Từ định hướng bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS, tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động phục dựng, bảo tồn nét văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch của địa phương; trong đó thông qua nhiều lễ hội, nghi lễ truyền thống của các dân tộc thiểu số được phục dựng. Qua đó, tạo điểm nhấn, nét đặc trưng riêng để thúc đẩy sự bứt phá mới trong phát triển cho du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống cho Nhân dân.
Chuốt nhẹ bàn tay đã chai sạn vết dấu của thời gian, nghệ nhân H’Phiết Uông cặm cụi bước bên bàn gốm. Bà thì thầm với đất như thì thầm với lòng mình, với cha ông vậy. Gốm không đủ sức nuôi mình như thuở xưa nữa, nhưng những người như H’Phiết Uông, H’Lưm Uông hay H’Huyên Bhôk vẫn âm thầm với đất để mong hồi sinh làng nghề.
Có những cuộc đời đã dừng lại, nhưng họ đã tiếp sức cho nhiều cuộc đời khác được hồi sinh bằng chính một phần cơ thể mình. Có lẽ, ở nơi xa xôi đó họ hằng mong người được sống sẽ sống tiếp những tháng ngày xứng đáng nhất.
Lễ mừng chiến thắng, Lễ cầu mưa... của người Ba Na từ bao đời mang giá trị văn hóa đặc trưng, độc đáo. Việc phục dựng các nghi lễ cổ truyền của người Ba Na tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai đã góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đây không chỉ là lễ hội đặc sắc mà còn tạo sự cố kết cộng đồng bền chặt.
Phóng sự -
Việt Thắng - Khánh An -
10:16, 06/03/2023 Cơn “đại hồng thủy” năm ngoái đã gần như san phẳng bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An). Trong cơn hoạn nạn ấy, bà con ở khắp mọi miền với tinh thần lá lành đùm lá rách, hướng về Tà Cạ, để mảnh đất này sớm được hồi sinh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất cùng với UBND TP. Hà Nội xây dựng 2 đập dâng lớn trên sông Hồng, dự kiến khởi công vào giai đoạn 2026 - 2030. Một trong những mục tiêu của đề xuất là “hồi sinh” những dòng sông “chết” trên địa bàn Thủ đô. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, ý tưởng này là khó khả thi.
Xã hội -
Tiêu Dao -
18:05, 11/01/2023 Từng nổi danh với “căn bệnh lạ” khiến nhiều người tử vong và cộng đồng hoang mang, Làng Rêu nghèo khó ngày nào giờ đã trở thành nơi đáng sống.
Phóng sự -
Thanh Hải -
06:57, 19/07/2022 LTS: Tôi trở lại cổ thành Quảng Trị vào giữa mùa hè 2022, đúng tròn nửa thế kỉ, nơi đây lịch sử chọn làm cuộc đối đầu. Nửa thế kỉ đủ để thị xã Quảng Trị hồi sinh và phát triển, nhưng hậu thế cũng thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến 81 ngày đêm năm ấy. Thành cổ chưa bao giờ thôi thổn thức bởi những nhịp đập dưới lòng đất thiêng vẫn thầm thì theo gió mưa, theo tháng năm; hiện hình qua từng di vật, nhành cây, ngọn cỏ…
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã làm sống lại loại virus mà họ tin là loại virus cổ xưa nhất từng được hồi sinh.
Có một thời, bưởi Phúc Trạch được Chính phủ Pháp tặng mề đay trong cuộc đấu xảo quả ngon toàn Đông Dương năm 1938, đứng trước nguy cơ “tuyệt chủng”. Và cũng có một giai đoạn, giữa mùa bưởi mà ở làng Phúc Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh), người dân không “bói” ra một quả bưởi để mời khách. Nay, với công nghệ thụ phấn bổ sung, bưởi Phúc Trạch đã hồi sinh, cho những mùa quả ngọt...
Xã hội -
Khánh Thư -
07:29, 07/02/2022 Những ngôi nhà mới được dựng lên từ sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và sự chung tay của toàn xã hội; một sức sống mới đang dần hồi sinh trên những vùng đất đã trải qua nhiều mất mát do thiên tai. Tết đến, Xuân về, ai cũng ấp ủ niềm tin rằng, khó khăn sẽ nhanh qua, cuộc sống sẽ bình thường trở lại.
Đồng bào Ê đê đặt cho buôn căn cứ cách mạng Ea M’droh, xã Ea M’droh, huyện Cư M’Gar (Đăk Lăk) là buôn Cháy. Bởi trong kháng chiến, buôn Ea M’droh từng bị phóng hỏa thiêu rụi. Đất nước thống nhất, xây dựng lại từ đống tro tàn, “buôn Cháy” từng ngày khởi sắc, căng tràn sức sống.