. Và ngược lại, rất nhiều nhà văn cũng tham gia viết báo. Sự thành công của họ ở cả hai lĩnh vực đã cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa văn học và báo chí của nền báo chí Việt Nam.
Đề cập về đề tài dân tộc và miền núi trong sáng tác văn học, nhiều nhà văn cho rằng, đó là một mảnh đất màu mỡ vô tận, khai thác mãi cũng không bao giờ cạn. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng các tác phẩm văn học về đề tài DTTS và miền núi vẫn còn hạn chế. Để bắt nhịp được với xu thế của văn chương, mảng văn học đề tài dân tộc và miền núi cần phải có sự chuyển mình mạnh mẽ.
Nhà văn Lê Lựu sinh năm 1942 tại Hưng Yên. Ông nổi tiếng với những tác phẩm trong văn học Việt Nam như: "Mở rừng", "Đại tá không biết đùa", "Sóng ở đáy sông", "Chuyện làng Cuội", "Một thời lầm lạc", "Thời xa vắng"... Đặc biệt, hai tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim truyền hình và điện ảnh vô cùng thành công, được khán giả biết đến rộng rãi là "Sóng ở đáy sông" và "Thời xa vắng". Sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, nhà văn Lê Lựu đã trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà vào chiều 9/11/2022.
Hai nhà văn Việt Nam vừa đoạt Giải thưởng văn học sông Mekong lần thứ 12 là nhà văn Hoàng Thế Sinh với tiểu thuyết "Cánh đồng Chum mùa hoa ban" và nhà văn Nguyễn Văn Hồng với tiểu thuyết "Pailin thời máu lửa".
Phóng sự -
Hồng Phúc -
09:46, 09/02/2021 Đỗ Bích Thúy đã trở thành một hiện tượng thú vị của văn đàn Việt với đề tài miền núi. Những núi đá, nương ngô, con ngựa, hoa tam giác mạch… cùng nét ăn, nét ở, phong tục tập quán còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, thuần phác của đồng bào Mông, Tày đã được chị đưa vào những trang văn bằng một trái tim rung cảm và một tình yêu da diết kỳ lạ…