Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thái Nguyên: Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thảo Khánh - 16:39, 04/09/2024

Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, trong đó có lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển, sự nghiệp giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã có những chuyển biến rõ nét.

Ký túc xá Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Phú Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên được nâng cấp sửa chữa với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng, từ nguồn vốn chương trình MTQG về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi
Ký túc xá Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Phú Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên được nâng cấp sửa chữa với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng, từ nguồn vốn Chương trình MTQG về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thời gian qua, bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, tỉnh Thái Nguyên còn chú trọng triển khai nhiều chương trình, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục ở vùng DTTS và miền núi.

Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 688 cơ sở giáo dục, gồm: 245 trường mầm non, 205 trường tiểu học, 191 trường trung học cơ sở, 36 trường trung học phổ thông, 09 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, 01 trung tâm GDTX cấp tỉnh và 04 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, 177 trung tâm học tập cộng đồng. Trong tổng số trường trên toàn tỉnh, thì có 06 trường phổ thông dân tộc nội trú và 11 trường phổ thông dân tộc bán trú (TH 03 trường, THCS 08 trường).

Tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Phú Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm học 2024 - 2025 trường có tổng số 374 học sinh. Để đảm bảo về cơ sở vật chất, phục vụ tốt cho công tác dạy và học, ngay từ khi kết thúc năm học 2023 - 2024, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch trình các ngành chức năng, để tiến hành tu sửa, nâng cấp khu ký túc xá, nhà ăn, xây nhà kho chứa lương thực và các công trình phụ trợ khác, nhằm đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và học tập của các em.

Cô giáo Phan Thị Thúy An, chuẩn bị trang cấp hiện vật và học phẩm cho các em học sinh tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Cô giáo Phan Thị Thúy An, chuẩn bị trang cấp hiện vật và học phẩm cho các em học sinh tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Cô Đỗ Thị Thu Hường, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Phú Lương, cho hay: Các em học sinh đều là con em đồng bào DTTS, hoàn cảnh khó khăn, kinh tế gia đình chủ yếu làm nông nghiệp. Trong những năm qua, Nhà trường đã thực hiện đảm bảo đầy đủ chế độ chính sách cho các em học sinh theo Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú; Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc; Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ về "chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người"; Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về thực hiện hỗ trợ tiền ăn cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý nên phụ huynh yên tâm gửi con học tập và sinh hoạt tại Trường.

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Phú Lương đi vào hoạt động từ năm học 2013-2014 đến nay, sau 11 năm, các công trình bị xuống cấp, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sinh hoạt, nghỉ ngơi, học tập của học sinh. Đặc biệt là khu ký túc xá, nhà ăn của các em học sinh. Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, vui chơi đảm bảo an toàn trong công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng các em học sinh nội trú, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Phú Lương tham mưu với UBND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Phòng Dân tộc và Phòng GDĐT huyện Phú Lương quan tâm đầu tư, sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục công trình đã bị xuống cấp để đảm bảo an toàn cho các em học sinh (khu nhà ở nội trú; hệ thống nước; thiết bị điện…).

Tháng 01 năm 2023, từ nguồn kinh phí Chương trình MTQG về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Nhà trường đã được sửa chữa nhà ăn, nhà ở nội trú 3 tầng (thay mới hệ thống cửa và nâng cấp hệ thống nước sinh hoạt) với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng; tháng 6 năm 2023, Nhà trường được xây dựng kho chứa lương thực với tổng kinh phí 1 tỷ đồng; tháng 7 năm 2024, Nhà trường được nâng cấp, sửa chữa, cải tạo khu vực KTX với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng. Qua đó góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt, vui chơi, đáp ứng nhu cầu học tập, đời sống của các em học sinh ở ngôi nhà nội trú Phú Lương.

Còn tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, toàn huyện hiện có 60 trường ở 3 cấp học (mầm non, tiểu học, THCS) trong đó, cấp mầm non có 40 điểm trường; tiểu học có 37 điểm trường và cấp THCS có 2 điểm trường. Đường đến các điểm trường đã được đổ bê tông đạt gần 100% số tuyến; các phòng học đã được xây dựng kiên cố, đảm bảo 1 phòng học/1 lớp; học sinh được học tập và sinh hoạt trong điều kiện vật chất, thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 3 trường THPT được đầu tư khang trang, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu học tập của con em địa phương.

Cô Nguyễn Thị Thảo, giáo viên môn tin học đang kiểm tra toàn bộ máy tính, để chuẩn bị cho năm học mới 2024 – 2025, Trường THCS Dân Tiến, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai.
Cô Nguyễn Thị Thảo, giáo viên môn Tin học đang kiểm tra toàn bộ máy tính, để chuẩn bị cho năm học mới 2024 – 2025, Trường THCS Dân Tiến, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai

Cô giáo Đinh Thị Phương Hằng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Thần Sa, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên, cho biết: Năm học 2024 - 2025, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Thần Sa, huyện Võ Nhai có 182 học sinh theo học với tỷ lệ học sinh người DTTS là 100%. Trong đó, 40% học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo, trên 2/3 (115/182) học sinh đang ở bán trú tại Trường.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống, những năm qua, từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau, cơ sở vật chất Nhà trường đã được đầu tư đồng bộ, bao gồm trường lớp học với đầy đủ trang thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, khu vực ký túc xá, bếp ăn… Ngoài ra, thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, các học sinh nơi đây cũng đã được hỗ trợ các khoản chi phí học tập, từ đó giúp các em có thêm động lực đến trường.

Ông Nguyễn Văn Mùi, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ: Để đảm bảo cơ sở vật chất cho năm học mới, ngay khi kết thúc năm học 2023-2024, Phòng GDĐT chỉ đạo các nhà trường tập trung rà soát toàn bộ điều kiện phục vụ dạy học, để kịp thời chỉnh trang, sửa chữa lớp học, kịp thời mua sắm các trang thiết bị dạy học, đảm bảo đủ định mức theo quy định.

Các cô giáo Trường Mầm non Phương Giao, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai vệ sinh trường lớp, khu vui chơi, để chuẩn bị cho các cháu đón đón năm học mới.
Các cô giáo Trường Mầm non Phương Giao, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai vệ sinh trường lớp, khu vui chơi, để chuẩn bị cho các cháu đón đón năm học mới.

“Trong dịp hè vừa qua, toàn huyện đã tổ chức sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất cho 5 trường từ các nguồn, như: Chương trình quốc gia nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, nguồn sự nghiệp giáo dục, xã hội hóa giáo dục với tổng kinh phí 22,390 tỷ đồng”, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Võ Nhai, cho biết thêm.

Như vậy, trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục vùng DTTS và miền núi ở các cấp học. Trong đó phấn đấu ít nhất 8% học sinh DTTS được học tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú. Với sự đầu tư kịp thời cho các trường, điểm trường vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hà Giang: Nhiều khó khăn trong năm học mới cần có giải pháp khắc phục

Hà Giang: Nhiều khó khăn trong năm học mới cần có giải pháp khắc phục

Mới đây, tại phiên họp thứ II, Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục Hà Giang giai đoạn 2023-2030 đã nêu lên nhiều vấn đề còn tồn tại, thách thức đối với giáo dục Hà GIang, trong đó, là tình trạng thiếu trên 2.000 giáo viên trước thềm năm học mới cần có giải pháp khắc phục.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực phát triển, tạo không gian phát triển mới; quy định, chính sách nào tốt nhất cho đất nước thì cương quyết làm.
Trực tiếp tiếp cận hiện trường tìm kiếm nạn nhân thứ 9 bị vùi lấp do sạt lở đất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Trực tiếp tiếp cận hiện trường tìm kiếm nạn nhân thứ 9 bị vùi lấp do sạt lở đất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Media - Tuấn Ninh - Mạnh Hà - 13 giờ trước
Sau nhiều ngày đường đi huyện Lục Yên chia cắt vì giao thông tê liệt, ngày hôm nay chúng tôi mới có thể tiếp cận hiện trường vụ sạt lở đất xảy ra lúc 2h sáng ngày 10/9 tại thôn Át Thượng, xã Minh Xuân.
Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (CĐ Vietcombank) ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (CĐ Vietcombank) ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Xã hội - Khánh Sơn - 23:01, 14/09/2024
Trước những ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra đối với nhiều tỉnh, thành miền Bắc thời gian qua, Công đoàn Vietcombank ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ.
“Trung thu năm nay đối với các cháu đang sống trong vùng lũ lụt, sạt lở, cần được quan tâm đặc biệt”

“Trung thu năm nay đối với các cháu đang sống trong vùng lũ lụt, sạt lở, cần được quan tâm đặc biệt”

Thời sự - Lê Hường - 23:00, 14/09/2024
Đó là ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Chương trình Trung thu cho em “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” với chủ đề “Trung thu cùng bạn vui đến trường”, tối 14/9 (tức 12/8 âm lịch) tại Tp.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 22:58, 14/09/2024
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ không ngừng quan tâm triển khai đồng bộ hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đầu tư cơ sở hạ tầng trường lớp học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Những trận mưa lớn từ nhiều ngày trước kết hợp thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến hàng trăm mét khối gỗ của các xưởng gỗ phía thượng nguồn bị cuốn trôi về hạ du. Tại thời điểm này, dù mưa đã ngừng, lũ đã rút dần nhưng lưu lượng nước đổ ra sông Chảy qua địa phận xã Hán Đà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn rất xiết và vô cùng nguy hiểm.
Những hòn than nguội ngắt!

Những hòn than nguội ngắt!

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 22:55, 14/09/2024
UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) vừa ban hành Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 chủ tịch xã vì lơ là trong công tác phòng chống bão lũ. Giữa thời điểm “nước sôi lửa bỏng”, khi mà vấn đề phòng chống mưa lũ, sạt lở đất liên tục được nâng mức cảnh báo nguy hiểm, thì các ông lại bỏ nhiệm sở đi đâu và làm gì?
Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Media - Tuấn Ninh - Mạnh Hà - 22:46, 14/09/2024
Những trận mưa lớn từ nhiều ngày trước kết hợp thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến hàng trăm mét khối gỗ của các xưởng gỗ phía thượng nguồn bị cuốn trôi về hạ du. Tại thời điểm này, dù mưa đã ngừng, lũ đã rút dần nhưng lưu lượng nước đổ ra sông Chảy qua địa phận xã Hán Đà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn rất xiết và vô cùng nguy hiểm.
Trao không gian đọc sách, sinh hoạt Đội và tặng quà Trung thu cho thiếu nhi Đắk Lắk

Trao không gian đọc sách, sinh hoạt Đội và tặng quà Trung thu cho thiếu nhi Đắk Lắk

Xã hội - Lê Hường - 20:11, 14/09/2024
Chiều 14/9, tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức khánh thành “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của Chương trình Trung thu cho em và “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” do Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ xã

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ xã

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 20:05, 14/09/2024
Ngày 14/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai giảng 2 lớp đào tạo tiếng DTTS (tiếng Ê Đê) cho cán bộ công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Cư M’gar và huyện Krông Bông. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính dự khai giảng tại huyện Cư M’gar; Phó trưởng Ban Dân tộc Hà Huy Quang dự khai giảng tại huyện Krông Bông.
Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Tìm trong di sản - Ngọc Chí - 19:56, 14/09/2024
Nhằm bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng người DTTS, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối hợp với UBND thị trấn Đăk Tô mở lớp truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang và các bài chiêng truyền thống cho thanh niên ở Khối phố 1, thị trấn Đăk Tô.