Theo đánh giá, việc ban hành chính sách hỗ trợ giáo dục theo vòng đời học tập sẽ tạo cơ hội công bằng cho các DTTS trong tiếp cận giáo dục, từ đó từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chính sách hỗ trợ theo vòng đời sẽ hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng, bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Để thụ hưởng một số chính sách hỗ trợ học tập, học sinh, sinh viên ở vùng đòng bào DTTS và miền núi phải đáp ứng điều kiện gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Quy định này cần được xem xét điều chỉnh để bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách, bởi khoảng cách giữa nghèo và không nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi rất mong manh.
Hiện có rất nhiều chính sách hỗ trợ giáo dục được triển khai ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; tuy nhiên chưa có sự nhất quán trong nội dung chính sách, nhất là về mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, hình thức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ. Do đó, việc thống nhất quy định về nội dung chính sách là cần thiết để phát triển giáo dục ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, bảo đảm sự công bằng trong thực thi chính sách.
Với những quyết sách đúng đắn, giải pháp phù hợp triển khai thực hiện trong một thời gian dài, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ninh đã thoát khỏi diện khó khăn. Lộ trình tiếp theo của tỉnh là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững trong khu vực này nhằm thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch vùng, miền; đồng thời cải thiện rõ nét về chất lượng đời sống của Nhân dân. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chính sách đặc thù cho từng lĩnh vực mang tính chiến lược và lâu dài.
Sau hơn ba giờ đồng hồ vừa cuốc bộ, vừa leo trèo, vừa "bò" qua những triền đất lở trơn nhẫy bởi trời mưa, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy xóm Khuôn Vình nằm tít trên “đỉnh trời” ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển. Xóm mấy chục nóc nhà, nằm rải rác trên mấy đỉnh núi xa mờ, mái thâm đen, vách liêu xiêu vì thời gian. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho bọn trẻ con, khổ quá thành quen, điều trăn trở lớn nhất là làm thế nào để các học sinh dân tộc Mông, Dao, Giáy ở đây sẽ trưởng thành, ra khỏi thôn bản tiếp tục trau dồi kiến thức rồi quay lại giúp bản làng của mình đỡ khổ, đỡ nghèo.
Trong những năm gần đây, bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bình Phước luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi. Thông qua việc được đào tạo, nâng cao năng lực, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Với hơn 72 nghìn người là đồng bào DTTS, gồm 35 dân tộc, chiếm 5,8% dân số toàn tỉnh, những năm qua, Khánh Hòa đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực để phát triển vùng đồng bào DTTS, miền núi. Lĩnh vực giáo dục của tỉnh Khánh Hòa đã có những chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả.
Dân tộc Nùng thuộc nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó giai đoạn 2021-2025, theo danh sách phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại QĐ số 1227/QĐ0TTg, được thụ hưởng nhiều nội dung tại Tiểu dự án 1, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Thông qua việc thực hiện các nội dung được đầu tư, đã tạo cơ hội để đồng bào Nùng giữ gìn và phát huy nhiều nét đẹp, bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày.
Những năm qua, Yên Bái luôn quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục vùng DTTS và miền núi với nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt và nhân văn. Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa đặc biệt, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng DTTS trên địa bàn tỉnh.
Tin tức -
Văn Hoa -
06:40, 27/11/2023 Nhằm đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục, nguồn nhân lực vùng DTTS, thời gian qua, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và đã được nhiều kết quả tích cực.
Tin tức -
Hải Phong - Vũ Hường -
06:03, 18/11/2023 Tối 17/11/2023, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023.
Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-CP ngày 05/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nước CHDCND Lào, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc tế với các tỉnh nước CHDCND Lào trên nhiều lĩnh vực. Trong những năm qua, công tác đào tạo lưu học sinh Lào luôn là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh Sơn La trong hợp tác về giáo dục và đào tạo với các tỉnh nước CHDCND Lào. Theo đó, đã có hằng nghìn du học sinh Lào được học tập, đào tạo tại tỉnh Sơn La.
Không quá xa lạ khi nhắc đến Hà Kiên Trung, chàng trai người dân tộc Tày sinh ra và lớn lên tại quê hương giàu truyền thống cách mạng (xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Năm 2022, Hà Kiên Trung đã vượt qua hàng nghìn các đối thủ cạnh tranh khác và nhận được suất học bổng 8 tỷ đồng, vào thẳng trường đại học Wesleyan University, trường đại học danh giá nằm trong top uy tín nhất của Mỹ.
Việc thực hiện mô hình “Đồng hành cùng ký túc xá biên cương” của các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Môn Sơn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An) trong thời gian qua, đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thời gian qua, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, các địa phương khu vực Tây Bắc còn chú trọng triển khai nhiều chương trình, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục ở vùng DTTS và miền núi. Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy trong các trường học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh, mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Thời gian qua, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Lào Cai còn chú trọng triển khai nhiều chương trình, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Tin tức -
Văn Hoa -
08:05, 01/11/2023 Nhằm đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) và đã được nhiều kết quả tích cực.
Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) đã nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người vùng DTTS, trong đó đặc biệt chú trọng đảm bảo quyền được học tập và đáp ứng nhu cầu đào tạo cho con em đồng bào các DTTS, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương.
90 đệm ngủ, 67 suất học bổng và nhiều trang thiết bị phục vụ học tập với tổng giá trị hơn 70 triệu đồng vừa được Quỹ Thiện Nguyện BNI 5P Chapter trao đến tận tay học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) vào ngày 14/10.
Trong văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo 100% học sinh các trường, lớp bán trú và dân tộc nội trú phải được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi.