Những năm qua, bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều cống hiến trong các phong trào ở địa phương, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thời gian qua, vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày càng được phát huy, góp phần cùng cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ bao đời nay, đối với đồng bào các DTTS ở Gia Lai, già làng, trưởng thôn, Người có uy tín… thường là đàn ông, nhưng hiện nay, các vị trí này có nhiều phụ nữ đảm nhiệm. Các nữ già làng đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng, góp phần xây dựng buôn làng ngày một khởi sắc. Một trong số đó là 2 nữ già làng, Người có uy tín ở miền biên viễn Ia Mơ, huyện Chư Prông.
Từ ngày 1/7 đến 15/8/2024, cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 (cuộc điều tra). Để cuộc điều tra về đích đúng tiến độ, ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, còn có sự đồng hành, hỗ trợ quan trọng và tích cực của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín.
Giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Lâm Đồng có 451 Người có uy tín trong đồng bào DTTS được UBND tỉnh ra quyết định công nhận. Phát huy vai trò, vị thế của mình, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều cống hiến cho quê hương bằng nhiều việc làm cụ thể.
Mới đây, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên toàn tỉnh.
Với kinh nghiệm và nhiệt huyết của mình, ông Hoàng Văn Đa, sinh năm 1958, dân tộc Tày, Người có uy tín thôn Đồng Mán, xã Lực Hành, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của bản làng.
Theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh Kon Tum, Cuộc Điều tra kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã hoàn thành 100% so với kế hoạch và thời gian sớm hơn kế hoạch đề ra. Có được những kết quả đó ngoài sự nỗ lực của các cấp, ngành, điều tra viên thì có vai trò quan trọng của những người dẫn đường, họ chính là những thôn trưởng, già làng, Người có uy tín ở các thôn, làng vùng đồng bào DTTS.
Sáng 29/8, Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Cần Thơ lần thứ IV - năm 2024 đã được tổ chức. 235 đại biểu là những người tiêu biểu đại diện cho gần 37 nghìn đồng bào DTTS toàn thành phố về dự Đại hội. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Chiều 28/8, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đã chủ trì buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai. Đoàn gồm 17 đại biểu Người có uy tín, do ông Trần Phùng - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã phát huy tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trên mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. Qua đó, góp phần xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Thời gian qua, lực lượng Công an tỉnh Tuyên Quang đã chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS trên địa bàn chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh phản bác có hiệu quả các thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; đồng thời, chung tay xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ngày 22-23/8/2024, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa đại biểu DTTS, Người có uy tín trong đồng bào DTTS sinh sống dọc tuyến biên giới năm 2024.
Ngay sau Lễ ra quân (bắt đầu từ 1/7) thực hiện cuộc Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024, đội ngũ Điều tra viên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bắt tay ngay vào công việc với tinh thần quyết tâm cao nhất. Để cuộc điều tra về đích đúng tiến độ, ngoài sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, còn có sự đồng hành, hỗ trợ quan trọng của đội ngũ già làng, Người có uy tín. Họ đã cùng với các điều tra viên "đi từng ngõ, gỗ từng nhà".
Những năm qua, tỉnh Gia Lai đã tập trung tăng cường cung cấp thông tin cho Người có uy tín để tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Qua đó, đã góp phần tạo điều kiện cho đội ngũ Người có uy tín phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình tại cơ sở.
Đồng bào DTTS của tỉnh Bình Định chủ yếu sống tập trung tại các huyện miền núi như Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão... Địa hình cách trở, một bộ phận người dân còn hạn chế trong tiếp cận chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong khi đó, các hủ tục vẫn chưa được xóa bỏ triệt để, kéo theo đó là tình trạng vi phạm pháp luật, sa vào tệ nạn xã hội do thiếu hiểu biết. Vì thế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân càng được tỉnh chú trọng.
Anh Thao Văn Dia, Người có uy tín bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều đóng góp trong việc đẩy lùi những hủ tục; vận động đồng bào thay đổi nhận thức, xóa đói giảm nghèo, xây dựng bản ngày càng phát triển. Anh là 1 trong 10 đại biểu của huyện Quan Sơn được bầu chọn đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh tới đây.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với Phòng Dân tộc huyện Sơn Động tổ chức Hội thảo “Giải pháp thực hiện chính sách về phát huy vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang".
Thời gian qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS đã phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong trong huy động sức mạnh đoàn kết người dân, thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS.
Thời gian qua, UBND quận Bình Tân đã áp dụng hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 12/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025".