Media -
Vàng Ni -
22:07, 14/08/2024 Lên với vùng biên giới xa xôi của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, ta thấy những những người phụ nữ Hà Nhì Hoa trong trang phục sặc sỡ như những bông hoa rừng. Khác với sự đơn giản, nhã nhặn của trang phục người Hà Nhì Đen, trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa cầu kỳ, sặc sỡ mang đậm bản sắc của người DTTS nơi thượng nguồn sông Đà. Đến nay những bộ trang phụ truyền thống này đã được những người phụ nữ Hà Nhì thêu, may sẵn, tạo thành sản phẩm hàng hóa cung cấp cho những người bận rộn, đây là cách làm mới giúp đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống và gia tăng thu nhập.
Là xã vùng cao biên giới cách trung tâm huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khoảng 80km, Y Tý thuộc diện xã đặc biệt khó khăn với gần 800 hộ gia đình các dân tộc Mông, Hà Nhì, Dao, Giáy sinh sống tại 16 thôn, bản. Trong đó, đông nhất là cộng đồng người Hà Nhì, chiếm tới 70% dân số toàn xã. Chính vì thế, chính quyền xã Y Tý đã xác định du lịch là một trong ba bước đột phá để phát triển kinh tế và vận động Nhân dân tham gia phát triển du lịch.
Media -
BDT -
08:06, 24/06/2024 Người Hà Nhì sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao Tây Bắc. Cho đến nay, đồng bào dân tộc Hà Nhì vẫn giữ được nhiều nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc, trong đó có Lễ hội Khô già già. “Khô già già” theo tiếng Hà Nhì có nghĩa là “bội thu”. Đây là lễ hội cầu mùa, cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc Hà Nhì.
Những ngôi nhà trình tường thấp thoáng dưới màn mây trên các rẻo cao của tỉnh Lai Châu được mọi người đặt cho cái tên mộc mạc là những ngôi “nhà nấm”. Đây chính là điểm ấn tượng nhất để lại trong lòng du khách khi đến thăm những bản làng của người Hà Nhì vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, nhưng quá trình phát triển và hội nhập, những ngôi nhà trình tường với kiến trúc độc đáo này đang ngày một ít dần.
Đã từng một thời đắm chìm trong làn khói của “nàng tiên nâu”, đẩy cả gia đình vào bờ vực thẳm, nhưng rồi người đàn ông dân tộc Hà Nhì đã bừng tỉnh, quyết tâm cai nghiện thành công. Rồi ông đi khắp các bản làng vùng cao để sưu tầm, ghi chép những bài hát, điệu múa, những áng sử thi của người Hà Nhì để truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Trước nguy cơ mai một bởi nhiều luồng văn hóa ngoại lai, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu lựa chọn xã Ka Lăng làm điểm thành lập Câu lạc bộ dân ca, dân vũ dân tộc Hà Nhì.
Tận dụng ưu thế của nền tảng mạng xã hội, những “Tiktoker” trẻ tại tỉnh Điện Biên đã làm nên nhiều video “triệu view” để truyền tải thông điệp và quảng bá hình ảnh của quê hương đến với bạn bè, du khách gần xa. Nhờ đó, hình ảnh đẹp của Điện Biên được lan tỏa rộng rãi đến với đông đảo bạn bè, du khách trong nước và quốc tế. Kênh Tiktok Hani Chang của cô gái dân tộc Hà Nhì - Chang Khừ Pứ là một ví dụ.
Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Hà Nhì chiếm khoảng gần 4% dân số toàn tỉnh. Trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa của một số dân tộc đứng trước nguy cơ mai một. Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt thực hiện Nghị quyết số 04/NQ/TU ngày 17/2/2021 của Tỉnh ủy Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, đồng bào Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà đã nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Media -
Hà Minh Hưng -
10:25, 16/11/2022 Tết Hồ Sự Chà của người Hà Nhì các xã Tá bạ, Ka Lăng, Thu Lũm huyện Mường Tè Lai Châu năm nay bắt đầu vào ngày 12/11 dương lịch (ngày con rồng tháng 10 âm lịch). Đây là dịp mùa màng đã thu hoạch xong, thóc đã yên trong bồ, lợn trong chuồng đến kỳ chắc thịt. Với người Hà Nhì, Tết truyền thống Hồ Sự Chà, nhà nào cũng mổ lợn, đồ xôi, giã bánh dày, mặc quần áo đẹp đi chơi, vui văn nghệ…
Giữa tháng 10 đầu tháng 11 hằng năm, những bản làng người Hà Nhì ở Mường Tè (Lai Châu) lại tưng bừng vui Tết Hồ Sự Chà. Đây là Tết truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Hà Nhì.
Năm 2020, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở các xã vùng cao biên giới Ka Lăng, Thu Lũm, Tá Bạ, Mù Cả của huyện Mường Tè (Lai Châu) nô nức ăn Tết cổ truyền bắt đầu từ ngày 21/11, tức ngày 7/10 âm lịch. Đây là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi và các gia đình đi chúc Tết lẫn nhau sau một năm lao động, thu hoạch mùa vụ.
Người Hà Nhì ở xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) quan niệm, thế giới thần linh rất quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Tất cả những sự vật, hiện tượng xung quanh đời sống đều được phong thần như: Thần Núi, thần Rừng, thần Bản, thần Sấm, thần Mưa, thần Nương... Nhưng vị thần ngự trị cao nhất, nhiều quyền lực nhất chính là Trời. Vì vậy, đồng bào có tục cúng trời để tạ ơn các thần đã ban phát cho bản làng trù phú, ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và cầu an lành trong năm tới.
Nằm cạnh trung tâm xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) với tứ bề là núi, đồi bao bọc, bản Tả Kố Khừ có số hộ và số dân đông nhất trong xã với 108 hộ, gần 520 nhân khẩu.
Nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa cộng đồng người Hà Nhì ở các xã, bản trên biên giới Tây Bắc, huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã tổ chức “Lễ hội văn hóa Tết cổ truyền dân tộc Hà Nhì” cho người dân 4 xã: Leng Su Sìn, Chung Chải, Sín Thầu và Sen Thượng.
Mỗi người chọn một việc tốt là cách làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở xã Thu Lũm (Mường Tè, Lai Châu) nơi biên cương Tổ quốc.
Media -
Hà Minh Hưng -
22:46, 16/04/2022 Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2022 được tổ chức từ 14-17/4, tại Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu, với nhiều không gian tái hiện đậm nét văn hóa một số dân tộc. Tới đây, du khách được hoà mình vào không gian văn hóa để trải nghiệm, khám phá những giá trị văn hoá độc đáo của các dân tộc như: Hà Nhì, Mảng, Lào, Lự, Dao..
Dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè có nhiều phong tục đặc sắc, trong đó có Tết mùa mưa-một trong bảy cái Tết trong năm theo phong tục cổ truyền. Tết mùa mưa hay còn gọi là Dlé k’hù trà, được tổ chức định kỳ vào tháng 6 âm lịch hằng năm, khi cây lúa đã vào thì con gái. Ngày khai lễ bao giờ cũng là ngày Hợi đầu tiên trong tháng.
Trong cộng đồng người Hà Nhì, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn khá nặng nề.