Ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, bà con người Rơ Măm tin yêu già làng A Ngốc lắm. Bởi ông không chỉ giúp họ chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn giúp họ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng đời sống ngày càng phát triển.
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 về Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã phối hợp với UBND xã Mô Rai, huyện Sa Thầy tổ chức lắp đặt, bàn giao, đưa vào sử dụng 2 cụm pa nô tuyên truyền trực quan về phổ biến giáo dục pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn làng Le.
Dân tộc Rơ Măm sinh sống tập trung ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum). Đây là một trong những DTTS rất ít người của nước ta. Ở làng Le, già làng A Blong (SN 1952) được ví như “pho sử sống”, người góp công lớn làm nên diện mạo làng Le bây giờ. Già A Blong là một trong số ít Người có uy tín của tỉnh Kon Tum vinh dự được tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II, năm 2020 sắp tới.
Nhiều năm làm Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng làng Le, anh A Thái (dân tộc Rơ Măm) luôn phát huy vai trò gương mẫu, đầu tàu trong công tác xã hội, các phong trào xây dựng an ninh, trật tự vùng biên giới và phát triển kinh tế gia đình. Anh đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại bình yên cho vùng biên giới Mo Rai.
Giáo dục -
Phạm Nguyên -
18:37, 08/12/2022 Những ngày này, đồng bào Rơ Măm ở làng Le, xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum ai cũng vui mừng, khi hay tin em Y Dấp, người con của làng sẽ được vinh danh tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc tiêu biểu toàn quốc năm 2022, diễn ra vào ngày 10/12 này.
Dưới chân núi Chư Mom Ray hùng vĩ, làng Le , xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum), là nơi cư ngụ của cộng đồng người Rơ Măm. Bao năm qua, được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ bằng chính sách đặc thù của Nhà nước, đồng bào đã từng bước vươn lên xây dựng cuộc sống mới. Đáng quý, trong xu hướng phát triển hội nhập, đồng bào Rơ Măm vẫn không quên gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó nổi bật là không gian văn hóa cồng chiêng. Làng Le là nơi còn giữ được số lượng cồng chiêng nhiều nhất xã Mô Rai.
Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021- 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 744/QĐ-UBND ngày 15/11/2022 phê duyệt Đề án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dân tộc có khó khăn đặc thù (dân tộc Rơ Măm) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025.
Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện các chính sách đầu tư cho các dân tộc rất ít người, đời sống của đồng bào Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã đổi thay rõ nét. Qua đó, giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển của dân tộc Rơ Măm với các dân tộc khác trong vùng.
Sắc màu 54 -
P.Nguyên - T.Nhân -
19:35, 19/06/2023 Cùng với việc phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa mới, đồng bào Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã tích cực tham gia bảo tồn, khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hiện, đồng bào Rơ Măm ở làng Le còn lưu giữ 3 bộ cồng chiêng tập thể và 34 bộ cồng chiêng của cá nhân. Đây là ngôi làng còn lưu giữ nhiều cồng chiêng nhất hiện nay ở Kon Tum.